Chăm Sóc Người Bệnh đau Dạ Dày Tá Tráng - Trạm Y Tế Xã Tân Túc
Có thể bạn quan tâm
MEDINET
Cổng liên kết
Xem trên giao diện máy tính
Chuyên mục
Khối chức năng
- HỎI ĐÁP
- TRA CỨU
- THƯ VIỆN ẢNH
- BẢN ĐỒ VỊ TRÍ
Giáo dục sức khỏe
Cập nhật: 10:17, 14/9/2018 Lượt đọc: 12998
Chăm sóc người bệnh đau dạ dày tá tráng 1. Đại cương: - Là một bệnh khá phổ biến ở nước ta cũng như ở các nước khác trên thế giới. - Nam mắc nhiều hơn nữ chiếm khoảng 4/5 bệnh nhân. - Tuổi mắc bệnh thường từ 20 – 40 tuổi. Song có thể gặp ở người trên 70 tuổi và trẻ em dưới 1 tuổi. - Loét hành tá tràng gặp nhiều hơn loét dạ dày ( tỷ lệ 3/1 hoặc 4/1 ). 2. Cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân: * Bệnh sinh: - Có nhiều thuyết để giải thích cơ chế sinh ra ổ loét: + Thuyết vỏ não do căng thẳng tinh thần. + Thuyết dị ứng. + Thuyết thần kinh, thể dịch hoạt động bài tiết dịch vị chịu tác động của vỏ não và dây thần kinh phế vị làm tăng bài tiết gastrine ( tăng bài tiết dịch vị (loét. - Muốn gây ra ổ loét thì phải có sự mất thăng bằng giữa yếu tố: + Yếu tố gây loét: HCl, pepsin. + Yếu tố chống loét: Chất nhầy mucin. Khi yếu tố chống loét bình thường, nhưng yếu tố gây loét hoạt động mạnh hơn, hoặc ngược lại yếu tố gây loét vẫn bình thường nhưng yếu tố chống loét lại hoạt động yếu hơn đều dẫn đến sinh ra ổ loét. Trong các yếu tố đó thì HCl đóng vai trò quyết định. * Nguyên nhân: - Một số nguyên nhân đã được biết rõ: + U tuỵ tạng bài tiết gastrin, còn gọi là hội chứng Zollinger Ellison. + Một số thuốc: Nhóm Corticoit, nhóm giảm đau chống viêm ( Aspirin, Indometacin, phenobutazone ), thuốc chữa cao huyết áp ( Reserpin ). + Yếu tố di truyền: có liên quan đến nhóm máu O và HLA. + Vai trò của vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân gây ra loét. Đây là xoắn khuẩn đầu có chùm lông. Nó gây tổn thương niêm mạc dạ dày đồng thời sinh urê, giải phóng CO2 ( tăng tiết HCl ( gây loét. - Những nguyên nhân có thể khác: + Chấn thương tinh thần, tâm lý. + Rượu. + Thuốc lá. - Những yếu tố thuận lợi: + Xơ gan. + Suy tuyến giáp. 3. Triệu chứng lâm sàng: Chia làm 2 thể: 3.1. Thể điển hình: - Đau bụng vùng thượng vị là triệu chứng quan trọng với những đặc điểm sau: + Đau âm ỉ, không đau dữ dội. + Đau có tính chất chu kì trong ngày và trong năm. Đau theo nhịp điệu với bữa ăn. Đau khi đói (loét tá tràng), đau sau khi ăn (loét dạ dày). Đau như vậy kéo dài trong vòng 1 – 3 tuần rồi tự nhiên khỏi. Chu kì trong năm: thường đau vào mùa hoặc tháng nhất định. Ví dụ thường đau vào mùa rét hoặc nóng. + Đau lan ra sau lưng hoặc lên trên ngực. Càng về sau tính chất chu kì càng mất dần đi, cường độ đau mạnh hơn, thời gian mỗi đợt đau kéo dài hơn. - Nôn: Khi đau bệnh nhân có thể nôn hoặc buồn nôn. - ợ hơi, ợ chua. - Ăn kém hoặc không dám ăn vì sợ đau. - Gầy sút. - Thay đổi tính tình, khó tính. 3.2. Thể không điển hình: Bệnh tiến triển im lặng, không có triệu chứng đau và biểu hiện đột ngột bởi một biến chứng nào đó như: Chảy máu tiêu hoá; thủng ổ loét. 4. Triệu chứng cận lâm sàng: - Chụp X quang dạ dày, tá tràng có thể phát hiện thấy ổ loét: + Những dấu hiệu của ổ loét bờ cong nhỏ dạ dày là hình gai hồng, hình lồi. + Những dấu hiệu của loét hành tá tràng: Hành tá tràng biến dạng hình 2 cánh, hình quân bài nhép, hình vòng đồng tâm, hình mỏ vịt. - Nội soi dạ dày – tá tràng bằng ống soi mềm: Là thăm dò tốt nhất, nhìn thấy trực tiếp ổ loét, đánh giá đúng kích thước, vị trí của ổ loét và các tổn thương khác kèm theo. - Xét nghiệm dịch vị: Độ axit thường tăng trong loét tá tràng. - Tìm vi khuẩn Helicobacter pylori trong mảnh sinh thiết niêm mạc dạ dày. 5. Các biến chứng: Có 4 biến chứng chính: - Chảy máu tiêu hoá: Hay gặp nhất. + Biểu hiện bằng: Nôn ra máu và/hoặc ỉa phân đen. + Tình trạng toàn thân phụ thuộc vào mức độ mất máu nhiều hay ít. - Thủng ổ loét: Bệnh nhân đột nhiên đau bụng dữ dội thượng vị, đau như dao đâm, khám thấy bụng cứng như gỗ về sau triệu chứng sốc xuất hiện. - Hẹp môn vị: Bệnh nhân ăn không tiêu, buồn nôn rồi nôn ra thức ăn của bữa ăn trước hoặc của ngày ăn trước có mùi đặc biệt vì thức ăn đã lên men. Khám có làn sóng nhu động dạ dày và tiếng óc ách lúc đói. - Ung thư hoá: Chỉ gặp ở loét dạ dày: Bệnh nhân thường đau nhiều, không có tính chất chu kì, kèm theo nôn, người gầy sút nhiều. 6. Cách điều trị: 6.1. Chế độ ăn: Mục đích là tránh tăng tiết và hạn chế vận động trong ống tiêu hoá. Trong đợt đau nên ăn lỏng, mềm. Ngoài đợt đau ăn uống bình thường, nên kiêng rượu, cà phê, chè đặc, gia vị, thuốc lá. 6.2. Thuốc: - Các thuốc kháng axit: Maalox, phosphalugel uống nhiều lần trong ngày, uống sau khi ăn 1 giờ. - Thuốc kháng tiết Cholin: atropin sunfat, belladon, tác dụng ức chế việc bài tiết axit clohydric trong dạ dày. Uống nửa giờ trước khi ăn. - Thuốc kháng thụ thể H2: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin ức chế rất mạnh sự bài tiết axit trong dạ dày. - Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazol ( Lomac, Losec, Lanzor . . . ) - Thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày: Gastropulgite, Sucralfat uống trước khi ăn. - Kháng sinh: Amoxicilin, Klion... 7. Chăm sóc: 7.1. Nhận định: - Đau vùng nào ? - Cảm giác của bệnh nhân khi đau ? - Có ợ hơi, ợ chua, có nôn không ? - Có hút thuốc lá, uống rượu, cà phê, thức ăn nhiều gia vị không ? - Sống và làm việc có căng thẳng không ? - Gia đình có ai bị loét dạ dày tá tràng không ? - Xem xét các kết quả cận lâm sàng. 7.2. Chẩn đoán chăm sóc: Dựa trên các dữ kiện đã thu thập được sau khi hỏi và thăm khám bệnh nhân. Các chẩn đoán chăm sóc chính của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có thể bao gồm: - Đau vùng thượng vị do tăng tiết dịch vị. - Lo lắng do đau vùng thượng vị kéo dài. - Bệnh nhân không thực hiện được chế độ ăn uống đúng do thiếu kiến thức về bệnh. - Nguy cơ có biến chứng xảy ra. - Bệnh nhân không biết cách phòng bệnh do thiếu hiểu biết về bệnh. 7.3. Lập kế hoạch chăm sóc: - Giảm đau vùng thượng vị. - Giảm lo lắng cho bệnh nhân. - Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với bệnh nhân. - Theo dõi phát hiện biến chứng. - Hướng dẫn bệnh nhân cách phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ. 7.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc: * Giảm đau vùng thượng vị: - Chườm nóng vùng thượng vị ( nếu không có biến chứng xuất huyết ). - Giúp bệnh nhân bỏ thói quen hút thuốc lá, uống cà phê, rượu, bia. Dù là đang dùng thuốc tốt, đắt tiền mà vẫn hút thuốc lá và uống rượu bia thì cũng không khỏi. Phải giải thích và kết hợp kiểm tra chặt chẽ. - Cho bệnh nhân uống thuốc theo y lệnh đầy đủ và chính xác. * Giảm lo lắng: - Có chế độ nghỉ ngơi và làm việc thích hợp. Đau nhiều thì nghỉ, khi đỡ đau đi lại nhẹ nhàng, tránh suy nghĩ căng thẳng. - Mất ngủ dùng thuốc an thần: Seduxen, Transene ... - Giải thích những câu hỏi của bệnh nhân trong phạm vi nhất định, quan tâm, chăm sóc đến bệnh nhân. - Hướng dẫn bệnh nhân những phương pháp thư giãn, nghỉ ngơi. * Chế độ ăn uống: - Trong đợt đau cho ăn thức ăn mềm, lỏng ( cháo, sữa, súp ...). Ngoài đợt đau ăn uống bình thường. - Nên ăn nhẹ, ăn từng ít một, nhai kỹ, không nên ăn quá nhiều, quá nhanh. - Kiêng rượu, cà phê, chè đặc, thuốc lá, các loại gia vị (vì làm tăng tiết HCl). - Khuyên bệnh nhân uống nhiều nước, không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. * Theo dõi, phát hiện, phòng ngừa biến chứng: - Chảy máu tiêu hoá: Theo dõi mạch, huyết áp, chất nôn, phân hàng ngày. - Thủng ổ loét: Đau đột ngột, có biểu hiện choáng. Khi phát hiện phải nhanh chóng báo cáo bác sỹ để chuyển sang ngoại khoa. - Hẹp môn vị: ( nôn ra thức ăn cũ ) + Cho ăn nhẹ, ăn từng ít một. + Đặt Sonde dạ dày khi có chướng bụng. + Chuẩn bị bênh nhân khi có chỉ định rửa dạ dày, nội soi dạ dày. + Điều trị nội khoa không đỡ chuyển điều trị ngoại khoa. * Hướng dẫn bệnh nhân cách phòng bệnh và tự chăm sóc sức khoẻ: - Cung cấp cho bệnh nhân một số kiến thức về bệnh, giúp họ tránh được những yếu tố làm bệnh nặng thêm. - Bệnh nhân phải kiêng các chất kích thích như rượu, cà phê, chè đặc, gia vị. - Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, ăn chậm, nhai kĩ. - Khi dùng thuốc phải theo sự chỉ dẫn của bác sỹ nhất là các thuốc giảm đau. - Đề phòng các biến chứng có thể xảy ra. - Có chế độ nghỉ ngơi, làm việc phù hợp với bệnh, thay đổi lối sống. 7.5. Đánh giá: Những kết quả mong muốn là: - Hết đau. - Hết lo lắng. - Có chế độ ăn uống phù hợp với bệnh. - Theo dõi phát hiện sớm và xử trí kịp thời các biến chứng. - Biết cách phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ. Trạm Y tế Xã Tân TúcTIN KHÁC
- 1Nói không với các loại thuốc lá: truyền thống, điện tử và nung nóng 30/11/2024
- 2Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) 27/11/2024
- 3HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (WORLD COPD DAY) 20.11.2024 26/11/2024
- 4Cập nhật quy định về thực hiện địa điểm cấm hút thuốc lá 22/11/2024
- 5Tờ rơi điện tử Tay chân miệng 18/11/2024
- 6Tờ rơi Đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu cảnh báo Sốt xuất huyết 12/11/2024
- 77 Biện pháp diệt lăng quăng 12/11/2024
- 8Các Biện Pháp Giảm Thiểu Chất Thải Nhựa Trong Cơ Sở Y Tế 10/11/2024
- 9Tờ rơi điện tử Tay chân miệng 10/11/2024
- 106 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh Sốt xuất huyết 10/11/2024
- 117 Biện pháp diệt lăng quăng 7/11/2024
- 12Thông điệp truyền thông hưởng ứng Tuần lễ "Dinh dưỡng và Phát triển" năm 2024 6/11/2024
- 136 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh Sốt xuất huyết 4/11/2024
- 14Thông điệp truyền thông hưởng ứng Tuần lễ "Dinh dưỡng và Phát triển" năm 2024 2/11/2024
- 15Cập nhật quy định về thực hiện địa điểm cấm hút thuốc lá 29/10/2024
Số điện thoại: 028 3930 9912 - Email: syt@tphcm.gov.vn
Từ khóa » Chăm Sóc Người Bị Viêm Loét Dạ Dày
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Bệnh Nhân Loét Dạ Dày Tá Tràng Khi Xuất Viện
-
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
-
Nguyên Nhân Gây Viêm Loét Dạ Dày Và Cách Chăm Sóc Người Bệnh
-
Chăm Sóc Người Bị Loét Dạ Dày Tá Tràng | TCI Hospital
-
Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Dạ Dày
-
Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Dạ Dày Giúp Nhanh Khỏi Bệnh
-
CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG
-
Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Loét Dạ Dày Tá Tràng
-
Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Bị Viêm Dạ Dày Cấp Phù Hợp Nhất
-
Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Dạ Dày - Hành Trang Khỏi ...
-
[Hướng Dẫn] Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Loét Dạ Dày
-
Chăm Sóc Và Dinh Dưỡng Cho Trẻ Bị Viêm Loét Dạ Dày
-
Bệnh Loét Dạ Dày - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chế độ ăn Với Người Bị Bệnh Dạ Dày - Báo Tuổi Trẻ