Chăm Sóc Và điều Trị Sau đặt Stent động Mạch Vành

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Tin tức - sự kiện
  • Hợp tác quốc tế
  • Liên hệ
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC
  • HỢP TÁC QUỐC TẾ
  • ĐÀO TẠO
  • THÔNG TIN DƯỢC
  • LIÊN HỆ

Trang chủ

CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ SAU ĐẶT STENT ĐỘNG MẠCH VÀNH

(20/07/2018) CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ SAU ĐẶT STENT ĐỘNG MẠCH VÀNH ThS BSCK2. HỒ VĂN PHƯỚC Lời mở đầu
  • Bệnh mạch vành ngày càng thường gặp và là nguyên nhân tử vong hàng đầu.
  • Nong và đặt stent động mạch vành là biện pháp điều trị cần thiết, hiệu quả, ngày càng được áp dụng rộng rãi.
  • Chăm sóc và điều trị tốt sau đặt stent giúp phòng được biến chứng và giúp phục hồi nhanh chóng, hạn chế tái hẹp, tái nhập viện, tử vong…
Bệnh động mạch vành là gì? Mạch máu nuôi dưỡng cho tim gọi là động mạch vành. Bệnh động mạch vành là bệnh lý gây nên do lòng động mạch vành bị hẹp không thể cung cấp đủ máu cho tim hoạt động. Nguyên nhân thường do xơ vữa động mạch. Biểu hiện chính đó là cơn đau thắt vùng ngực dữ dội, điện tim bất thường và có thể có tăng men tim. 2. Khi nào thì đặt stent? Thực hiện như thế nào?Stent (còn gọi là giá đỡ) thường là khung kim loại được xếp gọn bao bọc quả bóng ở bên trong.
  • Đặt stent khi nào?
Tắc hẹp lòng động mạch dưới 70 % nhưng mảng xơ vữa mềm rất dễ vỡ và hình thành cục máu đông. Hoặc tắc hẹp nhiều trên 70 % và ở những đoạn chính. Riêng thân chung động mạch vành trái hẹp 50% đã có chỉ định đặt stent.
  • Thực hiện đặt stent như thế nào?
Qua một vết chọc kim nhỏ ở cổ tay hoặc bẹn, bác sỹ đưa một ống thông nhỏ vào động mạch vành bị bệnh. Một dây kim loại nhỏ được luồn vào ống thông và qua chỗ bị tắc/ hẹp vào sâu trong lòng mạch vành. Hệ thống stent sẽ trượt lên dây kim loại đó vào đúng vị trí mạch bị bệnh. Bóng của stent được bơm lên để làm nở stent và áp sát mãng xơ vữa vào thành động mạch làm cho lòng mạch được rộng ra. 3. Chăm sóc vết mổ sau đặt stent mạch vành
  • Vị trí vết mổ thường ở bẹn hoặc ở tay
  • Sau phẫu thuật, vết mổ được băng chặt để cầm máu.
  • Ngày kế tiếp: tháo và thay băng. Cách đơn giản nhất là làm ướt băng bằng nước ấm, băng sẽ tự rời ra.
  • Vết mổ có thể có máu đông màu đen, tím bầm xung quanh, có thể sưng, màu đỏ hồng: rửa ít nhất 1 lần/ ngày bằng nước sạch và xà phòng, rửa nhẹ nhàng. Sau đó lau bằng bông và để khô thoáng.
  • Không dùng kem hoặc thuốc mỡ để bôi vào vị trí vết mổ và không mặc quần áo quá chật.
  • Hạn chế tắm bồn, nên tắm nhanh bằng vòi hoa sen.
4. Vận động sau khi đặt stent
  • Sau thủ thuật, người bệnh vẫn có thể hoạt động bình thường.
  • Đi lại nhẹ nhàng sau khoảng 2 ngày. Tránh vận động mạnh, ảnh hưởng đến vết mổ.
  • Tuần 1: có thể tập đi bộ trên mặt phẳng, không nên lái xe, du lịch xa, đi xe đạp, khuân vác hoặc tham gia các hoạt động thể lực nặng.
  • Tuần 2: tăng dần mức thể lực trong sự thoải mái cho phép, đi bộ xa hơn một chút nhưng không nên chạy bộ.
Với vết mổ ở tay
  • 24 giờ đầu: Không dùng tay nâng vật nặng.
  • 2 ngày sau: Không làm việc nặng nhọc, gắng sức. Không dùng các dụng cụ nguy hiểm như dao, cưa, các công cụ, máy móc…
  • Sau đó: Tăng dần mức độ hoạt động nếu khả năng phục hồi tốt.
Với vết mổ ở bẹn
  • 3 – 4 ngày đầu Hạn chế hoạt động vùng bụng để ngăn ngừa chảy máu.
  • Trong 5-7 ngày đầu: Không nâng vật nặng, không làm việc nặng, vận động quá sức. Đi lên xuống cầu thang chậm rãi nếu thực sự cần thiết.
  • Sau 7 ngày: Tăng dần mức độ hoạt động nếu khả năng phục hồi tốt
Về lâu dài…
  • Hoạt động thể lực bình thường và chơi thể thao trong sự cho phép của bác sĩ.
  • Cách luyện tập được khuyến khích nhất: đi bộ ≥30 phút/ lần x 5 lần/ tuần.
  • Nếu đau ngực hoặc khó thở xuất hiện thì ngừng vận động ngay và nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được xử trí.
  • Kiểm soát căng thẳng, tạo môi trường sống thoải mái, lành mạnh.
Hoạt động tình dục ? - Thông thường khi đi được bậc thang của 2 tầng lầu (khoảng 30 bậc) thì có thể “lâm trận” được. - Tạo không khí ấm áp và thoải mái. Không “thể hiện” quá, giao vai trò chủ động cho đối tác trong những “lần trở lại” đầu tiên. - Tránh dùng Viagra hoặc những thuốc tương tự khi đang dùng nitrat. 5. Chế độ ăn uống sau đặt stent mạch vành
  • Sau phẫu thuật nếu chán ăn thì nên chia nhiều bữa trong ngày.
  • Uống nhiều nước để giúp thải thuốc cản quang và ăn nhẹ để dễ đại tiện.
  • Tránh tất cả các loại đồ uống có cà phê và cồn và giảm lượng muối ăn.
  • Cấm hút thuốc lá và ngồi gần người hút thuốc lá.
  • Ăn nhiều trái cây tươi, rau quả nhiều màu sắc.
  • Giảm bánh kẹo, socola, bánh ngọt, bánh quy nhiều đường.
  • Hạn chế và chọn chất béo có lợi như cá, dầu thực vật,…; tránh chất béo bão hòa, chất béo trong thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn), mỡ động vật, đồ ăn nhanh.
  • Chọn protein từ thịt nạc, cá, thịt gà bỏ da với lượng vừa phải.
  • Chọn sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa chua
6. Thuốc điều trị - Khi xuất viện, uống thuốc liên tục theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa. - Cần khám định kỳ để điều chỉnh thuốc và tuân thủ thời gian dùng thuốc. - Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc vì làm tăng nguy cơ tái hẹp stent và tăng tử vong. - Kháng tiểu cầu kép: ticagrelor hoặc Clopidogrel + aspirin: dùng nghiêm ngặt trong 12 tháng sau đó xem xét dùng 1 loại kéo dài. - Các thuốc khác sẽ dùng dài hạn : chẹn beta, statin, ức chế men chuyển/ ức chế thụ thể, nitrates... ---------- (Trong bài có sử dụng hình ảnh và tài liệu từ internet.) Các bài viết khác

Tiếp cận kỹ thuật mới trong ghép gan

PHẪU THUẬT THOÁT VỊ VẾT MỔ THÀNH BỤNG KHỔNG LỒ SỬ DỤNG MESH POLYPROPYLENE

CẤY ĐIỆN CỰC ỐC TAI - CỨU TINH CỦA TRẺ ĐIẾC BẨM SINH

ÁP DỤNG KỸ THUẬT PULL - THROUGH TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP

GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG: HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI ?

LASER NỘI MẠCH

Cơ hội mới cho bệnh nhân bị chấn thương tủy sống bị liệt hoàn toàn bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc

Liền vết thương và chăm sóc vết thương

Loét tỳ đè

    Đường dây nóng
    THÔNG BÁO
  • TB 3154 YÊU CẦU BÁO GIÁ để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho Dự toán mua sắm VTYT, hoá chất sử dụng cho chuyên khoa Phẫu thuật GMHS, Nội tiêu hoá, KSNK, Ung bướu, Tai mũi họng năm 2025 ngày 31 tháng 12 năm 2024
  • TB 3157 THÔNG BÁO Mời chào giá dịch vụ tổ chức tiệc tổng kết năm 2024 ngày 31 tháng 12 năm 2024
  • TB 3162 THÔNG BÁO Về việc mời chào giá: Mua sắm giá và móc inox treo áo váy chì cho Bệnh viện Đà Nẵng ngày 31 tháng 12 năm 2024
  • TB 3163 THÔNG BÁO Về việc mời chào giá: Sửa chữa hệ thống máy bơm cho Bệnh viện Đà Nẵng ngày 31 tháng 12 năm 2024
  • TB 3145 THÔNG BÁO Mời chào giá thuê hoa mai trang trí Tết Ất Tỵ năm 2025 ngày 30 tháng 12 năm 2024
    BAN GIÁM ĐỐC
    CÁC KHOA LÂM SÀNG
  • Ngoại Thần Kinh
  • Ngoại Chấn thương
  • Ngoại Lồng ngực
  • Tim Mạch Can Thiệp
  • Ngoại tiêu hóa
  • Ngoại tiết niệu
  • Nội tim mạch
  • Nội Tiêu hóa - Gan mật
  • Nội hô hấp
  • Nội thận - Nội tiết
  • Nội thần kinh - cơ xương khớp - truyền máu
  • Hồi sức tích cực chống độc
  • Gây Mê Hồi Sức
  • Ung bướu
  • Tai mũi họng
  • Răng hàm mặt
  • Ngoại bỏng
  • Ngoại tổng hợp
  • Nội tổng hợp
  • Y học nhiệt đới
  • Y học hạt nhân
  • Phục hồi chức năng
  • Đông Y
  • Phụ sản
  • Thận nhân tạo
  • Mắt
  • Khoa khám bệnh
  • Lão khoa
  • Khoa Thăm dò chức năng
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
  • Huyết học - Truyền máu
  • Sinh hóa
  • Vi Sinh
  • Giải phẩu bệnh
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Khoa dinh dưỡng
  • Ngoại Tim Mạch
  • Khoa Tim Bẩm Sinh Và Cấu Trúc
  • Khoa Điều Trị Yêu Cầu Và Quốc Tế
  • Khoa Đột Quỵ
  • Khoa Khám Và Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ
    LIÊN KẾT WEBSITE
  • Liên kết websiteBộ Công ThươngBộ Tài ChínhBộ Y tếSở y tế Đà NẵngBảo hiểm xã hội Việt NamBảo hiểm xã hội Đà NẵngSở y tế Đà Nẵng
    LƯỢT TRUY CẬP
  • Số người đang online: 10
  • Số lượt truy cập: 13497866

LIÊN HỆ BỆNH VIỆN

GIỚI THIỆU TÓM LƯỢC

Từ khóa » đặt Ten Tim Mạch