Chăm Sóc Và Dinh Dưỡng Cho Trẻ Bị Viêm Loét Dạ Dày

Dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em. Phụ huynh cần chú ý xây dựng chế độ Dinh dưỡng hợp lý, vừa thuận lợi cho việc điều trị, vừa không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

4.1 Sử dụng thực phẩm có tác dụng giảm tiết acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày

  • Thực phẩm có khả năng làm giảm acid dịch vị: Đường, mật ong, dầu thực vật...
  • Thực phẩm có khả năng làm trung hòa acid dịch vị: Sữa, trứng
  • Thực phẩm giúp bọc hút niêm mạc dạ dày: Gạo nếp, khoai, bánh mỳ tốt cho bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em
  • Thực phẩm ít chất xơ sợi: Rau củ non
  • Đồ uống: Nước lọc, nước chè loãng

4.2 Không sử dụng thực phẩm kích thích niêm mạc dạ dày

  • Nước sốt, nước luộc thịt không tốt cho bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em
  • Thịt hun khói, dăm bông, xúc xích, lạp sườn
  • Thực phẩm dai cứng, nhiều chất xơ sợi: các loại thịt có gân, rau sống, các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ
  • Các loại đồ ăn chua như dưa cà, hành muối, hoa quả có vị chua
  • Các loại gia vị: ớt, tiêu, giấm, tỏi
  • Đồ uống có chất kích thích, đồ uống có ga

4.3 Xây dựng phương pháp ăn uống hợp lý

  • Ăn đầy đủ 3 bữa chính, có thể chia nhỏ thành nhiều bữa hơn để giảm nhẹ sự hoạt động tiêu hóa cho dạ dày
  • Ăn uống điều độ, chú ý không để trẻ quá đói hay quá no
  • Không cho trẻ ăn thức ăn quay, rán
  • Chú ý cho trẻ ăn thức ăn với nhiệt độ vừa phải, từ 40-50 độ C để giảm thiểu nguy cơ khiến dạ dày co bóp mạnh khi gặp nhiệt độ quá thấp hay quá cao
  • Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ theo lứa tuổi

Viêm loét dạ dày ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm, do đó trẻ cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời tại những cơ sở y tế uy tín hàng đầu.

Từ khóa » Chăm Sóc Người Bị Viêm Loét Dạ Dày