Chăm Sóc Mai Vàng Trồng Chậu Sau Tết
Có thể bạn quan tâm
Chăm sóc mai sau Tết chậm nhất là mồng 6 đến mồng 10 tháng giêng âm lịch, không để cây quá lâu cây sẽ mất sức. Chăm sóc mai vàng trồng chậu sau Tết cần lưu ý những vấn đề sau:Cây mai vàng là đặc trưng của những ngày Tết đến xuân về ở miền Nam. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, hoa mai nở vàng rực đầu năm sẽ mang lại may mắn, phát tài phát lộc, sung túc cho gia đình cả năm. Mai vàng sau khi chưng Tết thường sẽ bị mất sức, sinh trưởng kém do đã tập trung nuôi hoa trước Tết. Chính vì vậy, sau khi chưng Tết, người trồng, người chơi mai phải quan tâm, chăm sóc, bù đắp chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng bình thường trở lại, làm nền tảng cho mùa hoa Tết năm sau.
1. Tiến hành cắt tỉa cành
– Cắt bỏ hết hoa và nụ: Cây mai để trong nhà cần mang ra ngoài trời, hướng nắng sớm khoảng một tuần sau khi cây quen dần với thời tiết bên ngoài thì mới bắt đầu cắt nụ, cắt hoa. Chỉ nên cắt giữa cuống hoa, giữ lại cọng đài hoa vì chỗ này có thể cho nhiều chồi mới.
– Cắt bỏ bớt chỗ nhánh dài và dày: Sau một năm các cành nhánh đã dài làm mất đi dáng thế của cây. Vì thế phải tiến hành cắt tỉa để định hình lại. Cây được cắt tỉa nhiều lần sẽ tạo sự già cỗi, cây sẽ càng đẹp. Cần loại bỏ những cành yếu, cành bệnh, cành vô hiệu để cây được khỏe mạnh. Khi cắt cần chú ý phải để lại ít nhất hai mắt lá trên các cành nhánh. Điểm cắt nên cách mắt lá khoảng 3- 5 mm. Vết cắt phải phẳng, nhẵn, nên quét nước vôi trong lên vết cắt để cây mau liền sẹo và chống vi sinh vật gây hại xâm nhập. Lưu ý khi cắt tỉa hết cành nhánh nên để cây trong mát, lấy vải hoặc ni lông che lại để tránh mất nước, giảm lượng nước tưới.
Ảnh minh họa: cắt tỉa cành cây mai sau Tết
2. Thay giá thể, bón phân
* Thay giá thể cho cây mai
– Nên nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu, cào bỏ một lớp đất trồng phía bên ngoài và trên bề mặt của bộ rễ, khối lượng đất được loại bỏ khoảng 1/3 -1/4 thể tích bầu cây.
– Cắt rễ: Sau một năm cây mai đã ăn hết phần đất và dinh dưỡng trong chậu. Nên cần tiến hành cắt bỏ những rễ già, hư, bệnh đi để cây mọc rễ non. Rễ non giúp cây hút nước và dinh dưỡng hiệu quả hơn.
– Giá thể mới bao gồm: 6 phần tro trấu + 1 phần xơ dừa + 1 phần đất + 2 phần phân hữu cơ hoai mục.
– Kích rễ: Sau khi cắt rễ và thay đất có thể tiến hành kích rễ bằng antonik với liều lượng đúng theo bao bì, 10 ngày tưới 1 lần, chỉ tưới 2 lần/năm.
* Lưu ý:
– Khi vừa thay đất, tuyệt đối không bón phân vì khi đó bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ. Chỉ với số phân bón lót cũng đã đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa. Sau khi cây có dấu hiệu phục hồi mới bắt đầu bón phân.
* Bón phân cho cây mai vàng
– Quá trình bón phân cho cây mai có thể chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn phục hồi, giai đoạn sinh trưởng, giai đoạn ra hoa.
– Giai đoạn tháng 1 – tháng 5: Sau Tết cây đã bị suy, cần tập trung bổ sung dinh dưỡng để cây phát triển phần rễ và đâm tược non sau khi cắt. Cần bổ sung lượng phân bón như sau:
. NPK 30.10.10 với liều lượng 15-20 gr/chậu đường kính 60cm.
. Phân bón lá Root 2 + Antracol (chống cháy lá) (phun theo liều lượng bao bì). Phun 4 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.
. Bón phân dynamic (phân hữu cơ) liều lượng 25-30 gr/lần, mỗi tháng bón 1 lần. Phân dynamic sẽ bổ sung các nguyên tố vi lượng giúp cây khỏe mạnh hơn.
– Giai đoạn tháng 5 – tháng 9: Lúc này cây đã có bộ tàn rộng, cần tập trung phát triển cành nhánh để giữ sức cho giai đoạn ra hoa, cần bón phân theo liều lượng như sau:
. NPK 15.30.15 15-20 gr/chậu đường kính 60cm. Hàm lượng lân cao sẽ góp phần giúp bộ lá của cây xanh tốt hơn.
. Phân bón lá đầu trâu 501 + Ridomil Gold 68WG (chống nấm) (phun theo liều lượng bao bì). Phun 1 – 2 lần trong giai đoạn này tùy vào tình trạng của cây.
. Kết hợp phân dynamic (phân hữu cơ) 25-30 gr/chậu đường kính 60cm, mỗi tháng một lần để bổ sung các nguyên tố vi lượng cần thiết.
– Giai đoạn tháng 10 – tháng 12: Đây là giai đoạn cây bắt đầu phân hóa nụ để chuẩn bị ra hoa. Nên có một vài lưu ý sau:
. NPK 10.50.10 hàm lượng lân cao để kích thích cây phân hóa nụ. Bón một lần duy nhất, liều lượng 15-20gr/chậu đường kính 60 cm.
. Phân bón lá đầu trâu 701 (phun theo liều lượng bao bì), bón 1 – 2 lần.
– Sau khi thay giá thể, bón phân, nên để cây ở vị trí bóng râm, ít nắng. Khi cây đã có dấu hiệu hồi phục thì chuyển ra nắng sáng hoàn toàn. Nên tưới đủ ẩm, không thừa hoặc thiếu nước.
3. Phòng trừ sâu bệnh hại
Thường xuyên theo dõi các đối tượng gây hại nhất là trong thời kỳ chồi đang mọc lá non. Nên phun thuốc bảo vệ thực vật khi cây vừa nhú chồi để bảo vệ chồi non phát triển, không bị sâu hại cắn. Có thể phun bổ sung thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép khi thấy cây có dấu hiệu sâu bệnh.
PT
Từ khóa » Chăm Sóc Mai Vàng Sau Tết 2020
-
Cách Chăm Sóc Cây Mai Sau Tết đơn Giản Tại Nhà, để Năm Sau Chơi ...
-
CHĂM SÓC MAI VÀNG SAU TẾT NĂM 2020 - YouTube
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Mai Vàng Trước Và Sau Tết 2022
-
Cách Chăm Sóc Cây Mai Vàng Sau Tết Theo Từng Tháng Trong Năm
-
Cách Chăm Sóc Mai Vàng Sau Tết Đúng Cách Năm 2021
-
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Mai Trong Chậu Sau Tết Chuẩn Chuyên Gia
-
Cần Lưu ý điều Gì Khi Chăm Sóc Mai Vàng Sau Tết? | Cleanipedia
-
Bí Quyết Chăm Sóc Mai Vàng Sau Tết để Năm Sau Lại Có Hoa Chưng
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Mai Vàng Sau Tết
-
Chăm Sóc Mai đón Tết - TỈNH CÀ MAU
-
KỸ THUẬT CHĂM SÓC MAI VÀNG SAU TẾT - BacLieu
-
Cẩm Nang Chăm Sóc Mai Vàng Sau Tết Không Phải Ai Cũng Biết - Unica
-
Cách Chăm Sóc Mai Sau Tết Nhanh Phục Sức, Nở đúng Dịp Xuân Sau
-
Chăm Sóc Mai đón Tết - UBND Tỉnh Cà Mau