Sự Vô Tâm Của Con Cái Với Cha Mẹ đã ở Mức Báo Động?
Có thể bạn quan tâm
Người Việt Nam luôn tỏ ra tự hào vì mình có truyền thống hiếu nghĩa, kính trên nhường dưới. Ấy vậy mà chẳng hiểu sao, những câu chuyện kiểu bố mẹ bị các con đùn đẩy nhau nuôi phải nằm ở vỉa hè, hay phải đi nhặt rác ăn đang ngày càng nhiều. Mới đây, trên facebook của bạn Nguyễn Mai Công Sơn, một câu chuyện buồn tương tự về cái sự "nước mắt chảy xuôi" này lại khiến nhiều người "cay mắt", đắng lòng.
Trên đời này chỉ có cha mẹ là yêu thương con vô điều kiện
“2 giờ sáng, đang ăn thì thấy xuất hiện một ông cụ mặc bộ đồ ngủ màu trắng sọc caro, một tay cầm túi nilong, một tay chống gậy lụ khụ vừa đi vừa ra hiệu xin đi nhờ bằng những cử chỉ vẫy tay yếu ớt mỗi khi thấy có xe chạy ngang qua. Nhưng không có bất kì xe nào chịu dừng thậm chí họ còn chẳng buồn nhìn và quan tâm xem một ông lão già cả, ốm yếu ấy đang bị sao và vẫy tay vì gì, cần gì. Tới trước cửa quán, ông dừng lại hỏi mình mấy giờ, sau đó lại tiếp tục những bước đi chậm rãi, yếu ớt. Bỏ dở tô phở, chạy lại hỏi thì ông cho biết đang cần quá giang xuống Ngã tư Giếng nước.
Khi gặp khó khăn trắc trở, hay khi cả thế giới đều quay lưng với con, thì cha mẹ vẫn luôn ở bên che chở, vỗ về con. (Ảnh nguồn: HaHuyTapNhaTrang)
Hỏi lí do vì sao giữa đêm hôm khuya vầy cần xuống đó thì ông vừa víu tay mình vừa nói lí do cần xuống để bắt xe buýt đi viện do ông quá đau phổi, và không thể chịu nổi nữa. Nhận lời chở ông đi, trên đường vừa đi vừa hỏi nên ông trả lời tên Mai, năm nay ngoài 77 tuổi và là thương, bệnh binh. Hỏi ông không có con cháu hay sao mà lại tự đi bệnh viện giờ này thì biết ông đầy đủ con, cháu nhưng đều sinh sống và làm việc tại Bà Rịa. Ông ở Vũng Tàu cùng với bà, nhà chỉ có hai ông bà nhưng sức khoẻ bà yếu hơn cả ông (ngoài 75 tuổi) và cũng đã lãng tai nên ông đành tự đi xuống viện một mình. Tiếp tục hỏi sao ông không nói con mua cho cái điện thoại để mỗi khi đau ốm hay có gì đột xuất còn liên lạc cho dễ và tiện thì ông trả lời bằng giọng run run: “lễ vừa rồi chúng nó có về thăm, biết rõ tôi bệnh từ vài năm nay nhưng chưa một lần đưa tôi đi khám vì chúng nó bận quá không có thời gian. Chúng nó nói thế thì dù có điện thoại cũng bằng thừa cả thôi, số tôi khổ lắm chú ơi”. Chạy tới Ngã tư Giếng nước, ông vẩy vẩy tay vào vai xin xuống, mình từ chối và nói ông cứ yên tâm ngồi trên xe, mình sẽ chở ông tới trước cửa bệnh viện. Tới nơi, mời ông đi ăn và uống gì đó thì ông từ chối và kêu có để sẵn 2-3 cái bánh quy trong túi rồi, đói thì lấy ra ăn, nhất quyết ko nhận lời mời của mình. Mình còn cẩn thận gửi ông vài đồng để chi trả viện phí nhưng ông không nhận với lí do “tôi có đủ 80 nghìn để khám rồi, giấy chuẩn đoán bệnh/đơn thuốc bác sĩ cho hôm trước cũng mang theo cả ở đây”. nghe thấy thế mình vẫn rút bóp ra đưa thêm ông vài đồng nhưng ông vẫn nhất quyết không cầm và không cần thêm bất cứ sự trợ giúp nào của mình ngoài việc xin đi nhờ. Nán chân lại trước cổng bệnh viện chờ ông đi vào hẳn mới định về thì chị quán nước tới đứng cạnh, nói: “ông cụ hay tới viện giờ này lắm, nhưng sao mỗi lần lại một người khác chở tới, mấy lần trước cũng toàn người đi đường như em cho quá giang tới thôi”. Nghe xong, chợt giật mình vì không nghĩ rằng những thứ bấy lâu nay hay đọc trên báo, trên mạng lại xảy ra ngay trước mắt bản thân. Sự vô tâm đến lạnh người của những phận làm con, sự thản nhiên, bơ đi của những người đi đường và nỗi buồn khó tả hết bằng lời của những người làm cha, mẹ như ông cụ trong ảnh.. Có những thứ bản thân đang có tưởng chừng như đơn giản, tầm thường nhưng đó lại là ước mong của biết bao người khác... Sáng khám xong, ông đứng đón xe buýt từ bệnh viện về lại ngã ba Chí Linh, tuy nhiên xe buýt không có tuyến đi ngang qua nhà nên ông phải đi bộ khá xa từ ngã ba vào tới nhà. Nhà ông nằm trong khu chợ ở đường Nguyễn Hữu Cảnh. Ai tình cờ thấy ông có thể cho ông đi nhờ về coi như một phần giúp đỡ ông.”
Phận làm con chớ làm cha mẹ buồn phiền (Ảnh nguồn: WebTreTho)
"Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể”, nhưng nhiều người đang mải miết với công việc mưu sinh, với bộn bề cuộc sống mà quên mất rằng mình có cả tình thương, nghĩa vụ và trách nhiệm phải phụng dưỡng cha mẹ già. Những câu chuyện buồn tương tự như trên đang ngày càng nhiều lên, liệu có khiến nhiều người giật mình nhìn lại bổn phận làm con của mình chăng. Ai cũng có những bao biện riêng cho mình để dễ dàng tặc lưỡi phủi trách nhiệm với cha mẹ. Nhưng bạn có phiền lòng không khi còn viện lý do kiếm tiền, chăm con mà bỏ bê cha mẹ hoặc để các cụ "ăn bát sứt" như một câu chuyện cuộc sống đã răn dạy con người. Có ai muốn cuối đời, mình cũng sẽ chỉ được ăn cơm trong bát sứt hoặc sống cảnh cô đơn? Mượn một cái tít phim lãng xẹt nhưng ăn khách đang khiến các bạn trẻ phát cuồng vì nó mà cũng chẳng có thời giờ dành cho gia đình, bố mẹ để kết chuyện này rằng: "Tiền không có lỗi, lỗi tại... những đứa con vô tâm và ham tiền".
Nguồn: FB Nguyễn Mai Công Sơn
Từ khóa » Sự Vô On Của Con Cái đối Với Cha Mẹ
-
Con Cái Vô ơn Là Bởi Cha Mẹ Trót Bao Bọc Quá Nhiều - DKN News
-
Mối Quan Hệ Cha Mẹ Và Con Cái Trong Gia đình
-
Nghị Luận Xã Hội: Trách Nhiệm Của Con Cái đối Với Cha Mẹ
-
Vô Cảm Với Người Thân Trong Gia Đình: Nguyên Nhân Và Cách ...
-
'Sự Thấu Hiểu Của Con Cái đối Với Cha Mẹ' Vào đề Thi Học Sinh Giỏi ...
-
Nghị Luận Xã Hội: Trách Nhiệm Của Con Cái đối Với Cha Mẹ
-
Sự Vô On Của Con Cái đối Với Cha Mẹ
-
Những đứa Trẻ Vô ơn Vì Cha Mẹ Nuông Chiều - VnExpress
-
Nghị Luận Xã Hội Về Vấn đề Trách Nhiệm Của Con Cái đối Với Cha Mẹ
-
Nêu Suy Nghĩ Của Bản Thân Về Cách Cư Xử Vô Tâm, Vô Cảm Của Con ...
-
Nghị Luận Về Tình Cảm Giữa Cha Mẹ Và Con Cái (5 Mẫu) - Văn 9
-
Cha Mẹ Bao Bọc Quá Nhiều, Con Cái Sẽ Vô ơn? - Phụ Nữ Mới
-
[Nghị Luận Xã Hội] Bàn Về Thái độ Cần Có Của Con Cái đối Với Cha Mẹ
-
"Sự Thấu Hiểu Của Con Cái đối Với Cha Mẹ" được đưa Vào đề Thi ở ...