Chậm Kinh, Niêm Mạc Tử Cung Dày 16mm Có Sao Không?

  Chậm kinh, niêm mạc tử cung dày 16mm có sao không là điều mà nhiều chị em băn khoăn vì lo ngại tình trạng này nói lên việc mình có thể đang mang thai hoặc khó mang thai.

  Vậy để hiểu rõ hơn về tình trạng này, cũng như làm rõ về chủ đề này thì kính mời các bạn độc giả cùng đón đọc các thông tin chia sẻ dưới đây.

Niêm mạc tử cung dày 16mm là như thế nào?

  Niêm mạc tử cung, hay còn được biết đến với tên gọi khác là nội mạc tử cung, là lớp mô có chức năng bảo vệ được bao bọc bên ngoài bề mặt ở tử cung của chị em.

  Bộ phận này là một trong ít những cơ quan trong cơ thể của con người có khả năng tự thay đổi kích thước vào mỗi tháng trong suốt quãng thời gian là một năm dựa trên chu kỳ kinh nguyệt của các chị em phụ nữ.

  Dưới đây là sự biến đổi của chúng dựa trên các giai đoạn khác nhau của một chu kỳ:

  • Độ dày của lớp niêm mạc sẽ đạt khoảng từ 3 - 4mm vào thời điểm kết thúc của một chu kỳ kinh nguyệt;
  • Mở màn cho một chu kỳ mới, lớp nội mạc này sẽ dày lên đến khoảng từ 5 - 6mm và cứ thế mà tiếp tục tăng lên cho đến kỳ hành kinh tiếp theo, giai đoạn này còn được biết đến với tên gọi là thời kỳ tăng sinh;
  • Sau cùng, lớp niêm mạc sẽ dần dần dày lên từ 12 - 16mm vào đến khoảng gần cuối chu kỳ;

  Trong quá trình này, cho đến khoảng thời điểm kết thúc của mỗi đợt hành kinh ở chị em, niêm mạc tử cung của họ lúc này sẽ duy trì ở độ dày khoảng từ 8 - 10mm và đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy rằng cơ quan này đã sẵn sàng và chào đón phôi thai đến làm tổ và nuôi dưỡng chúng. Mặt khác, dù quá trình thụ tinh không diễn ra thì bộ phận này vẫn tiếp tục dày lên cho đến khoảng 16mm vào cuối chu kỳ.

Chậm kinh, niêm mạc tử cung dày 16mm có sao không?

  Để biết được niêm mạc tử cung dày 16mm có sao không, chị em có thể xem xét dựa trên các thông tin được chia sẻ ở trên và thời gian phân bố một chu kỳ kinh nguyệt của mình.

  Như đã đề cập, nếu ở giai đoạn cuối chu kỳ mà lớp niêm mạc đạt 16mm thì vẫn được xem là bình thường. Còn ở trường hợp khác thì có lẽ được đánh giá là dày hơn bình thường, mà nếu như độ dày này vượt quá 20mm thì có thể ảnh hưởng không tốt đến khả năng thụ thai.

  Còn nếu chị em rơi vào trường hợp bị chậm kinh, đồng thời nhận thấy độ dày của lớp niêm mạc tử cung đạt 16mm khi siêu âm thì đó có thể dấu hiệu cho thấy bạn đã mang thai.

  Lúc này, nếu như kết quả siêu âm chưa thể chỉ ra hình ảnh túi ối bám ở tử cung thì có thể là do thai chỉ vừa mới hình thành và còn đang trong giai đoạn di chuyển về phía tử cung để làm tổ. Vì thế, để chắc chắn hơn và đảm bảo sự an toàn cho thai nhi, bạn nên đi khám lại theo thời gian được hẹn để có được kết quả chính xác cũng như kịp thời phát hiện tình trạng thai ngoài tử cung.

Chế độ dinh dưỡng dành cho chị em có niêm mạc tử cung bất thường

  Như đã phân tích, độ dày mà lớp niêm mạc tử cung cần để cho thai làm tổ là khoảng 8 - 10mm, tương ứng với giai đoạn tăng sinh trong một chu kỳ của chị em.

  Tuy nhiên, nếu như chị em gặp phải vấn đề niêm mạc bị quá dày hay quá mỏng thì đều có thể cải thiện bằng cách cân bằng giữa tập luyện, nghỉ ngơi và dinh dưỡng để giúp chúng quay lại trạng thái bình thường.

  Trường hợp có niêm mạc mỏng

  Nếu nguyên nhân bắt nguồn từ việc lưu thông máu kém hoặc do nồng độ estrogen thấp, thì những thứ mà bạn hấp thu chắc chắn có thể mang đến hiệu quả khác biệt. Estrogen là hoạt chất khiến cho niêm mạc trở nên dày hơn, nhưng chúng có thể bị suy giảm khi chị em lớn tuổi dần.

  Còn nếu như chị em đang theo đuổi sự nghiệp ăn kiêng, thì tốt nhất là nên tránh xa những thực phẩm được chế biến sẵn, hạn chế đường và những món chứa chất béo chuyển hóa. Tốt nhất là nên ăn các thực phẩm nguyên chất, rau củ quả và trái cây, chúng sẽ giúp cho lớp niêm mạc của chị em phát triển đến độ dày cần thiết nhằm hỗ trợ cho việc mang thai.

  Hãy ăn những món giàu sắt và bổ máu như protein. Đặc biệt, hãy nhớ chỉ chọn phần nạc khi ăn thịt. Còn muốn thỏa sức ăn những món khác thì nên lựa chọn những thực phẩm giúp tạo máu như gạo, các loại đậu hoặc là yến mạch. Hoặc cũng có thể ăn các loại rau có lá xanh, bắp cải, nấm hoặc các loại hạt.

  ■ Trường hợp có niêm mạc dày

  Ngược lại, nếu chị em sở hữu tình trạng niêm mạc dày thì có thể cải thiện bằng cách cắt giảm các loại thực phẩm giàu estrogen, nhiều sắt, vitamin E và các loại protein nêu trên.

  Song song đó, đừng quên duy trì thói quen luyện tập thể dục, cũng như ngủ cho đủ giấc nhằm giúp cân bằng việc điều chỉnh hóc môn nội tiết và giúp làm giảm độ dày lớp nội mạc tử cung.

  Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được phần nào những vấn đề về Chậm kinh, niêm mạc tử cung dày 16mm có sao không và giúp mọi người có được sự cải thiện hiệu quả.

  Mọi thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hẹn lịch khám tại Nam Việt, đừng ngần ngại mà gửi thông tin vào KHUNG CHAT hoặc gọi vào số HOTLINE bên dưới để được hỗ trợ trực tiếp và nhanh chóng.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHOẺ

(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

https://suckhoedoisong24h.webflow.io/

Từ khóa » Nội Mạc 16mm