Cha Mẹ Và Con Cái, Ai 'nợ' Ai? - VnExpress
Vào đầu năm 2019, một người đàn ông Ấn Độ tên Raphael Samuel đã làm dậy sóng dư luận nước này về việc anh ta kiện cha mẹ ra toà vì đã sinh ra anh ta.
Người đàn ông Ấn Độ này tuyên bố: "Nếu chúng ta được sinh ra mà không có sự đồng ý của chúng ta, thì chúng ta nên được nuôi dưỡng trợ cấp suốt đời. Chúng ta nên được cha mẹ chi trả cho tiền để sống, tồn tại".
Anh chàng này này đưa giả thuyết rằng, giả sử ai đó không xin phép bạn trước mà đã bắt cóc và đưa bạn đến một thế giới mới, nơi cuộc sống ồn ào, khó hiểu và đầy đau khổ, thì bạn có kiện họ không? Và cách cha mẹ làm điều này chính là sinh bạn ra.
>>'Sinh con để hưởng thú vui làm cha mẹ là ích kỷ'
Mẹ của anh ta nói: "Tôi rất ngạc nhiên với sự ngoan cường của con trai tôi, nó cương quyết muốn đưa cha mẹ ra toà mặc dù đã biết cha mẹ mình đều là luật sư. Nếu Raphael có thể đưa ra được bằng chứng cũng như lời giải thích hợp lý về việc làm thế nào để chúng tôi có thể xin sự đồng ý được sinh Raphael ra trước khi mang thai nó, thì tôi sẽ chấp nhận lỗi của mình".
Tôi xin kể lại một câu chuyện liên quan đến chủ đề gần đây mà diễn đàn đang tranh luận. Tôi thấy các trong các bài viết về chủ đề "Cha mẹ già vào viện dưỡng lão hay ở với con cái để được báo hiếu" đều đặt ra vấn đề: Cha mẹ và con cái, ai nợ ai?
Kể từ ngày giao lưu, hội nhập với phương Tây, chúng ta có cái nhìn đa chiều, cởi mở hơn trong mọi vấn đề. Họ xem rằng việc sinh con là lựa chọn của cha mẹ, đứa con không có quyền lựa chọn nên khi cặp cha mẹ nào sinh con ra thì việc nuôi đứa con đó đến 18 tuổi là trách nhiệm dân sự. Việc sinh ra và nuôi dưỡng đứa con không được xem là một loại ân huệ.
Tuy nhiên, theo tôi quan niệm này không thực sự phù hợp với văn hóa Việt và tình cảm nhân loại nói chung. Mối quan hệ cha mẹ - con cái là những giá trị đạo đức cơ bản, mang tính phổ quát và thiêng liêng. Làm sao có thể xem như một mối quan hệ ràng buộc ở mức dân sự để tính chuyện sòng phẳng với nhau?
Cũng như câu trả lời của bà mẹ Raphael, bố mẹ sinh chúng ta ra mà không thể "xin được sự đồng ý"- cũng như chính bố mẹ cũng được ông bà sinh ra mà chẳng có "sự đồng ý" nào. Nếu đời sau cứ đòi cái "sự đồng ý đó" thì làm gì loài người phát triển như hôm nay?
Tôi hiểu rằng dụng ý chính của Raphel là chỉ trích những nhiều người sinh con ra chỉ để thoả mãn niềm vui và quyền lợi của họ chứ không nghĩ đến con. Họ sinh ra nhưng bỏ mặc không nuôi, không chu cấp, thậm chí đánh đập, tra tấn, xem đứa con như cái gai trong mắt.
>> Hiếu thảo không phải là nghĩa vụ
Ở một góc nhìn khác, giáo lý nhà Phật có dạy, con người hội ngộ là do duyên nợ từ kiếp trước. Mối nhân duyên giữa con cái và cha mẹ cũng không phải ngoại lệ.
Giáo lý này có dạy về luật nhân quả báo ứng hay nhân quả luân hồi. Số kiếp là để chỉ duyên nợ từ kiếp trước. Đạo Phật thường nói rằng nếu không duyên nợ nhau thì làm sao gặp gỡ.
Rõ ràng, trong mối quan hệ bố mẹ và con cái, duyên và nợ đóng vai trò chủ chốt. Bố mẹ và con cái đều nợ lẫn nhau. Bố mẹ nợ "câu trả lời đồng ý", con cái nợ "công nuôi dưỡng, dạy dỗ".
Vì thế tôi thấy giáo lý này khá hay. Chúng ta nên nhìn nhận và soi rọi mình trong đó, để làm cha làm mẹ tốt hơn, cũng như làm một người con biết tôn trọng và hiểu được nỗi lòng của bố mẹ mình. Tất nhiên là trên đời cũng có nhiều trường hợp gia đình bố mẹ tệ bạc với con cái và ngược lại. Nhưng sớm muộn họ cũng nhận lấy "nghiệp" mà thôi, gieo nhân nào thì gặt quả đó.
Danh Trung
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.
- Khi cha mẹ bắt 'hiếu thảo' làm con tin
- Nhiều người bỏ bê con nhưng trông chờ báo hiếu
- Hiếu thảo không phải là nghĩa vụ
- 'Học sinh nên có ngày rửa chân cho cha mẹ để giáo dục lòng hiếu thảo'
Từ khóa » Nợ Cha Nợ Mẹ
-
Liên Khúc " NỢ MẸ " NỢ CHA || Khang Lê - YouTube
-
Con Nợ Mẹ, Lời Hứa Của Cha | Bài Hát Hay Nhất Về Cha Mẹ - YouTube
-
Con Nợ Cha - Lâm Chu Min - YouTube
-
Mắc Nợ Cha Mẹ: Đó Là Món Nợ Dùng Cả Cuộc đời để ... - Lịch Ngày TỐT
-
Mắc Nợ Cha Mẹ: Đó Là Món Nợ Dùng Cả Cuộc đời ... - Tâm Sự Cuộc Sống
-
Sáng Sớm Thương Cha Nợ Cha 1 Sự Nghiệp Chiều Tà Nhớ Mẹ Nợ...
-
Ốp Lưng Dành Cho Vsmart Active 3 Mẫu Nợ Cha Nợ Mẹ | N&N Case
-
[HCM]Ốp Lưng In Cho Realme 5 Mẫu Nợ Cha Nợ Mẹ
-
Con Cái Có Phải Trả Nợ Cho Cha Mẹ Mất Không? - Luật Long Phan
-
Nợ Cha Nợ Mẹ Một Tấm Chồng Biết Bao Giờ Mới Trả được - Blog Radio
-
Con Cái Có được Trả Nợ Thay Cho Bố Mẹ Không? - Luật LawKey
-
Con đã Trưởng Thành Vay Tiền Thì Cha Mẹ Có Phải Trả Tiền Họ Con Hay ...
-
Ốp Lưng A5 2020, A9 2020 - Nợ Cha Nợ Mẹ | Shopee Việt Nam