Chăm Sóc Sau Khi Nhổ Răng - Nhà Thuốc An Khang
Có thể bạn quan tâm
Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho
Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh
Chọn- Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
- An Giang
- Bà Rịa - Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
- Bài tin sức khỏe
- Biến chứng sau nhổ răng có thể gặp phải và cách chăm sóc sau nhổ răng
Bác sĩ Đỗ Huy Dũng
Chuyên khoa: Răng - Hàm - Mặt
Bác sĩ Đỗ Huy Dũng, chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt tại bệnh viện đa khoa Mỹ Đức hiện là bác sĩ thẩm định bài viết của Nhà thuốc An Khang.
Nhổ răng là một thủ thuật nha khoa nhằm khắc phục và điều trị những bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc sau nhổ răng qua bài viết dưới đây nhé!
1Trường hợp nên nhổ răng?
Răng tuy không phải là bộ phận quá quan trọng của con người. Tuy nhiên, việc nhổ răng cũng cần cân nhắc rất kỹ càng và chỉ thực hiện nếu như không còn lựa chọn nào khác.
Do vậy thông thường các vấn đề buộc nha sĩ phải đề nghị nhổ răng bao gồm:
- Sâu răng nặng (không thể điều trị thông thường).
- Răng gãy hoặc mẽ nặng không thực hiện được chức năng nhai cắn.
- Răng mọc lệch hoặc các răng trên hàm xô dịch lẫn nhau.
- Bệnh nướu xung quanh răng quá nghiêm trọng.
- Răng bị lệch hoặc các chấn thương răng khác.
Răng mọc lệch là một trong các trường hợp nên nhổ răng
2Quy trình nhổ răng
- Gây tê, mê cục bộ để làm tê liệt chiếc răng bị ảnh hưởng và mô nướu xung quanh. Tuy nhiên, gây tê chiếm ưu thế hơn do dễ thực hiện và ít gây biến chứng. Gây mê chỉ được lựa chọn trong trường hợp nhổ nhiều răng, cần chỉnh hàm và chỉ thực hiện tại bệnh viện với cơ sở vật chất đầy đủ.
- Xử trí trong nhổ răng: Nha sĩ sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng nhấc bỏ răng ra khỏi ổ răng. Đôi khi cần phải rạch nướu nếu răng của bạn bị sâu nặng hoặc gãy ở viền nướu.
- Xử trí sau nhổ răng: Sau khi răng của bạn được lấy ra, ổ răng được làm sạch và khử trùng hoặc khâu lại nếu rạch nướu. Khi quy trình hoàn tất, nha sĩ sẽ đặt một miếng gạc lên vị trí nhổ răng giúp làm chậm quá trình chảy máu.
Các nha sĩ sẽ tiến hành nhổ răng theo quy trình và sử dụng các dụng cụ chuyên dụng
3Biến chứng có thể gặp sau nhổ răng và cách xử lý
Cảm giác đau
Đau sau khi nhổ răng có thể là kết quả của việc rách mô mềm, lộ xương, nhiễm trùng ổ răng hoặc tổn thương các dây thần kinh lân cận.
Để giảm bớt cơn đau, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được kê đơn uống thuốc. Đừng nên lái xe khi đang dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào vì có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.
Để giảm bớt cơn đau, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được kê đơn uống thuốc
Sưng tấy
Sưng tấy là tình trạng có thể xảy ra do kỹ thuật phẫu thuật kém, sử dụng dụng cụ cùn để tiếp cận và dẫn lưu không đầy đủ. Ngoài ra, khi mũi khoan vướng vào mô mềm, vết khâu quá chặt hoặc chấn thương phẫu thuật hình thành khối máu tụ cũng gây sưng tấy.
Để giảm sưng, vào ngày đầu tiên bạn nên chườm lạnh bằng túi đá (hoặc túi nhựa chứa đậu hoặc ngô đông lạnh mà có thể uốn theo hình dạng mặt). Chườm lạnh trong 25 phút mỗi giờ hoặc 2 giờ. Ngoài ra, sử dụng nước muối đẳng trương ấm súc miệng cứ sau 3 - 4 giờ.
Nếu vết sưng vẫn tiếp tục sau 3 ngày hoặc nếu cơn đau dữ dội, hãy liên hệ với nha sĩ để kiểm tra có nguy cơ nhiễm trùng hay không.
Nếu vết sưng vẫn tiếp tục sau 3 ngày hoặc nếu cơn đau dữ dội, hãy liên hệ với nha sĩ
Chảy máu
Chảy máu sau khi nhổ răng là hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên, chảy máu cũng có thể do một số nguyên nhân tại chỗ như chấn thương, rách da, nhiễm trùng, tổn thương xuất huyết, vận động mạnh, hoặc có thể do một số nguyên nhân toàn thân như rối loạn đông máu,…
Trong trường hợp này, có thể kiểm soát chảy máu bằng cách giữ áp lực ổn định lên vị trí nhổ răng bằng cách cắn và giữ cố định miếng gạc trong giờ đầu tiên.
Tuy nhiên, nếu chảy máu tiếp tục trong hơn một vài giờ, bạn nên thông báo với nha sĩ để được làm sạch vùng chảy máu và khâu lại vị trí phẫu thuật nếu cần thiết.
Chảy máu sau khi nhổ răng là hiện tượng phổ biến
Sốt
Việc bị sốt sau nhổ răng là khá phổ biến. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng nhiệt độ cơ thể của bạn không được vượt quá 38 độ C.
Nếu sốt đi kèm một số dấu hiệu khác như đau, khó nuốt hoặc khó thở, chảy máu liên tục không ngừng, sưng ngày càng nặng thêm,... là biểu hiện của nhiễm trùng. Khi đó, bạn cần liên hệ với nha sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Việc bị sốt sau nhổ răng là khá phổ biến
Viêm tủy xương
Viêm tủy xương thường xảy ra dưới dạng nhiễm trùng hàm dưới. Bệnh nhân thường bị sốt và vị trí răng nhổ bị mềm và sưng lên.
Ở trường hợp này, các bác sĩ hoặc nha sĩ sử dụng chụp X-quang để chẩn đoán. Những người bị viêm tủy xương có thể được tiến hành các phương pháp điều trị như rạch và dẫn lưu, cắt bỏ phần sau, cắt bỏ hàm, liệu pháp oxy cao áp,... và dùng kháng sinh trong một thời gian dài.
Viêm tủy xương thường xảy ra dưới dạng nhiễm trùng hàm dưới
Viêm ổ răng khô
Khô ổ răng (lộ xương trong ổ răng) có thể phát triển sau khi nhổ răng hàm dưới và do tăng tiêu sợi huyết cục bộ dẫn đến tan cục máu đông trong ổ răng bị mất. Viêm ổ răng khô phổ biến ở những người hút thuốc, phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai,...
Thông thường, cảm giác khó chịu sẽ giảm đi trong 2 hoặc 3 ngày sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, tình trạng có thể đột ngột trở nên trầm trọng hơn, đôi khi kèm theo đau tai.
Hãy liên hệ với nha sĩ khi bị đau đột ngột hoặc kéo dài để được chẩn đoán và chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau khi cần thiết nhằm loại bỏ cơn đau.
Viêm ổ răng khô phổ biến ở những người hút thuốc, phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai
Vết thương chậm lành
Một số bệnh hệ thống như thiếu máu, tiểu đường và bệnh suy nhược kéo dài, nhiễm trùng vết thương,... có thể gây ra sự chậm trễ trong sửa chữa mô và làm vết thương sau nhổ răng chậm lành.
Để giúp vết thương mau lành hơn thì bạn cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng chất lỏng và chất điện giải, giảm thiểu chấn thương quá mức, vệ sinh răng miệng đúng cách,...
Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh răng miệng đúng cách giúp vết thương mau lành hơn
4Hướng dẫn cách chăm sóc sau nhổ răng
Giữ cho vị trí nhổ răng sạch sẽ
Rửa sạch nhẹ nhàng khu vực nhổ răng bằng nước súc miệng kháng khuẩn 2 - 3 lần một ngày. Ngoài ra để tránh gây chảy máu, bạn cũng nên tránh chải trực tiếp lên vị trí nhổ răng cho đến khi nha sĩ cho phép.
Luôn giữ cho vị trí nhổ răng sạch sẽ bằng nước súc miệng kháng khuẩn
Uống thuốc theo hướng dẫn của nha sĩ
Hãy uống thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau theo hướng dẫn mà nha sĩ đã kê toa cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen và ibuprofen.
Uống thuốc thuốc kháng sinh và giảm đau theo hướng dẫn mà bác sĩ đã kê toa
Ăn thức ăn mềm
Để tránh đau và chảy máu vùng nhổ răng, bạn cần tránh thức ăn cứng và giòn như đá lạnh, kẹo cứng, snack chiên,... trong vài ngày đầu. Thay vào đó, hãy bổ sung các loại thực phẩm mềm như khoai tây nghiền, các loại sinh tố từ trái cây, bột yến mạch, cá hồi... sau khi nhổ răng.
Tránh thức ăn cứng và giòn trong vài ngày đầu để tránh đau và chảy máu vùng nhổ răng
Tránh các hoạt động quá sức trong ít nhất 2 ngày
Nhịp tim tăng cao khi hoạt động thể lực quá sức có thể gây nguy cơ tăng chảy máu và khó chịu sau khi nhổ răng. Do đó, bệnh nhân nên tạm ngưng đến phòng tập thể dục trong 48 - 72 giờ đầu tiên và hỏi ý kiến nha sĩ khi có nhu cầu.
Nhịp tim tăng cao khi vận động gây nguy cơ tăng chảy máu và khó chịu sau khi nhổ răng
Một số lưu ý khác
- Tránh nằm thẳng sau khi nhổ răng vì có thể kéo dài thời gian chảy máu.
- Cắn chặt nhưng nhẹ nhàng vào miếng gạc để giảm chảy máu và cho phép cục máu đông hình thành trong hốc răng.
- Tránh súc miệng hoặc khạc nhổ mạnh trong 24 giờ sau khi nhổ răng để tránh làm bật cục máu đông hình thành trong ổ răng.
- Không sử dụng ống hút để uống trong 24 giờ đầu tiên.
Tránh nằm thẳng sau khi nhổ răng
5Lời khuyên sau khi nhổ răng
24h đầu sau nhổ răng
Trong 24 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng, quá trình lành thương của mô nướu sẽ bắt đầu. Trong giai đoạn này, bạn có thể cần phải làm như sau:
- Dùng thuốc theo chỉ định hoặc tư vấn của nha sĩ.
- Ăn thức ăn mềm. Không nên ăn thức ăn quá nóng vì nó có thể làm tăng lưu lượng máu đến vị trí nhổ răng.
- Chăm sóc vết sưng tấy: Cố gắng kê cao đầu ngay cả khi bạn đang ngủ. Bạn cũng có thể chườm túi nước đá trong 10 -15 phút.
- Tránh hút thuốc hoặc thuốc lá điện tử vì có thể làm giảm lưu lượng máu đến khu vực nhổ răng và khiến vết thương lâu lành.
- Hạn chế hoạt động thể chất gắng sức vì có thể làm chảy máu hốc răng.
- Tránh dùng rượu và các đồ uống có cồn.
Tránh hút thuốc hoặc thuốc lá điện tử trong 24h sau nhổ răng
2-3 ngày tiếp theo
Sau 24 giờ đầu tiên đến 2 - 3 ngày tiếp theo, bạn có thể:
- Súc miệng bằng nước muối ấm.
- Vẫn nên nghỉ ngơi và thay gạc thường xuyên.
- Xì mũi hoặc hắt hơi cũng nên nhẹ nhàng để giảm áp lực lên vết thương.
- Có thể bắt đầu đánh răng và dùng chỉ nha khoa nhưng tránh những khu vực gần chỗ nhổ răng.
- Tiếp tục sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tiếp tục sử dụng các thức ăn mềm và tránh ăn những thức ăn cứng.
Súc miệng bằng nước muối ấm trong 2 - 3 ngày tiếp theo
1 tuần sau đó
Một hoặc hai tuần sau là giai đoạn lành vết nhổ răng, đường kính của ổ cắm sẽ bị thu hẹp đáng kể. Các mô hạt được tạo thành từ các tế bào bạch cầu, collagen và mạch máu bảo vệ vết thương.
Sau 1 tuần, bạn có thể hoạt động bình thường nhưng vẫn phải cẩn thận về vị trí nhổ răng và nhẹ nhàng xung quanh khu vực khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
Có thể nhẹ nhàng vệ sinh xung quanh khu vực nhổ khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
Xem thêm:
- Sau khi nhổ răng có được súc miệng bằng nước muối không?
- 6 thói quen tốt cho răng miệng bạn cần biết
Thời điểm sau khi nhổ răng bạn nên thận trọng hơn trong ăn uống và sinh hoạt để tránh các biến chứng khó lường. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn và hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!
Nguồn: My.clevelandclinic, Healthline, Msdmanuals, Webmd.
Từ khoá: chăm sóc sau nhổ răng biến chứng sau nhổ răng xử trí chảy máu sau nhổ răng chăm sóc sau khi nhổ răng nhổ răngCác bài tin liên quan
-
Sức khoẻ & Bệnh
12 nguyên nhân ê buốt răng và cách khắc phục tại nhà hiệu quả
3 tháng trước -
Sức khoẻ & Bệnh
Đánh răng đúng cách - Các bước đánh răng cho người lớn và trẻ em
Bác sĩ Hoàng Thị Duyên
4 tháng trước -
Sức khoẻ & Bệnh
Niềng răng có đau không? 11 cách giảm đau khi niềng răng
Bác sĩ Hoàng Thị Duyên
4 tháng trước -
Sức khoẻ & Bệnh
Top 16 loại kem đánh răng tốt, hiệu quả được ưa chuộng bạn nên thử
Bác sĩ Hoàng Thị Duyên
4 tháng trước
Chat Zalo(8h00 - 21h30)
1900 1572(8h00 - 21h30)
Từ khóa » Nhổ Răng Có ăn được Thịt Chó Không
-
Nhổ Răng Khôn Nên ăn Gì & Kiêng ăn Gì? Bao Lâu ăn Bình Thường ...
-
Đau Răng Có Nên ăn Thịt Chó Không? - Nha Khoa Nevada
-
Đau Răng Có Nên ăn Thịt Chó Không? - DC DENTIST
-
Thực đơn Cho Người đau Răng | Đau Răng Có Nên ăn Thịt Chó Không?
-
Đau Răng Có Nên ăn Thịt Chó Không? | Chợ Gỗ Nội Thất Mỹ Nghệ Việt ...
-
Sau Khi Nhổ Răng Nên Và Không Nên Ăn Gì?
-
Nhổ Răng Khôn Kiêng Và Nên ăn Gì ? - Nha Khoa Đăng Lưu
-
Sau Khi Nhổ Răng Khôn Nên ăn Gì Và Kiêng ăn Gì? Nhổ Răng Số 8 ...
-
Đau Răng ăn Thịt Chó Hưởng Như Thế Nào đến Răng Bị đau? - Medium
-
Sau Khi Nhổ Răng Nên Ăn Gì Để Mau Lành Vết Thương
-
Sau Khi Làm Răng Sứ Nên Kiêng Ăn Gì? - Nha Khoa I-Dent
-
Khi Bị Nhiệt Miệng Nên Kiêng Ăn Gì? - Kiến Thức Nha Khoa
-
Trồng Răng Implant Nên ăn Gì, Kiêng Gì để Nhanh Lành Thương?
-
Cắt Mí Có Ăn Được Thịt Chó Không? Chuyên Gia Giải Đáp