Chăm Sóc Bệnh Nhân Sốc - Dieutri.Vn

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Sốc là tình trạng suy tuần hoàn cấp gây thiếu oxy tế bào, biểu hiện trên lâm sàng bằng tụt huyết áp phối hợp các dấu hiệu giảm tưới máu ngoại biên.

Triệu chứng

Huyết áp hạ (tâm thu< 90), kẹt (tâm thu-tâm trương <20), dao động.

Nhịp tim nhanh, mạch nhanh nhỏ.

Tinh thần: Lọ sợ, hốt hoảng.

Da xanh tái, lạnh, ẩm, nổi vân tím, đầu chi lạnh

Đái ít (< 30ml/h) hoặc vô niệu (< 10ml/h)

Nguyên nhân: Gồm 4 loại sốc, do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Sốc giảm thể tích

Mất máu cấp (sốc mất máu): xuất huyết tiêu hóa, vết thương mạch máu...

Bỏng nặng (mất huyết tương).

Mất nước nặng: ỉa chảy, nôn nhiều, say nóng...

Sốc phản vệ

Do phản ứng quá mẫn với các yếu tố lạ.

Thuốc: Penicilline, vitamin C...

Thức ăn (dứa, hải sản...), ong đốt...

Sốc tim

Nhồi máu cơ tim.

Viêm cơ tim, nhồi máu phổi, loạn nhịp tim...

Sốc nhiễm khuẩn

Do các nhiễm trùng:

Nhiễm trùng phổi, màng phổi

Nhiễm trùng đường mật, nhiễm trùng tiết niệu, sản khoa...

Xử trí

Mục đích

Đảm bảo huyết động và hô hấp

Điều trị nguyên nhân

Đảm bảo hô hấp

Khai thông đường thở (hút đờm dãi, đặt canuyn miệng).

Thở oxy.

Đặt nội khí quản và thở máy nếu suy hô hấp hoặc sốc nặng.

Đảm bảo huyết động

Truyền dịch, máu nếu có giảm thể tích, mất máu

Cầm máu nếu có chảy máu.

Dùng thuốc nâng huyết áp sau khi đã bù đủ thể tích máu.

Adrenalin, Noradrenalin, Dopamin, Dobutamin.

Điều trị theo nguyên nhân

Sốc giảm thể tích: Truyền dịch, sốc mất mấu: truyền dịch+máu.

Sốc phản vệ: Loại bỏ, cách ly dị nguyên, Adrenalin, cocticoit.

Sốc tim: Tuỳ theo nguyên nhân:

NMCT: nằm nghỉ tại giường, giãn vành, heparin.

Sốc nhiễm khuẩn: kháng sinh+mổ hoặc dẫn lưu ổ nhiễm khuẩn.

Chăm sóc

Nhận định các chức năng sống.

Hô hấp

Đường thở: ứ đọng đờm dãi, tụt lưỡi.

Nhịp thở (nhanh,chậm,ngừng thở), biên độ (nông,yếu..), kiểu thở.

Đo SpO2.

Dấu hiệu suy hô hấp: tím, vã mồ hôi, vật vã hốt hoảng...

Tuần hoàn

Mạch, huyết áp, nhịp tim (nghe tim, máy monitoring, điện tim).

Dấu hiệu giảm tưới máu ngoại biên: da lạnh, ẩm, vân tím-đái ít-vật vã, lo lắng.

Nhanh chóng hỏi tiền sử, bệnh sử (qua bệnh nhân, người nhà...) và tìm các dấu hiệu định hướng nguyên nhân: Chảy máu, dị ứng thuốc, đau ngực, nhiễm trùng...

Thảo luận với bác sỹ để nắm rõ hơn về tình trạng và xu hướng diễn biến của bệnh nhân

Chăm sóc

Đảm bảo hô hấp.

Đảm bảo thể tích tuần hoàn và cầm máu.

Điều trị thuốc nâng huyết áp.

Điều trị theo nguyên nhân.

Đặt xông bàng quang và xông dạ dày.

Bilan xét nghiệm.

Lập bảng theo dõi.

Chăm sóc cơ bản.

Cụ thể

Đảm bảo hô hấp:

Tư thế nằm nghiêng an toàn nếu BN nôn, hôn mê.

Hút đờm dãi, đặt canuyn miệng nếu tụt lưỡi.

Bóp bóng Ambu nếu ngừng thở hoặc thở yếu.

Thở oxy nếu khó thở, suy hô hấp.

Hỗ trợ đặt nội khí quản và thở máy nếu suy hô hấp hoặc sốc nặng:

Chuẩn bị dụng cụ đặt nội khí quản, chuẩn bị máy thở.

Đảm bảo thể tích tuần hoàn và cầm máu:

Đặt đường truyền tĩnh mạch: Đặt 2 đường truyền lớn nếu có giảm thể tích

Nếu cần đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm: Chuẩn bị dụng cụ và hỗ trợ bác sỹ làm thủ thuật.

Truyền dịch và máu: Nên truyền qua máy truyền dịch.

Tốc độ: tuỳ Theo mức độ mất nước, mất máu, suy tim và áp lực tĩnh mạch trung tâm.

Loại dịch truyền: Thường dùng: NaCl 0,9%, ringer lactat, dd keo. Truyền máu, chế phẩm: nếu mất máu, rối loạn đông máu.

Cầm máu: Băng ép các vết thương đang chảy máu, điều trị nguyên nhân chảy máu.

Thuốc nâng huyết áp: Truyền t/m liên tục, nên dùng bơm tiêm điện.

Lựa chọn loại thuốc tuỳ theo loại sốc và nguyên nhân.

Tốc độ truyền (liều lượng) tuỳ theo huyết áp và đáp ứng lâm sàng

Điều trị theo nguyên nhân sốc

Sốc phản vệ: Loại bỏ, cách li dị nguyên, Adrenalin, Depersolon.

Sốc mất máu: Truyền máu, điều trị cầm máu.

Sốc nhiễm khuẩn: kháng sinh + mổ hoặc dẫn lưu ổ nhiễm khuẩn.

Sốc do nhồi ,máu cơ tim: Nằm nghỉ tại giường, Nitroglycerin (Lenitral), heparin.

Đặt xông tiểu (theo dõi nước tiểu).

Đặt xông dạ dày nếu xuất huyết tiêu hóa, rối loạn ý thức, bệnh nhân thở máy

Bilan xét nghiệm

Xét nghiệm cơ bản: công thức máu, điện giải đồ, ure, đường máu- ECG- khí máu đ/m- Cấy máu nếu sốt.

Các xét nghiệm khác tuỳ theo từng trường hợp: Xq, siêu âm...

Lập bảng theo dõi: tuỳ theo từng tình trạng cụ thể của bệnh nhân:

Mạch, huyết áp và các dấu hiệu tưới máu ngoại biên: 15 ph/lần đến khi huyết áp lên 90/60, sau đó 3h/lần đến khi huyết áp ổn định.

Nhịp thở, SpO2: 15-30 ph/lần khi đang suy hô hấp.

Theo dõi nước tiểu 1h/lần đến khi huyết áp ổn định.

Bilan nước vào-ra và cân nặng: hàng ngày.

Nhiệt độ: 3h/lần, 30 ph/lần nếu bệnh nhân có rối loạn nhiệt độ cần xử trí.

Áp lực timhx mạch trung tâm.

Chăm sóc cơ bản

Phòng chống loét và chú ý vệ sinh thân thể, mắt, các hốc tự nhiên (thực hiện tại giường).

An thần động viên: an ủi và luôn có mặt cạnh bệnh nhân.

Nhiệt độ: điều trị hạ nhiệt nếu sốt > 39 độ C. ủ ấm và sưởi ấm dịch truyền nếu < 35 độ C.

Nuôi dưỡng: chế độ ăn nhiều calo, giàu Pr. Nuôi dưỡng đường t/m và/hoặc qua xông dd nếu bệnh nhân không tự ăn được.

Đánh giá kết quả

Tốt

Tình trạng hô hấp và tuần hoàn dần dần trở về bình thường và ổn định, hết các dấu hiệu sốc.

Cắt được các thuốc nâng huyết áp.

Xấu

Sốc kéo dài và nặng lên, phải tăng liều các thuốc nâng huyết áp.

Xuất hiện các biến chứng: suy thận, vô niệu, phù phổi, rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng...

Đánh giá sự chăm sóc tốt

Theo dõi và ghi chép đầy đủ, nắm vững các thông số và các dấu hiệu sốc.

Làm xét nghiệm và lấy kết quả xét nghiệm kịp thời theo yêu cầu.

Thực hiện đúng và kịp thời các y lệnh.

Từ khóa » Chăm Sóc Người Bệnh Shock