Niêm Mạc Tử Cung Dày 16mm | Tư Vấn Hỏi đáp - Procare

0964.666.152 vietnam.procare@gmail.com Đại lý Trang chủ » Questions » Niêm mạc tử cung dày 16mm

Em năm này 26 tuổi, có gia đình được 1 năm rồi, chồng em 26 tuổi. Không dùng biện pháp tránh thai nhưng vẫn chưa có baby. Em nghĩ là do kinh nguyệt của em không đều, vì lúc chưa có chồng cũng bị vậy (có lúc 1 tháng/lần, có lúc 2-3 tháng/lần và 1 lần kéo dài 7 ngày). Ngày có kinh gần nhất là ngày 17/4/2017 (đã qua 4 tháng mới có lại) trong thời gian có ra rất ít đều đều và không nhiều. Đến ngày 23/4/2017 thì hết nhưng có ra 1 ít máu nâu. Ngày 30/4/2017 em mới đi khám nội soi, BS nói em bị niêm mạc tử cung dày 16mm, buồng trái bình thường, nói em đi khoa Hiếm Muộn BVTD điều trị. Nhưng sau đó ngày 02/05/2017 em lại ra kinh máu đỏ và có mảng đỏ đậm nhiều như có kinh bình thường. Mong BS cho em lời khuyên, niêm mạc dày có ảnh hưởng gì đến có baby không ạ. điều trị khó khăn không và chi phí bao nhiêu ạ. Em gửi thêm hình em đã nội soi. Mong sớm nhận được hồi âm của BS. Cám ơn BS nhiều.

https://drive.google.com/open?id=0B7ek5LbbPWawV3k0SEFrUzRXMHM

Câu trả lời

Chào bạn,

Niêm mạc tử cung dưới sự tác động của các hormone sinh dục nữ, lớp nội mạc tử cung dầy lên để tạo điều kiện cho quá trình làm tổ của trứng đã được thụ tinh trong tử cung. Nếu sau khi lớp niêm mạc tử cung dầy lên chuẩn bị cho sự rụng trứng, nhưng không hề có sự thụ thai thì lớp niêm mạc tử cung này sẽ bị bong ra. Hiện tượng này gây ra tình trạng chảy máu kinh nguyệt trong các kỳ kinh. Việc bong lớp niêm mạc này thực chất là sự chuẩn bị cho một quá trình phát triển và làm dầy lớp niêm mạc mới tại tử cung và chuẩn bị tích cực cho việc làm tổ thụ thai hoặc chu kỳ kinh nguyệt sau đó.

Niêm mạc tử cung dày vì chúng được hình thành do sự phát triển quá mức của hàm lượng estrogen trong cơ thể của nữ giới. Chính vì sự cường estrogen này là nguyên nhân dẫn tới các hệ lụy như: rong kinh kéo dài, vô kinh thứ phát hoặc hội chứng đa nang buồng trứng, rối loạn phóng noãn khiến khả năng mang thai của bạn gặp nhiều cản trở.

Việc kinh nguyệt không đều và thời điểm thăm khám đúng vào những ngày cuối của chu kỳ, trước khi có kinh nguyệt nên niêm mạc tử cung dày là điều dễ hiểu. Kinh nguyệt không đều là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó có thai hơn. Chính vì vậy, với trường hợp của bạn thì nên tới bác sĩ hỗ trợ sinh sản để thăm khám và bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp.

Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!

Chia sẻ

Câu hỏi khác

  • Bị viêm gan B có uống PM Procare được không
  • Nên uống thuốc Procare và DHA lúc nào thì hấp thu tốt nhất
  • Nên uống loại nào Procare hay Procare Diamond
  • Em có nên uống thêm Procare Daimond khi thai 10 tháng tuổi
  • Uống procare không đều có phản tác dụng không?
  • Có dùng thuốc Procare liên tục trong suốt thai kỳ đc không
  • trước dùng Procare Diamon giờ dùng PM procare có sao không?
  • Tại sao viên uống Procare có hướng dẫn tiếng Việt

4 Bình luận

  1. Alo bs tv cho e với ạ

    Trả lời
    • Chào bạn Quyên, Vui lòng để lại thông tin cần tư vấn tại đây để được chuyên gia giải đáp trong thời gian sớm nhất bạn nhé! Thân ái,

  2. Xin cho Em hỏi Em năm nay 28 tuổi , chồng em 35 tuổi vọe chồng em sinh hoạt bình thường và đang mong có em bé…thì em bẫn thả tự nhiên đến hôm nay e bị trễ kinh và thử que được 2 vạch…nhưng em lại bị đau bụng âm âm và có ra dịch màu nâu sẫm..em đi khám và siêu âm thì bác sĩ bảo em có ...[Xem thêm]

    Xin cho Em hỏi Em năm nay 28 tuổi , chồng em 35 tuổi vọe chồng em sinh hoạt bình thường và đang mong có em bé…thì em bẫn thả tự nhiên đến hôm nay e bị trễ kinh và thử que được 2 vạch…nhưng em lại bị đau bụng âm âm và có ra dịch màu nâu sẫm..em đi khám và siêu âm thì bác sĩ bảo em có nguy cơ bị thai ngoài tử cung vì niêm mạc của em dày 16mm nhưng hàm lượng HCG trong máu của em là 1226mlu vậy khả năng em có con được bao nhiêu % và em phải làm gì để được kết quả như mong muốn ạ? Xin tư vấn giúp em , em buồn và hoang mang lắm

    Trả lời
    • Chào bạn, Đau bụng râm râm và ra dịch màu nâu sẫm, HCG dương tính cộng với không thấy hình ảnh thai nhi trong tử cung là những dấu hiệu khiến bác sĩ nghi ngờ bạn bị thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, để chuẩn đoán chính xác cần dựa vào thăm khám thực thể. Nội soi ổ bụng là phương pháp chuẩn đoán hiện đại và nhanh chóng, có ...[Xem thêm]

      Chào bạn, Đau bụng râm râm và ra dịch màu nâu sẫm, HCG dương tính cộng với không thấy hình ảnh thai nhi trong tử cung là những dấu hiệu khiến bác sĩ nghi ngờ bạn bị thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, để chuẩn đoán chính xác cần dựa vào thăm khám thực thể. Nội soi ổ bụng là phương pháp chuẩn đoán hiện đại và nhanh chóng, có thể phát hiện 100% các trường hợp thai ngoài tử cung. Khi bị thai ngoài tử cung thì bạn cần chấm rứt thai kỳ, tránh những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Do đó, trước mắt bây giờ bạn cần nôi soi để được chuẩn đoán chính xác có phải thai ngoài tử cung hay không. Nếu có TNTC thật sự: thì người bệnh sẽ được điều trị luôn và ngay trong lúc nội soi. Nếu không có TNTC: thì người bệnh ngoài việc được khẳng định chắc chắn không có TNTC còn được kiểm tra có viêm nhiễm, có dày dính gì không, có u bướu gì không…, sau đó sẽ được xuất viện sớm một cách yên tâm về tình trạng của mình, cũng như kết quả một quá trình theo dõi căng thẳng kéo dài vì bị nghi ngờ có TNTC mà không biết được khi nào nó vỡ ra. TNTC là một bệnh không mong đợi ở tất cả mọi phụ nữ đang mong muốn có con nhưng đôi khi TNTC là khó tránh và phải chấp nhận. Ở các chị em khác chưa muốn có con, các chị em có thể nên ngừa thai, và đặc biệt là phòng tránh TNTC bằng thuốc ngừa thai, dùng bao cao su, không nên nạo phá thai một cách bừa bãi vì đó là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến vô sinh và TNTC sau này. Chúc bạn mạnh khỏe!

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

Tuổi thai nhi Chuẩn bị mang thaiTuần thứ 1Tuần thứ 2Tuần thứ 3Tuần thứ 4Tuần thứ 5Tuần thứ 6Tuần thứ 7Tuần thứ 8Tuần thứ 9Tuần thứ 10Tuần thứ 11Tuần thứ 12Tuần thứ 13Tuần thứ 14Tuần thứ 15Tuần thứ 16Tuần thứ 17Tuần thứ 18Tuần thứ 19Tuần thứ 20Tuần thứ 21Tuần thứ 22Tuần thứ 23Tuần thứ 24Tuần thứ 25Tuần thứ 26Tuần thứ 27Tuần thứ 28Tuần thứ 29Tuần thứ 30Tuần thứ 31Tuần thứ 32Tuần thứ 33Tuần thứ 34Tuần thứ 35Tuần thứ 36Tuần thứ 37Tuần thứ 38Tuần thứ 39Tuần thứ 40Đang cho con bú

PROCARE

Chủ đề nổi bật
  • Thuốc bổ cho bà bầu
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Acid folic
  • DHA cho bà bầu
  • Omega 3 có tác dụng gì khi mang thai
  • Thuốc sắt cho bà bầu
  • Bổ sung Vitamin A trong thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì
Tiện ích & tài liệu
  • Tính ngày dự sinh
  • Chỉ dẫn khi cho con bú
  • Khám tiền sản
  • Hỏi đáp
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bà bầu Câu hỏi thường gặp
  • Bầu mấy tháng thì uống sắt? Liều lượng bao nhiêu?
  • Bà bầu uống sắt vào thời điểm nào trong ngày?
  • Không có dấu hiệu nghén khi mang thai
  • Các kiểu nghén khi mang thai
  • Phụ nữ mang thai bắt đầu nghén khi nào?

Xem thêm

Chia sẻ youtube Hregulator Gastimunhp Điểm bán

All Content ©2015 Đông Đô Pharma 2017

TƯ VẤN SỨC KHỎE

Ý kiến của bạn Hủy trả lời

Tuổi thai nhi Chuẩn bị mang thaiTuần thứ 1Tuần thứ 2Tuần thứ 3Tuần thứ 4Tuần thứ 5Tuần thứ 6Tuần thứ 7Tuần thứ 8Tuần thứ 9Tuần thứ 10Tuần thứ 11Tuần thứ 12Tuần thứ 13Tuần thứ 14Tuần thứ 15Tuần thứ 16Tuần thứ 17Tuần thứ 18Tuần thứ 19Tuần thứ 20Tuần thứ 21Tuần thứ 22Tuần thứ 23Tuần thứ 24Tuần thứ 25Tuần thứ 26Tuần thứ 27Tuần thứ 28Tuần thứ 29Tuần thứ 30Tuần thứ 31Tuần thứ 32Tuần thứ 33Tuần thứ 34Tuần thứ 35Tuần thứ 36Tuần thứ 37Tuần thứ 38Tuần thứ 39Tuần thứ 40Đang cho con bú

Từ khóa » Nội Mạc 16mm