Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bị Sởi: Những điều Mẹ Nên Biết - Hello Bacsi

Sởi là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan và có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ sơ sinh. Nguyên do là các bé còn quá nhỏ, không thể tiêm vaccine phòng ngừa sởi [1], [2]. Là bố mẹ, bạn cần tìm hiểu về cách phòng tránh và chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị sởi để giảm tối đa biến chứng.

Mời bố mẹ tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được tất tần tật mọi điều cần lưu ý khi trẻ sơ sinh bị sởi.

Nguy cơ bị bệnh sởi đối trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bé có nguy cơ mắc bệnh sởi cao hơn trong các đợt bùng phát dịch sởi nếu [2]:

  • Trẻ chưa đủ tuổi để tiêm vaccine phòng sởi
  • Trẻ nhỏ chưa tiêm đủ 2 liều vaccine phòng sởi
  • Trẻ có miễn dịch yếu hoặc chế độ dinh dưỡng kém

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sởi

Trẻ sơ sinh bị sởi

Sau khi xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường hô hấp, virus gây bệnh sởi sẽ gây ra các triệu chứng sau:

Thời kỳ ủ bệnh kéo dài khoảng 7 – 14 ngày với các dấu hiệu như [3]:

  • Bệnh sởi sẽ bắt đầu với các triệu chứng giống như cảm lạnh, chẳng hạn như sốt, ho, sổ mũi, mệt mỏi hơn bình thường.
  • Ho, viêm mũi – họng xuất tiết, chảy nước mắt nước mũi, mắt đổ ghèn, mí mắt sưng…

Thời kỳ khởi phát kéo dài 2 – 3 ngày với các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em điển hình [3]:

  • Trong miệng có đốm Koplik (nội ban)
  • Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
  • Viêm phế quản, ho
  • Sưng hạch bạch huyết

Thời kỳ toàn phát (mọc ban) sau 3 đến 5 ngày [3]:

Trẻ bị phát ban toàn cơ thể, ban mọc theo thứ tự: vùng đầu, mặt cổ rồi lan xuống ngực, lưng cánh tay, cuối cùng là vùng bụng, lưng, mông, đùi… Bạn có thể mọc rải rác hoặc mọc thành cụm, xuất hiện khoảng 6 ngày rồi lặn cũng theo thứ tự trên.

Khi ban bắt đầu mọc ở toàn thân, trẻ thường sẽ sốt cao hơn, biểu hiện mệt mỏi hơn. Khoảng 2 ngày sau khi phát ban xuất hiện, trẻ thường sẽ bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn.

Thời kỳ lui bệnh (ban bay) [4]:

Phát ban do sởi có thể kéo dài khoảng 7 ngày. Các nốt ban dần dần mờ đi ở mặt trước và cuối cùng là ở đùi và bàn chân. Khi các triệu chứng khác của bệnh biến mất, tình trạng trẻ bị ho, sạm da hoặc bong tróc ở vùng da phát ban có thể kéo dài khoảng 10 ngày.

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị sởi có nguy hiểm không?

trẻ sơ sinh bị bệnh sởi
Trẻ sơ sinh bị bệnh sởi có thể gặp phải những biến chứng nào?

Trẻ sơ sinh bị sởi rất nguy hiểm. Nguyên nhân là vì sau khi mắc bệnh sởi, hệ miễn dịch của cơ thể bé sẽ bị suy giảm dẫn đến đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nếu trẻ không được điều trị đúng cách.

Bệnh sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng sởi ở trẻ nguy hiểm như: [5], [6]

  • Biến chứng thần kinh: Trẻ bị sởi có thể gặp phải biến chứng viêm não. Các trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi thường là do biến chứng của bệnh gây ra.
  • Biến chứng về đường hô hấp: Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bị sởi có thể dẫn đến viêm phổi nặng, tăng nguy cơ tử vong.
  • Biến chứng đường tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…. là các biến chứng của bệnh sởi thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh
  • Biến chứng tai-mũi-họng: Viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai giữa… là các biến chứng thường gặp ở trẻ mắc bệnh sởi. Theo các chuyên gia ước tính, nguy cơ trẻ viêm tai giữa do sởi cao với tỷ lệ khoảng 1/10 trẻ mắc bệnh.
  • Biến chứng do suy giảm miễn dịch: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị bệnh sởi rất dễ lây nhiễm chéo thêm các bệnh khác như ho gà, lao, bạch hầu…
  • Tổn thương thị lực: Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sởi cũng có thể gây tổn thương đến thị lực của trẻ. Về lâu dài sau khi virus gây bệnh sởi biến mất, trẻ sơ sinh bị lên sởi có thể bị sẹo ở giác mạc, làm ảnh hưởng đến khả năng nhìn.

Lưu

Bạn có thể xem thêm:

Bệnh sởi ở trẻ em và những lưu ý để hạn chế biến chứng nguy hiểm

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị sởi đúng cách

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị sởi

Đảm bảo dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho bé

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi con bị sởi, mẹ cần tiếp tục duy trì cho bé bú để bù chất lỏng và giúp con nhanh khỏi bệnh hơn [7]. Việc bé bú mẹ khi đang bị sởi sẽ giúp con nhận được kháng thể có tác dụng chống lại vi khuẩn, virus [9]. Các kháng thể này sẽ không bị phân hủy khi đi vào đường tiêu hóa và giúp tiêu diệt được kháng nguyên có trong mầm bệnh mà trẻ có nhiều khả năng tiếp xúc nhất [10].

Không những vậy, sữa mẹ còn là nguồn cung cấp lợi khuẩn đa dạng bao gồm các loài điển hình như Staphylococci, Streptococci, Corynebacteria, vi khuẩn axit lactic, Propionibacteria và Bifidobacteria. Đây là probiotics góp phần quan trọng trong việc loại bỏ hoặc giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh, giúp củng cố sự phát triển và trưởng thành của hệ miễn dịch [10].

Qua đó, việc duy trì cho bé bú mẹ là cách bảo vệ con tốt nhất, giảm nguy cơ bệnh trở nặng khi con nhiễm sởi. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ không đủ điều kiện cho bé bú thì cũng không cần quá lo lắng vì vẫn còn những giải pháp dinh dưỡng thay thế. Nếu cho bé bú ngoài, mẹ nên lựa chọn công thức sữa tăng đề kháng tự nhiên, điển hình là chứa hệ dưỡng chất BioPro+ với các thành phần như:

  • HMO và GOS: Đây là các prebiotics đóng vai trò thức ăn lý tưởng và nuôi dưỡng sự phát triển của chủng lợi khuẩn đường ruột. Đặc biệt, nghiên cứu còn cho thấy HMO có thể giúp chống lại sự bám dính của mầm bệnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng cho trẻ. Từ đó, ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh sởi và hạn chế khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Probiotics: Giúp bổ sung lợi khuẩn cần thiết để hệ vi sinh đường ruột của bé luôn được cân bằng. Bởi nghiên cứu cho thấy 70% tế bào miễn dịch hiện diện ở đường ruột. Thế nên, khi sức khỏe đường ruột được cân bằng và đảm bảo sẽ củng cố miễn dịch và tăng cường đề kháng tự nhiên để con nhanh hồi phục.

Ngoài ra, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang nhiễm sởi thì các vấn đề tiêu hóa cũng là “thủ phạm” cản trở bé phục hồi sức khỏe khi mắc bệnh. Vì vậy, nếu cho bé bú sữa ngoài thì mẹ cũng cần ưu tiên chọn sữa đảm bảo các yếu tố như:

  • Đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên: Ưu tiên sữa có quy trình xử lý nhiệt 1 lần bởi sẽ giúp bảo toàn hơn 90% đạm mềm tự nhiên trong sữa, giúp bé dễ tiêu hóa, hấp thu hiệu quả và tránh được các vấn đề đường ruột như táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, ọc trớ…
  • Sữa có vị thanh nhạt để con dễ bú, bú khỏe, đảm bảo nhận đủ dinh dưỡng để hồi phục tốt nhất khi bị bệnh.

Những cách chăm sóc khác mẹ cần lưu ý

Khi trẻ bị sởi, ba mẹ cần:

  • Cách ly bé khỏi những người khác, không cho bé tham gia bất kỳ hoạt động nào. Nếu được hãy thông báo cho nhà trẻ hoặc trường học để các cơ sở này nắm tình hình [1], [4]
  • Đảm bảo cho bé nghỉ ngơi và bổ sung đủ chất lỏng [1]
  • Mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen, tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin [1]
  • Đối với trẻ đã ăn dặm, khi mắc bệnh trẻ có thể cảm thấy ít đói nên ba mẹ cần chủ động khuyến khích trẻ ăn uống. Nếu trẻ không thèm ăn, mẹ có thể chia nhiều bữa nhỏ để con ăn thường xuyên và cho bé ăn những món yêu thích [7]
  • Người chăm sóc trẻ bệnh phải đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần tiếp xúc với bé [11]
  • Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị sởi cần kiêng gì? Tránh quan niệm kiêng tắm cho bệnh nhân, việc này có thể khiến trẻ bị viêm da… Trẻ bị sởi cần kiêng gió tự nhiên lùa nhưng không cần kiêng bật quạt trong phòng, vì bật quạt là để không khí thoáng mát. Nếu nóng quá ra mồ hôi sẽ làm cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị sởi khó chịu và thậm chí khiến bệnh nặng hơn [12]
  • Nếu các các triệu chứng sởi ở bé trở nên nặng hơn. Trẻ nôn mửa, có vẻ mệt mỏi, buồn ngủ hơn bình thường, hoặc thậm chí sốt, co giật… thì cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời [13]

Những điều cần biết về vaccine sởi

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nếu người mẹ đã từng tiêm vaccine phòng bệnh sởi thì có thể truyền các kháng thể cho con trong quá trình mang thai. Chính những kháng thể này sẽ giúp trẻ sơ sinh được bảo vệ tự nhiên cho đến 6 tháng tuổi [14].

Lý do trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không nên tiêm vaccine phòng ngừa bệnh sởi quá sớm là do có sự tồn tại của các kháng thể do mẹ truyền sang. Nếu tiêm vaccine trong thời gian này, hệ miễn dịch của bé sẽ không hoạt động với vaccine nữa [14].

Do đó, mẹ chỉ nên cho trẻ tiêm vaccine phòng bệnh sởi liều đầu tiên khi con đủ 12 – 15 tháng tuổi và liều thứ hai là khi trẻ 4 – 6 tuổi. Một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như đi du lịch nước ngoài, mẹ có thể cần cho trẻ sơ sinh tiêm phòng sởi sớm hơn khi con đủ 6 tháng tuổi trở lên [1].

Hello Bacsi hy vọng bài viết trên đã giúp các bố mẹ hiểu rõ mọi thông tin liên quan đến tình trạng trẻ sơ sinh bị sởi. Trong việc chăm sóc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hàng ngày hoặc khi con bị ốm thì mẹ cũng nên ưu tiên sữa mẹ hoặc nguồn dinh dưỡng tương tự như sữa mẹ có chứa kháng thể, HMO, lợi khuẩn, chất xơ GOS… giúp con nhận được sự bảo vệ tốt nhất trước các mầm bệnh nguy hiểm nhé.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Từ khóa » Hiện Tượng Lên Sởi ở Trẻ Sơ Sinh