Con Cái Có được Trả Nợ Thay Cho Bố Mẹ Không? - Luật LawKey
Con cái có được trả nợ thay cho bố mẹ không? Các trường hợp con cái trả nợ thay cho cha mẹ theo quy định pháp luật.
Tính bắt buộc hoàn trả trong hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay
– Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
– Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định;
+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bên đi vay phải có nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi suất cho bên cho vay theo đúng thời hạn đã thỏa thuận. Nếu tài sản vay là vật thì khi trả nợ, bên vay phải trả cho bên cho vay cùng loại, đúng số lượng, chất lượng.
Như vậy, dù có thỏa thuận lãi suất hay không thì nghĩa vụ của người đi vay cũng phải trả nợ gốc và lãi suất (nếu có) đúng thời hạn theo thỏa thuận.
Con cái có bắt buộc phải trả nợ thay cho cha mẹ
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không phải người vay nào cũng có thể trả nợ đúng hạn và đúng số lượng theo như thỏa thuận. Và khi cha mẹ là người đi vay; không trả được nợ thì liệu con cái có phải là người phải trả hộ không?
Theo quy định tại Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình 2014, con cái có nghĩa vụ:
– Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình;
– Có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình; lao động, sản xuất; tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập phù hợp với khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu của gia đình;
Như vậy, trong các nghĩa vụ nêu trên không hề có nghĩa vụ trả nợ thay cho cha mẹ.
Trường hợp con cái trả nợ thay cho cha mẹ
Có hai trường hợp, con phải có nghĩa vụ trả nợ thay cho cha mẹ:
Khi con cái là người bảo lãnh cho khoản vay của cha mẹ
Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với người cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay nếu đến thời hạn mà bên vay không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng.
Như vậy, nếu người con bảo lãnh cho khoản vay của cha mẹ; thì khi đến thời hạn thỏa thuận mà cha mẹ không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ; thì người con sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.
Con trả nợ thay nếu nhận di sản thừa kế từ cha mẹ
Khi người để lại di sản qua đời; những người hưởng thừa kế của người này phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại. Khi người vay tiền chết thì những người hưởng di sản theo di chúc; hoặc các hàng thừa kế theo pháp luật phải có trách nhiệm trả nợ thay.
Nếu con cái là người được hưởng di sản từ cha mẹ; thì phải có trách nhiệm trả khoản nợ mà khi còn sống cha mẹ đã vay. Lúc này, người con sẽ dùng chính tài sản mình được hưởng để trả nợ. Người con chỉ phải trả nợ trong phạm vi giá trị tài sản được nhận thừa kế.
Như vậy, có thể thấy; pháp luật không quy định con cái phải trả nợ thay cha mẹ; trừ trường hợp người con tự nguyện trả nợ; hoặc do đã có thỏa thuận từ trước; hoặc khi người con được nhận thừa kế tài sản do cha mẹ để lại.
>> Xem thêm: Đất cấp cho hộ gia đình, bố mẹ bán có cần sự đồng ý của con?
Trên đây là quy định về Con cái có được trả nợ thay cho bố mẹ không? Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn pháp luật miễn phí.
Từ khóa » Nợ Cha Nợ Mẹ
-
Liên Khúc " NỢ MẸ " NỢ CHA || Khang Lê - YouTube
-
Con Nợ Mẹ, Lời Hứa Của Cha | Bài Hát Hay Nhất Về Cha Mẹ - YouTube
-
Con Nợ Cha - Lâm Chu Min - YouTube
-
Mắc Nợ Cha Mẹ: Đó Là Món Nợ Dùng Cả Cuộc đời để ... - Lịch Ngày TỐT
-
Mắc Nợ Cha Mẹ: Đó Là Món Nợ Dùng Cả Cuộc đời ... - Tâm Sự Cuộc Sống
-
Sáng Sớm Thương Cha Nợ Cha 1 Sự Nghiệp Chiều Tà Nhớ Mẹ Nợ...
-
Ốp Lưng Dành Cho Vsmart Active 3 Mẫu Nợ Cha Nợ Mẹ | N&N Case
-
[HCM]Ốp Lưng In Cho Realme 5 Mẫu Nợ Cha Nợ Mẹ
-
Con Cái Có Phải Trả Nợ Cho Cha Mẹ Mất Không? - Luật Long Phan
-
Nợ Cha Nợ Mẹ Một Tấm Chồng Biết Bao Giờ Mới Trả được - Blog Radio
-
Cha Mẹ Và Con Cái, Ai 'nợ' Ai? - VnExpress
-
Con đã Trưởng Thành Vay Tiền Thì Cha Mẹ Có Phải Trả Tiền Họ Con Hay ...
-
Ốp Lưng A5 2020, A9 2020 - Nợ Cha Nợ Mẹ | Shopee Việt Nam