Chăm Sóc Bà Bầu Tháng Thứ 5 - Care With Love
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- Chăm sóc bà bầu tháng thứ năm (17 – 20 tuần)
- Thay đổi sinh lý của thai phụ
- Hiện trạng của bạn
- Cách xử trí
- Người chồng cần biết
- Cấm kị trong tháng này
Chăm sóc bà bầu tháng thứ năm (17 – 20 tuần)
Trong tháng này bụng thai phụ bắt đầu to dần đều, bé sẽ cử động nhiều hơn. Bà bầu nên siêu âm vào tháng này.
Thay đổi sinh lý của thai phụ
Ngoại hình của thai phụ có sự thay đổi khá lớn, tử cung to ra nên làm cho bụng dưới cũng nhô ra; chiều cao của đáy tử cung đã ngang với rốn. Ngực, mông đều nở ra; lớp mỡ dưới da dày lên, thể trọng tăng.
Sắc tố ở mặt, quầng vú, âm hộ vẫn tiếp tục sẫm màu. Ngực bắt đầu tiết sữa non. Sữa non là một dạng dịch thể màu vàng , loãng. Lúc này bạn nên lựa chọn loại áo ngực thích hợp. Áo ngực phải giữ được độ căng của ngực, tránh không cho ngực bị xệ về sau này. Chú ý không nên dùng tay ấn vào đầu vú.
Thay nghén sẽ gây ra một số thay đổi sinh lý và khó chịu: hay bị chảy máu răng khi đánh răng vào buổi sáng; do âm đạo bị sung huyết cục bộ nên chức năng phân tiết của cổ tử cung cũng mạnh hơn, chất tiết ra từ âm đạo càng nhiều. Do khớp và dây chằng giãn ra nên thai phụ sẽ cảm thấy đau lưng.
Trong thời kì này, thai phụ có thể cảm nhận rõ ràng thai máy rất mạnh. Thai máy là một trong những đặc trưng sống của thai nhi, là căn cứ để chẩn đoán thai nhi, là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự sinh tồn trong tử cung của thai nhi. Thai phụ nên ghi lại thời gian thai máy đầu tiên để cung cấp cho bác sĩ khi đi khám thai.
Hiện trạng của bạn
– Đáy tử cung đã lên đến ngang rốn, và tiếp tục đi lên 1 cm mỗi tuần.
– Áp lực của thai có thể làm rốn của bạn lồi và tồn tại cho đến sau khi sinh.
– Sức nặng của bé có thể làm bạn hơi mất thăng bằng.
– Trên da bắt đầu xuất hiện những vết rạn da.
Cách xử trí
Khó thở: Đừng quá bận tâm. Bạn có thể đến bác sĩ, nếu cần hãy thử máu xem bạn có bị thiếu máu không.
Nghẹt mũi và chảy máu cam: Có thể nhỏ mũi để bớt nghẹt mũi.
Ợ nóng: Tránh ăn quá no, uống rượu và ăn đồ cay. Duỗi thẳng hai tay lên đầu để giảm bớt triệu chứng. Dùng thuốc kháng axit có thể có hiệu quả và nhìn chung an toàn cho thai. Hỏi bác sĩ để biết loại thuốc kháng axit nào phù hợp cho bạn.
Ngứa: Hãy ăn nhiều món giàu vitamin B. Hỏi bác sĩ khi đã điều trị mà các triệu chứng không hết.
Tăng dịch tiết âm đạo: Đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu dịch tiết quá nhiều, có mùi hôi hoặc ngứa thì phải báo bác sĩ.
Người chồng cần biết
Ngoài việc phải chăm sóc vợ như những tháng trước để cho vợ vui, người chồng còn phải theo dõi phản ứng thai máy.
Dùng máy nghe tim thai là cách đơn giản và chính xác nhất. Khi tuổi thai đã đủ lớn, người chồng có thể áp tai lên bụng vợ để nghe tim thai, nhưng cần phải kiên trì vì không phải lúc nào áp tai vào nghe được.
Nên nghe tim thai ít nhất 1 phút, tim thai bình thường là từ 120 – 160 lần/ phút. Trong một số trường hợp, như sau khi tâm trạng của thai phụ bị kích động hoặc vận động, tim thai có thể lên đến 160 lần/ phút. Nếu ở trạng thái yên tĩnh , trong vòng 10 phút mà tim thai vẫn không ở trong phạm vi bình thường thì nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Cấm kị trong tháng này
Chú ý không được để thể trọng tăng nhanh. Trong tháng này, thể trọng nên tăng 1kg là tốt nhất.
Sự thay đổi hình thể của thai phụ đã rất rõ: bụng to ra, cử động bất tiện; vết nám do mang thai xuất hiện; có thể có hiện tượng sưng phù, giãn tĩnh mạch… Thai phụ không nên vì vậy mà có áp lực tâm lý vì áp lực tâm lý nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi và thai phụ, do đó cần phải tích cực đối mặt với áp lực này.
Thai phụ không nên vì sự thay đổi của cơ thể mà không hoạt động. Vận động thích hợp sẽ giúp cho thai phụ và thai nhi khoẻ mạnh hơn. Nhưng cần chú ý vận động phải ở mức độ vừa phải. Trước khi tiến hành một môn vận động nào đó, thai phụ cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
Bé khỏe đẹp nhờ mẹ, mẹ khỏe đẹp nhờ Care With Love.
CARE WITH LOVE luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết về các gói dịch vụ và thiết kế mức giá hợp lý cho khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi NGAY HÔM NAY để có thông tin chi tiết!
HOTLINE: 0909 568 102 – 0939 939 353
Từ khóa » Chăm Sóc Mẹ Bầu 5 Tháng
-
7 Lưu ý Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 Mẹ Bầu Cần Nhớ
-
Sổ Tay Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Bà Bầu Tháng Thứ 5 Siêu đơn Giản
-
Mẹ Bầu 5 Tháng Nên ăn Gì để Em Bé Phát Triển Khỏe Mạnh?
-
Những Lời Khuyên Bà Bầu 5 Tháng Không Nên Bỏ Qua - MarryBaby
-
Bà Bầu 5 Tháng Nên ăn Gì để Con Thông Minh? - Vinmec
-
Giai đoạn Thai Kỳ: Tháng Thứ 5 Bé Và Mẹ Thay đổi Thư Thế Nào? - Meiji
-
Mang Thai Tháng Thứ 5 - Những Lưu ý Quan Trọng - Procare
-
Mang Thai Tháng Thứ 5: Giai đoạn Thai Nhi Phát Triển “đáng Nhớ” Mẹ ...
-
Thai Nhi 20 Tuần Tuổi: Phát Triển Và Cân Nặng Như Thế Nào? - Huggies
-
Mang Thai Tháng Thứ 5 Nên ăn Gì để Thai Nhi Phát Triển Khỏe Mạnh?
-
Lời Khuyên Cách Chăm Sóc Mẹ Bầu 5 Tháng Không Nên Bỏ Qua
-
Thai Nhi 5 Tuần Tuổi: Sự Phát Triển Của Bé Và Thay đổi ở Mẹ - Huggies
-
Hành Trình Kỳ Diệu Của Em Bé Trong Bụng Mẹ - Tháng Thứ Năm | Friso
-
Mẹ Bầu 3 Tháng đầu Cần Lưu ý Gì để Có Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh?