Nhận Biết Dấu Hiệu Sởi ở Trẻ - Khi Nào Cần đưa đi Khám?
Có thể bạn quan tâm
1. Tìm hiểu chung về bệnh sởi
Thông thường, bệnh sởi thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, bệnh có dấu hiệu xuất hiện quanh năm.
Sởi là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây từ người sang người qua đường hô hấp, thông qua dịch tiết mũi họng của người bị sởi khi hắt hơi hoặc ho thoát ra ngoài không khí. Bệnh này rất dễ lây lan, đặc biệt là những nơi đông đúc như trường học, bệnh viện, khu dân cư,... Đây là nguyên nhân chính khiến dịch sởi bùng phát.
Sởi là bệnh lý di truyền khá phổ biến nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan
Trẻ em và người có sức đề kháng kém là hai đối tượng thường nhiễm sởi nhất. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, tiêu chảy, viêm phổi, viêm não, thậm chí còn gây tử vong cho người bệnh. Vì thế, chúng ta không được chủ quan khi gặp phải tình trạng này.
Theo thống kê của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trong năm 2018 Việt Nam có tới 1794 ca nhiễm sởi, con số này lớn gấp 8.4 lần so với năm 2017 là 214 ca. Ngoài ra, chỉ tính riêng 3 tuần đầu tiên của tháng 1 năm 2019, tại các địa phương đã ghi nhận 2441 ca nghi sởi/rubella. Đây là một con số đáng báo động.
2. Nhận biết dấu hiệu sởi ở trẻ
Trẻ em là một trong những đối tượng dễ nhiễm sởi nhất, hơn nữa các biến chứng mà sởi gây ra là vô cùng nguy hiểm. Vì thế, bố mẹ nên nhận biết các dấu hiệu sởi ở trẻ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Sau thời gian ủ bệnh từ 7 - 21 ngày, các dấu hiệu của bệnh thường biểu hiện đầy đủ và rõ ràng:
-
Trẻ sốt cao trên 39°C
-
Ho khan kéo dài, khàn tiếng, chảy nước mũi, nhiễm trùng đường hô hấp trên, trong miệng xuất hiện các đốm Koplik.
-
Chảy nước mắt; mắt có gỉ, nhèm; mí mắt sưng nề.
-
Có các nốt phát ban nhưng mọc theo thứ tự, đầu tiên ban mọc ở vùng đầu, mặt và cổ; sang ngày thứ 2 lan xuống vùng ngực, lưng và cánh tay; đến ngày thứ 3 vùng bụng, mông, đùi đã xuất hiện các vết ban đỏ; đến khi hết sốt ban mới bắt đầu xuất hiện ở tay.
Có thể nhận biết bệnh sởi bằng các dấu hiệu trên
3. Cách chăm sóc, phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ
Chế độ chăm sóc
Nếu gia đinh đủ điều kiện cách ly và chăm sóc, có thể chăm sóc và điều trị cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, cần chú ý những điều sau:
-
Cách ly riêng trẻ bị nhiễm sởi với các trẻ khác.
-
Nếu sốt cao trên 38.5°C cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.
-
Khi chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang, sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ cần rửa tay sát khuẩn sạch sẽ.
-
Vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ hàng ngày.
-
Giữ vệ sinh phòng ốc, đảm bảo luôn thông thoáng, sạch sẽ.
-
Cắt móng tay để tránh tổn thương da bé khi gãi.
-
Nếu trẻ vẫn còn đang bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho bú.
-
Chế biến các món ăn mềm, dễ tiêu và phù hợp với khẩu vị của bé.
Cách phòng tránh
Để bảo vệ trẻ khỏi những biến chứng không mong muốn do sởi gây ra, các tốt nhất là phòng bệnh. Để phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ, bố mẹ cần:
-
Tiêm vắc xin: Tiêm vắc xin cho trẻ là biện pháp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả và an toàn nhất. Mũi vắc xin đầu tiên được tiêm khi bé được 9 tháng tuổi, đến khi bé được 18 tháng thì tiêm mũi hai. Ngoài ra, có thể tiêm phòng muộn hơn thời gian trên bởi tiêm phòng muộn không ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch bệnh của vắc xin.
-
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Tắm rửa sạch sẽ cho bé mỗi ngày, thường xuyên rửa tay bằng nước rửa tay hoặc xà phòng sát khuẩn và hạn chế đưa tay lên mắt, mũi. Ngoài ra, cần vệ sinh miệng, mũi, họng bằng nước muối sinh lý hằng ngày.
Thường xuyên rửa tay sạch sẽ là một cách để trẻ phòng tránh nguy cơ mắc bệnh sởi
-
Giữ vệ sinh môi trường xung quanh: Ngoài việc vệ sinh phòng ốc sạch sẽ, thoáng mát thì cần phải thường xuyên vệ sinh các vật dụng trong gia đình và khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng sát khuẩn.
-
Cách ly với trẻ bệnh: Khi phát hiện trẻ bị sởi, cần cách ly riêng trẻ bệnh với trẻ lành để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
4. Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, khi thấy xuất hiện các triệu chứng sau, bộ mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế kịp thời:
-
Trẻ sốt cao không ngừng (39 - 40°C).
-
Khó thở.
-
Trẻ mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, không muốn chơi, mất tập trung.
-
Toàn thân nổi ban nhưng vẫn chưa có dấu hiệu hạ sốt.
Để hạn chế nguy cơ mắc cũng như giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra nếu như trẻ mắc sởi, quý phụ huynh nên cho trẻ tiêm phòng. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ đáng tin cậy mà bố mẹ có thể lựa chọn để tiêm vắc xin phòng sởi cho con.
Bệnh viện luôn đảm bảo quy trình tiêm chủng theo đúng quy định của Bộ Y tế. Đặc biệt, khi đến đây Quý khách hàng không chỉ được sử dụng những loại vắc xin chất lượng nhất mà còn được các bác sĩ tư vấn tận tình trước và sau tiêm.
Tiêm vắc xin phòng ngừa sởi là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ
Có thể thấy rằng, bệnh sởi tuy khá phổ biến nhưng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nhận biết các dấu hiệu sởi ở trẻ để tiến hành cách ly và điều trị kịp thời. Ngoài ra, nếu quý vị vẫn còn thắc mắc hoặc muốn đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC, xin vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ trực tiếp.
Từ khóa » Hiện Tượng Lên Sởi ở Trẻ Sơ Sinh
-
Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Khi Bị Bệnh Sởi | Vinmec
-
Sởi ở Trẻ Sơ Sinh Rất Nguy Hiểm | Vinmec
-
Bệnh Sởi ở Trẻ Em: Các Dấu Hiệu Phát Hiện Sớm Và Chăm Sóc Trẻ Tại ...
-
Bệnh Sởi ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chăm Sóc?
-
Tất Tần Tật Thông Tin Về Bệnh Sởi ở Trẻ Sơ Sinh - Hapacol
-
Nhận Biết Và Phòng Bệnh Sởi ở Trẻ Nhỏ
-
Bệnh Sởi ở Trẻ Em: Phát Hiện Các Dấu Hiệu Sớm Và Cách Chăm Sóc ...
-
Nhận Biết Sớm Các Dấu Hiệu Bệnh Sởi ở Trẻ Em? Phân Biệt Triệu ...
-
Triệu Chứng Sởi ở Trẻ Sơ Sinh Mà Mẹ Cần Biết
-
Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bị Sởi: Những điều Mẹ Nên Biết - Hello Bacsi
-
Bệnh Sởi ở Trẻ Sơ Sinh: Những điều Cha Mẹ Nên Biết - Docosan
-
Bệnh Sởi Và Những điều Cần Biết Trong Mùa Dịch COVID-19
-
6 điều Phải Biết để Chăm Sóc Trẻ Bị Sởi đúng Cách Tại Nhà