Chăm Sóc Dinh Dưỡng Bệnh Nhân Ung Thư Gan

TRẢ LỜI:

1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng đến quá trình điều trị bệnh ung thư gan

Khi gan bị tổn thương, hoạt động không đúng cách và người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan cũng đồng nghĩa với việc phải bước vào quá trình điều trị căng thẳng, sức khỏe giảm sút nhanh chóng. Một điều rất sai lầm mà đa số các bệnh nhân mắc phải là chỉ tập trung vào điều trị mà không chú ý tới chế độ dinh dưỡng, một số ít thì kiêng khem quá mức dẫn tới sức khỏe suy kiệt, không đáp ứng được quá trình điều trị. Do đó đối với bệnh nhân ung thư gan ngoài chế độ điều trị thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng và mục tiêu của chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư gan đó là:

- Phòng chống bệnh não gan-hôn mê gan (do tăng ammoniac máu)

- Không ăn các chất làm tăng gánh nặng xử lý cho gan hoặc độc cho gan

- Giảm thiểu tình trạng cổ trướng

- Phòng ngừa hiện tượng teo cơ

- Cải thiện sự ngon miệng, chất lượng cuộc sống

2. Những điều cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư gan:

1. Carbonhydrat:

- Một chế độ ăn kiêng hoàn toàn thì rất khó để thực hiện

- Xơ gan ổn định không tăng nhu cầu chuyển hóa: không nên cung cấp quá nhiều calo làm tăng gánh nặng cho gan, tích đọng mỡ

- Rất nhiều người xơ gan bị suy dinh dưỡng

- Lựa chọn thức ăn đậm đặc như sữa để bổ sung calo, thiếu carbonhydrat khiến gan chịu áp lực để chuyển hóa thành năng lượng

2. Protein:

- Protein là thành phần đáng lưu tâm nhất, phải điều chỉnh theo cân nặng và mức suy yếu của gan

- Nên có protein từ rau củ như đậu, đậu phụ và từ thịt động vật ít chất béo

- Cân bằng ở mức tương đối: quá nhiều đạm làm tăng gánh nặng cho gan, tăng sản sinh NH3 tăng nguy cơ hôn mê gan, trong khi đó hạn chế đạm quá mức làm tăng hủy cơ và teo cơ, không làm giảm nguy cơ bệnh não gan. Duy trì chế độ đạm 1,2g/kg/ngày.

3. Lipid:

- 1 thìa chất béo không bão hòa đa nối đôi có thể cung cấp tất cả acid béo cần thiết một ngày

- Tránh các loại mỡ xấu: chất béo bão hòa, axit béo như omega 6.

- Loại bỏ chất béo bão hòa và dầu hydro hóa (dầu nấu ăn).

- Nên ăn: bơ, đậu, các loại hạt có chứa chất béo không bão hòa đa và đơn.

- Gan nhiễm mỡ: xấu " có thể đảo ngược với một chế độ ăn mỡ thấp, tập luyện và giảm cân.

- Xơ gan tắc mật nguyên phát: Thường khó khăn trong việc hấp thu mỡ (gây ra tình trạng đi tiêu phân mỡ)

4. Các loại nước uống:

- Tạo cảm giác cải thiện về sức khỏe, giảm tác dụng phụ của thuốc.

- Báng bụng: hạn chế nước, khoảng 3-4 ly/ngày, phụ thuộc vào mức tích lũy dịch hiện tại.

- Nước khoáng chai: phải nhớ xem hàm lượng

- Caffeine: (cà phê, trà, ca cao, cola, và vài dược phẩm): Chuyển hoá qua gan nhưng không có hại trực tiếp đến gan.

  • 1-2 tách đồ dùng có caffeine/ngày có thể làm giảm sự mệt mỏi.
  • Lượng caffeine cao hơn: kích động, bồn chồn, mất ngủ, tăng nguy cơ loãng và gãy xương.

- Bia - rượu: > 4 ly/ngày " tăng nguy cơ và đẩy nhanh sự phát triển xơ gan

5. Chất xơ:

- Giảm nồng độ amoniac máu theo 2 cơ chế:

  • Kích thích vi khuẩn trong đại tràng tiêu thụ nitrogen.
  • Kích thích đào thải nitrogen qua ruột nhờ tăng đào thải phân.

- Trong rau có rất nhiều Arginin giúp tăng chuyển hoá ure.

6. Vitamin:

Vitamin B: " chuyển hoá protein, carbohydrate và lipid, giúp ngon miệng, chống mệt mỏi. Có 8 loại:

- Thiamine (vitamin B1):

Khi có dấu hiệu thần kinh của thiếu Thiamin xảy ra ở những người mắc bệnh gan rượu " bổ sung Thiamine tĩnh mạch lập tức được yêu cầu.

- Riboflavin (vitamin B2):

Ngăn ngừa đợt cấp của đau đầu migrain. Việc thiếu có thể dẫn đến nứt và đau nhiều ở khóe miệng và những vấn đề về thị lực.

- Niacin (vitamin B3):

Thỉnh thoảng được kê đơn cho những người có cholesterol cao,

> 500 mg/ngày có thể làm gan tổn thương nếu dùng trong thời gian dài.

- Pantothenic (vitamin B5):

Được biết như “vitamin cho stress”. Lượng lớn vitamin này đưa đến tiêu chảy trầm trọng. Khi thiếu gây ra mệt và chán nản.

- Pyridoxine (vitamin B6):

Nhiều trong thực phẩm đến nỗi rất hiếm khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin này, ngọai trừ ở những người mắc bệnh gan do rượu.

- Cyanocobalamin (vitamin B12):

Rượu cản trở việc hấp thu vitamin B12, thậm chí dù duy trì một chế độ ăn cân đối tốt. Acid dạ dày cần để hấp thu vitamin này từ máu.

- Folate:

Thường thiếu ở bệnh gan do rượu, dùng thuốc ngừa thai bằng đường uống và điều trị hoá chất (methotrexate). Rất thiếu ở bệnh nhân xơ gan.

- Biotin:

Lượng lớn lòng trắng trứng sống có thể ngăn hấp thu biotin.

Liều 100 mg mỗi ngày có thể giúp giảm rụng tóc liên quan đến interferon.

Ngoại trừ việc quá liều Niacin, tất cả an toàn đối với người bệnh gan.

7. Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ

- Khả năng chịu đói của bệnh nhân xơ gan rất kém.

- Tổng hợp 15 nghiên cứu: bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ (carbohydrate và đạm) giúp cải thiện cân bằng nitrogen và giảm tích tụ mỡ.

8. Những thức ăn và thuốc cần tránh tuyệt đối:

- Tuyệt đối không uống thuốc nam thuốc bắc, lá cây chữa trị theo dân gian, hiện không có nghiên cứu đánh giá hiệu quả, đã ghi nhận tăng tổn thương suy tế bào gan cấp

3. Cân bằng đời sống tinh thần, luôn lạc quan, chấp nhận và đồng hành sống cùng bệnh tật:

- Ngoài chế độ dinh dưỡng thì việc giữ vững tinh thần lạc quan là rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị ung thư gan.

- Ngoài ra người bệnh rất cần sự hỗ trợ từ người thân, gia đình, bạn bè về mặt tình cảm cũng như vật chất (vì quá trình điều trị ung thư rất tốn kém) cũng như sự hỗ trợ y học kịp thời từ nhân viên y tế.

- Cố gắng chấp nhận hiện thực và sống cùng bệnh tật, dành nhiều thời gian để thư giãn và vui vẻ bên người thân, gia đình và bạn bè.

4. Kết luận:

Bệnh ung thư gan gây nhiều đau đớn và mệt mỏi trong quá trình điều trị ở bệnh nhân, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải có thể trạng tốt mới có thể chống chọi lại bệnh tật và đáp ứng các phương pháp điều trị do đó xây dựng một chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho bệnh nhân ung thư gan là việc làm cần thiết. Ngoài ra việc giữ được tinh thần lạc quan thoải mái cũng rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị của bệnh nhân. Cứ an nhiên rồi sẽ bình yên!

(Bài trả lời do BSCK1 Nguyễn Thị Kim Bạch - Khoa Ung bướu Bệnh viện Quân Y 175 biên soạn và được Ban Biên tập Trang TTĐT Hội Gan mật VN hoàn chỉnh. Nội dung này của Chuyên mục Giải đáp Gan mật tụy do Công ty Bayer đồng hành và tài trợ).

Từ khóa » Chăm Sóc Người Bệnh Bị Ung Thư Gan