Chẩn đoán Nhồi Máu Cơ Tim - Cardocorz
Có thể bạn quan tâm
Chẩn đoán nhồi máu cơ tim dựa vào các nhóm triệu chứng: Cơn đau ngực, biến đổi men tim và biến đổi EGC.
Chẩn đoán nhồi máu cơ tim dựa vào 3 nhóm triệu chứng:
Cơn đau ngực.
Biến đổi men tim.
Biến đổi điện tâm đồ ( ECG)
Sự hiện diện 2 trong 3 nhóm triệu chứng đủ để chẩn đoán (+) nhồi máu cơ tim cấp
Lâm sàng
Đau ngực: đau thường sau xương ức dữ dội, liên tục, có thể lan đến, cằm vai trái, mặt trong cánh tay trái và ngón 4, 5, có thể lan xuống thượng vị, không giảm đau với nghỉ ngơi và dùng Nitrate.
Đau ngực là triệu chứng giúp chẩn đoán nhồi máu cơ tim
Tuy nhiên nhồi máu cơ tim cấp cũng có thể đau từng cơn, đau ngực trái hay đau thượng vị, đau nhẹ hoặc thậm chí không đau nhất là bệnh nhân hậu phẫu, đái tháo đường, người già, hoặc cao huyết áp....
Cận lâm sàng
Điện tâm đồ (ECG)
Ghi 12 chuyển đạo thông thường chỉ phát hiện # 85% nhồi máu cơ tim cấp, do đó cần ghi thêm V7 V8 V9 nếu nghi ngờnhồi máu cơ tim sau thực (R V1 cao), ghi thêm V3R V4R nếu nghi ngờ nhồi máu cơ tim thất phải.
Nhồi máu cơ tim cấp diễn tiến rất động nên phải ghi ECG nhiều lần.
Xem thêm: Tổng quan về bệnh nhồi máu cơ tim.
Sóng Q:
Điển hình: rộng > 0,04s và biên độ > 1/4 R
Nhồi máu cơ tim không sóng Q ít gặp hơn và thường ở vị trí dưới nội tâm mạc.
Thay đổi ST - T.
ST chênh lên và phần lồi hướng lên trên, sóng T đi liền với đoạn ST tạo thành vòm PARDEE.
Có nhiều bệnh lý đau ngực khác cũng thay đổi ST- T:
Viêm cơ tim: ST chênh lên, lõm, sóng Q.
Viêm màng ngoài tim: ST chênh lên, T (-).
Bóc tách động mạch chủ: ST chênh lên hoặc xuống hoặc thay đổi không đặc hiệu.
Tràn khí màng phổi: rS từ V1 -V4, thay đổi ST, T không đặc hiệu.
Thuyên tắc động mạch phổi: ST chênh xuống, S1 Q3.
Vị trí:
Sau dưới: D2, D3, aVF.
Sau thực: V7, V8, V9.
Trước vách: V1, V2, V3 (V4)..
Trước mỏm: V4 (V3, V5).
Trước bên: V5, V6, aVL, D1.
Trước rộng: V1 => V6, aVL, D1.
Vách sâu: V1, V2, V3 (V4), D2, D3, aVF.
Thất phải: V1, V3R, V4R, aVF, D3.
Men tim (Biomarkers)
Xét nghiệm men tim giúp chẩn đoán nhồi máu cơ tim
Biomarkers | Bắt đầu tăng | đạt nồng độ đỉnh | trở về bình thường |
MB - CK | 3 - 12h | 24h | 48 - 72h |
Troponin I | 3 - 12h | 24h | 5 - 10 ngày |
Troponin T | 3 - 12h | 12 - 24h | 5 - 14 ngày |
Myoglobin | 1 - 4h | 6 - 7h | 24h |
LDH | 12h | 48h | 1 - 2 tuần |
Trên đây là các triệu chứng giúp chẩn đoán xác định nhồi máu cơ tim, chỉ cần biến đổi 2 trong 3 nhóm trên là cần cấp cứu kịp thời để tái tưới máu cơ tim, bảo toàn tính mạng.
Biên tập: Cardocorz - Dong riềng đỏ
Từ khóa » Cách đo V7 V8 V9
-
Cách đo V7, V8, V9
-
Cách đặt Các điện Cực Ghi điện Tâm đồ - Steemit
-
Cách đặt Các Chuyển đạo điện Tâm đồ
-
Quy Trình Kỹ Thuật đo điện Tim - Health Việt Nam
-
[PDF] BƯỚC ĐẦU ĐỌC
-
[PDF] MỘT SỐ KHẢI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐIỆN TÂM ĐỒ
-
ĐIỆN TÂM ĐỒ - Chủ đề 1: Đại Cương Về ECG
-
Điện Tâm đồ : Một Số Lưu ý Và Chia Sẻ (P1) | BvNTP
-
KỸ THUẬT ĐO VÀ PHÂN TÍCH ĐIỆN TÂM ĐỒ (ECG) BÌNH THƯỜNG
-
Cách Mắc điện Tim
-
ECG Thiếu Máu Cơ Tim Cục Bộ - Phương Pháp Chẩn đoán Bệnh Hiệu ...
-
[PDF] Đọc điện Tâm đồ Dễ Hơn - VNRAS
-
ECG TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM - SlideShare