Khi Bị Nhiệt Miệng Nên Kiêng Ăn Gì? - Kiến Thức Nha Khoa
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng
Nhiệt miệng - lở miệng do nhiều nguyên nhân gây ra như: do virus, do suy giảm miễn dịch ở vùng niêm mạc miệng và lưỡi, hoặc vết trầy do đánh răng, stress, tình trạng dị ứng của cơ thể (như viêm mũi dị ứng), phụ nữ trong những ngày trước khi có hành kinh, gia đình có tiền sử có nhiều người bị nhiệt miệng...
Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân gây ra
Vậy khi bị nhiệt miệng kiêng ăn gì?
Không nên dùng thực phẩm cay nóng khi bị nhiệt miệng
Khi nhiệt mệng nên hạn chế các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu, các loại nước mắm, hạn chế ăn thịt chó ... Vì những đồ này có tính nóng dễ làm bệnh nặng hơn.
Không nên dùng thực phẩm cay nóng khi bị nhiệt miệng
Tránh đồ uống có cồn, cafein khi bị nhiệt miệng
- Hạn chế tối đa việc thu nạp đồ uống chứa cồn và cafein như rượu bia, cà phê…để tổn thương do loét miệng sẽ nhanh lành lại.- Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là một trong những tác nhân khiến cho tình trạng loét miệng trở nên nghiêm trọng.
Bị nhiệt miệng cần tránh những loại đồ uống có cồn
Đồ rán cháy, thực phẩm nhiều dầu mỡ
Ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu… nhiệt độc cộng với nước miếng ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi làm cho tình trạng loét miệng trở nên nghiêm trọng.
Không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ khó tiêu
Ngoài kiêng những thực phẩm trên, khi bị nhiệt miệng bạn cần chú ý:
Giữ vệ sinh răng miệng, điều này rất quan trọng vì vi khuẩn khoang miệng là một trong những "đầu mối" gây nên bệnh nhiệt miệng. Vì thế bạn cần luôn nâng cao ý thức vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày và đến gặp nha sĩ đều đặn 6 tháng một lần ngay cả khi bạn không có những dấu hiệu bất thường.Khi vệ sinh răng miệng nên dùng bàn chải lông mềm và chải răng đúng cách để tránh tổn thương khoang miệng. Thường xuyên thay bàn chải mới khoảng 3 tháng một lần.
Khi nhiệt miệng cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng
Nên ăn gì và uống gì khi bị nhiệt miệng, lỡ miệng
* Cà chua: có vị chua thanh và vị ngọt nhẹ, có tác dụng giúp cơ thể thanh nhiệt, vì vậy bạn thể dùng cà chua để ăn sống mỗi ngày khi bị nhiệt miệng hoặc ép lấy nước uống mỗi ngày, uống từ 2 – 4 lần/ ngày.
Cà chua có tác dụng giúp cơ thể thanh nhiệt
* Khế: có vị chua do đó có tác dụng chữa nhiệt miệng khá tốt, giúp thanh nhiệt, lưu ý là chỉ nên sử dụng khế chua để trị bệnh thay vì khế ngọt. Có thể lấy từ 2 – 3 quả đem cắt lát mỏng hoặc giã nát, cho vào nồi đổ nước và đun sôi. Mỗi ngày dùng hỗn hợp trên để ngậm khoảng vài phút sau đó nuốt dần.
Vị chua của khế có tác dụng chữa nhiệt miệng khá tốt
* Rau diếp cá, rau má: ăn sống, nấu canh hoặc xay lấy nước uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra nên ăn thêm nhiều trái cây như: dưa hấu, việt quất, cherry, đu đủ, chuối… để tránh tình trạng bị nhiệt vì các loại quả này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt khá hiệu quả.
Ăn rau diếp cá để giải độc, thanh nhiệt khá hiệu quả
* Một số loại hạt, đậu nên ăn khi bị nhiệt miệng
Sử dụng hạt sen, đậu xanh, đậu đen để nấu nước uống, nấu chè hoặc hầm cùng các loại thực phẩm khác dùng để ăn trong ngày sẽ giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, giảm cân vì điều trị tốt bệnh nhiệt miệng.
Nấu chè một số loại hạt, đậu nên ăn khi bị nhiệt miệng
* Một số loại thịt có tác dụng tốt cho bệnh nhân bị nhiệt miệng
Thịt vịt, thịt ngan có tính mát, giúp hạ nhiệt, bồi bổ sức khỏe nhưng cũng không nên ăn quá nhiều vì sẽ gây tác dụng ngược lại, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Thịt ba ba cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Thịt ngan có tính mát, giúp hạ nhiệt, bồi bổ sức khỏe nhưng cũng không nên ăn quá nhiều
* Cung cấp nước cho cơ thể
Bên cạnh đó nên uống nhiều nước lọc, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể không bị khô, có thể uống thêm nước chè xanh sẽ có tác dụng phòng ngừa và điều trị nhiệt miệng. Ngoài ra bạn có thể cung cấp thêm cho cơ thể một số loại nước mát như: nước của bột sắn dây, nước nấu từ rau bắp, nước cam, nước chanh…có tác dụng trong việc điều trị nhiệt miệng.
Cung cấp nước cho cơ thể để cơ thể không bị khô
Nhiệt miệng là bệnh không nguy hiểm nhưng lại gây rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt, đặc biệt trong ăn uống. Vì vậy, để thoải mái hơn trong việc ăn uống trong thời gian nhiệt miệng, cần thiết phải tìm hiểu bệnh nhiệt miệng kiêng ăn gì để lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp.
Nguồn: Kiến thức nha khoa
Từ khóa » Nhổ Răng Có ăn được Thịt Chó Không
-
Nhổ Răng Khôn Nên ăn Gì & Kiêng ăn Gì? Bao Lâu ăn Bình Thường ...
-
Đau Răng Có Nên ăn Thịt Chó Không? - Nha Khoa Nevada
-
Đau Răng Có Nên ăn Thịt Chó Không? - DC DENTIST
-
Thực đơn Cho Người đau Răng | Đau Răng Có Nên ăn Thịt Chó Không?
-
Đau Răng Có Nên ăn Thịt Chó Không? | Chợ Gỗ Nội Thất Mỹ Nghệ Việt ...
-
Sau Khi Nhổ Răng Nên Và Không Nên Ăn Gì?
-
Nhổ Răng Khôn Kiêng Và Nên ăn Gì ? - Nha Khoa Đăng Lưu
-
Sau Khi Nhổ Răng Khôn Nên ăn Gì Và Kiêng ăn Gì? Nhổ Răng Số 8 ...
-
Đau Răng ăn Thịt Chó Hưởng Như Thế Nào đến Răng Bị đau? - Medium
-
Sau Khi Nhổ Răng Nên Ăn Gì Để Mau Lành Vết Thương
-
Sau Khi Làm Răng Sứ Nên Kiêng Ăn Gì? - Nha Khoa I-Dent
-
Trồng Răng Implant Nên ăn Gì, Kiêng Gì để Nhanh Lành Thương?
-
Cắt Mí Có Ăn Được Thịt Chó Không? Chuyên Gia Giải Đáp
-
Chăm Sóc Sau Khi Nhổ Răng - Nhà Thuốc An Khang