KỸ THUẬT CHĂM SÓC MAI VÀNG SAU TẾT - BacLieu
Có thể bạn quan tâm
Sau tết, để chăm sóc và phục hồi mai vàng để cây có thể phát triển tốt và ra hoa đúng mùa vào cuối năm sau, cần nắm vững một số kỹ thuật sau:
1. Đưa mai ra ngoài trời
- Đối với mai trồng trong chậu, chưng trong nhà hay trang trí góc nhà sẽ làm cho thiếu (ít) ánh sáng, thiếu nước, thiếu nắng và thiếu dinh dưỡng cây yếu. Do đó, đem cây mai ra ngoài trời (khoảng mồng 10 âm lịch) nên đem ra nhử nắng từ từ. Trong tuần đầu phơi nắng thời gian ngắn (khoảng từ 2 - 3h): Buổi sáng để chậu mai ngoài nắng dịu. Buổi trưa cần đem vào chỗ râm mát. Tuần tiếp theo, để mai ngoài trời thời gian dài hơn (khoảng 3 - 5h) trong 2 - 3 ngày cho mai quen dần, sau đó mới đem để ra ngoài nắng hoàn toàn.
- Đối với mai trồng trong chậu ngoài trời: Vì mai đã quen nắng nên tiến hành cắt tỉa mai.
Mai vàng chưng trong nhà Ảnh– TL
2. Cắt tỉa mai
- Cắt bỏ nụ, hoa và lẩy bỏ hết các trái non. Không nên giữ hoa để lấy hạt giống vì phải chờ cả hai tháng hạt mai mới già sẽ làm cho cây mai mất sức do nuôi quá nhiều hạt.
- Tỉa bỏ bớt chồi lá non dư thừa và những cành nhánh quá dài. Thường mua về cây đã có dáng sẵn, do đó chỉ cần cắt bỏ những cành sao cho đều theo dáng cây (cắt khoảng 30%). Không nên tướt hết lá của cây để cây có thể quang hợp tốt. Khi cắt tỉa cần giữ lại của các nhánh cành ít nhất phải có hai mắt lá. Điểm cắt tỉa cành nên cách mắt lá khoảng 5mm. Sau mỗi chỗ cắt sẽ mọc ra hai chồi mới.
Ở những cây mai gốc to chóp nhỏ dạng hình tháp thì nên cắt bỏ một phần thân trên. Trước khi cắt xem kỹ để chọn một chồi khỏe mạnh thay thế phần thân cắt bỏ, hoặc một nút lá có khả năng mọc và phát triển mạnh để thay thế ngọn. Điểm cắt bỏ phải cách chồi hoặc nút lá thay thế khoảng 5 - 10 mm, dùng lạt buộc ép cái chồi sẽ thay thế ngọn vào cho xuôi chiều đứng của ngọn. Nếu nút lá chưa mọc thành chồi thì phải chờ cho nút lá đâm chồi mọc ra 4 - 5 lá khỏe mạnh rồi mới cắt, dùng lạt cột ép vào phần thân để hướng ngọn lên trên. Cần buộc ép kịp thời chồi thay thế, nếu không thì chồi thay thế sẽ đâm chỉa ra ngòai khó coi. Phần chừa của thân gần ngọn thay thế sẽ được cắt bỏ sau khi ngọn mới đã cứng cáp.
Khi cắt cành nên dùng kéo cắt tỉa cành, vết cắt phải phẳng, nhẵn. Nếu cắt loại bỏ cành lớn có vết cắt rộng thì sau khi cắt dùng keo liền sẹo bôi lên vết cắt để cây mau liền sẹo và chống vi sinh vật gây hại xâm nhập.
*Lưu ý: Đối với mai chưng trong nhà nên cắt nụ, cắt hoa sau 1 tuần khi cây đã quen dần với nắng bên ngoài. Cành mai nên được cắt trước ngày 15 âm lịch và chậm nhất là ngày 20 âm lịch.
3. Thay đất, sang chậu
Thay đất cho cây loại bỏ đất bên trong, giữ lại phần đất bám vào rễ cây. Phía dưới chậu lót một lớp đất phân, trồng cây vào và nén chặt để giữ cây, bên trên có phủ một lớp phân hữu cơ bao trùm toàn bộ trên bề mặt chậu.
*Lưu ý: Mai vàng bán trong dịp tết, các nhà vườn thường dung các loại phân kích thích, thúc để mai nở đúng tết. Lúc này cây hút rất nhiều chất dinh dưỡng, nên dinh dưỡng trong đất bị cạn kiệt. Do vậy, cần thay đất mới để cung cấp chất dinh dượng cần thiết cho cây phát triển.
4. Chăm sóc, bón phân:
Sau khi thay đất một tháng, mới tiến hành bón phân NPK 16:16:8 (cung cấp dinh dưỡng cho cây ra rễ mạnh, sinh trưởng khỏe, ra lá non, chồi lá nhanh) pha với nước phun lên cây và tưới quanh gốc cây và bón kèm phân hữu cơ (phân bò, dê, vi sinh). Liều lượng thì tùy thuộc vào đường kính chậu mai. Kết hợp dùng Atonic hoặc Mega 9.1.1 để phun thuốc kích thích sinh trưởng cho mai đâm chồi mới: 7 – 10 ngày/phun 1 lần. Phun kéo dài khoảng 1 tháng (3 - 4 lần phun).
*Lưu ý: Nếu cây hồi sức và đâm chồi xanh thì ngưng phun thuốc kích thích chồi lá. Ngược lại khi thấy cành mai có dấu hiệu không phát triển thì cần tiếp tục phun thuốc với liều lượng như hướng dẫn trên bao bì (có thể dùng thêm 1g thuốc GA3 pha cùng 30 - 40 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc cho cây nhanh phát triển).
5. Tưới nước: Mai vàng không cần phải tưới nước mỗi ngày nhưng phải theo dõi thường xuyên. Khi thấy đất trong chậu khô cần tưới nước kịp thời (tưới thật nhiều nước cho cây). Nếu thiếu nước kéo dài cây bị héo, vàng và rụng lá.
6. Phòng và trị bệnh: Mai vàng thường gặp các loại bệnh: Phấn trắng, gỉ sắt, đốm lá, nấm hồng …và bị các loại bọ trĩ, sâu cắn lá, sâu đục thân, rầy rệp và nhện đỏ. Vì vậy, cần theo dõi thường xuyên. Khi phát hiện cây bệnh, cần sử dụng các loại thuốc để phun xịt như: Thuốc trừ nấm tổng hợp, Confidor, Trebon, Danitol…khi xịt cần kết hợp các chất bám dính. Liều lượng: Tùy vào kích thước cây và theo hướng dẫn (3-5 ngày phun/lấn; phun liên tục 2 - 3 lần).
Tài liệu tham khảo: Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai vàng – Trang Thông tin Khoa học và Đời sống (Khoa học.tv)
Từ khóa » Chăm Sóc Mai Vàng Sau Tết 2020
-
Cách Chăm Sóc Cây Mai Sau Tết đơn Giản Tại Nhà, để Năm Sau Chơi ...
-
CHĂM SÓC MAI VÀNG SAU TẾT NĂM 2020 - YouTube
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Mai Vàng Trước Và Sau Tết 2022
-
Cách Chăm Sóc Cây Mai Vàng Sau Tết Theo Từng Tháng Trong Năm
-
Cách Chăm Sóc Mai Vàng Sau Tết Đúng Cách Năm 2021
-
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Mai Trong Chậu Sau Tết Chuẩn Chuyên Gia
-
Cần Lưu ý điều Gì Khi Chăm Sóc Mai Vàng Sau Tết? | Cleanipedia
-
Bí Quyết Chăm Sóc Mai Vàng Sau Tết để Năm Sau Lại Có Hoa Chưng
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Mai Vàng Sau Tết
-
Chăm Sóc Mai đón Tết - TỈNH CÀ MAU
-
Cẩm Nang Chăm Sóc Mai Vàng Sau Tết Không Phải Ai Cũng Biết - Unica
-
Cách Chăm Sóc Mai Sau Tết Nhanh Phục Sức, Nở đúng Dịp Xuân Sau
-
Chăm Sóc Mai đón Tết - UBND Tỉnh Cà Mau
-
Chăm Sóc Mai Vàng Trồng Chậu Sau Tết