Chẩn đoán Sớm Bệnh Tay Chân Miệng - Medinet

MEDINET

Cổng liên kết

Xem trên giao diện máy tính

Chuyên mục

  • Giới thiệu
    • Quá trình hình thành và phát triển
    • Quy chế hoạt động
    • Cơ sở y tế trực thuộc
    • Cơ cấu tổ chức
    • Sơ đồ tổ chức
  • TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG
    • TÀI LIỆU PHÁT THANH
  • CÔNG TÁC ĐẢNG-ĐOÀN THỂ
    • KHÔNG GIAN VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH
    • Tin tức Đảng - Đoàn thể
  • Tin tức sự kiện
    • TRUYỀN HÌNH
    • Tin tức - Sự kiện
    • Bản tin truyền thông
      • Bệnh truyền nhiễm
      • Bệnh không lây
    • Tản mạn ngành y
    • Truyền thống ngành y
  • Văn bản
    • Thông tư, Nghị định
  • Chuyên mục
    • Dịch vụ
      • Tiêm chủng
    • Đào tạo - Nghiên cứu
  • Thông báo
    • Thông báo chung
    • Danh mục vắc xin hiện có
  • Lịch công tác
  • Liên hệ

Khối chức năng

  • HỎI ĐÁP
  • TRA CỨU
  • THƯ VIỆN ẢNH
  • BẢN ĐỒ VỊ TRÍ
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN GÒ VẤP - TPHCM

Tin tức sự kiệnBản tin truyền thông

Cập nhật: 15:10, 27/10/2020 Lượt đọc: 9781

Chẩn đoán sớm bệnh tay chân miệng

Giao mùa chính là thời điểm dễ bùng phát các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh tay chân miệng. Bệnh tay chân miệng lây lan rất nhanh và dễ bùng phát thành dịch, thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng vẫn có thể xuất hiện ở thanh thiếu niên và người lớn. Hiện nay, các bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán sớm bệnh tay chân miệng ngay ngày đầu tiên xuất hiện triệu chứng.

1. Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm do virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra và lây lan theo đường tiêu hóa, với tốc độ lây lan nhanh chóng, bệnh dễ có nguy cơ bùng phát thành dịch. Bệnh thường lây truyền qua dịch tiết mũi họng, chất dịch từ các nốt bọng nước hoặc phân của người bệnh. Tuần đầu tiên bị bệnh là giai đoạn lây lan mạnh nhất.

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng là những triệu chứng thường xuất hiện đầu tiên. Sau khi xuất hiện sốt khoảng từ 1 đến 2 ngày, trẻ bắt đầu cảm thấy đau miệng kèm theo xuất hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước có đường kính từ 2-3mm và tiến triển đến loét. Những nốt ban này thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, không gây ngứa.

Nếu thai phụ bị nhiễm bệnh tay chân miệng trong thời gian ngắn trước khi sinh, có thể truyền virus từ người mẹ sang cho thai nhi. Phần lớn những trẻ này chỉ biểu hiện nhẹ nhưng một số có thể biểu hiện nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn đến rối loạn chức năng đa cơ quan, trường hợp nặng có nguy cơ cao tử vong.

2. Chẩn đoán sớm bệnh tay chân miệng

xét nghiệm công thức máu
Xét nghiệm công thức máu giúp chẩn đoán bệnh tay chân miệng
  • Bệnh tay chân miệng thường được chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng với các biểu hiện đặc trưng như ở tay, chân, miệng, mông.
  • Xét nghiệm protein C phản ứng (CRP) trong giới hạn bình thường (< 10 mg/L).
  • Xét nghiệm đường huyết, điện giải đồ, X quang phổi.
  • Xét nghiệm công thức máu
  • Ngoài ra, để chẩn đoán sớm và chẩn đoán phân biệt nhiễm EV71 với các nhiễm do virus khác, cần sử dụng xét nghiệm phát hiện kháng thể IgM của EV71. Việc phát hiện kháng thể IgM của EV71 có thể giúp chẩn đoán sớm nhiễm virus EV71 với độ nhạy 90% trong ngày đầu tiên xuất hiện triệu chứng của bệnh và độ nhạy này duy trì đến 4 ngày. Xét nghiệm này có độ đặc hiệu (âm tính) ở trẻ không bị nhiễm bệnh chân tay miệng là 99,1% và 99.9% ở người lớn khỏe mạnh.

Chẩn đoán sớm bệnh tay chân miệng giúp người bệnh tránh khỏi nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra như: viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim và thậm chí tử vong.

Vì vậy, có thể thấy chẩn đoán sớm bệnh tay chân miệng là việc làm hết sức cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh.

3. Điều trị bệnh tay chân miệng

Aspirin
Trẻ dưới 18 tuổi không được dùng thuốc aspirin để điều trị bệnh tay chân miệng

Mục đích điều trị bệnh chủ yếu làm giảm tác động của triệu chứng bệnh. Bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng độ 1 có thể điều trị ngoại trú, bệnh nặng từ độ 2 trở đi cần phải được đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị bằng những trang thiết bị hiện đại nhất như máy thở oxy, đặt nội khí quản, các thuốc an thần (phenobarbital), immunoglobulin, truyền dịch.

Với trẻ em bị tay chân miệng, có thể dùng thuốc không kê đơn như thuốc có thành phần acetaminophen hoặc paracetamol (ví dụ như thuốc Panadol) hoặc ibuprofen (như thuốc Advil, Motrin) để giảm đau. Không dùng thuốc aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi. Bởi ở độ tuổi này, aspirin có thể khiến cho tình trạng sức khỏe trở nên trầm trọng.

Bố mẹ vẫn có thể dùng các loại thuốc hạ sốt thích hợp cho trẻ nếu trẻ bị sốt. Bạn có thể làm nhằm giảm triệu chứng tay chân miệng ở trẻ tại nhà theo một số cách sau:

  • Sử dụng thức ăn lỏng cho trẻ, uống nhiều nước hoặc sữa đã được làm mát hoặc làm lạnh. Điều này giúp trẻ tránh bị đau họng khi nuốt và tránh bị mất nước. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể kem hoăc thạch. Bạn hãy chia nhỏ khẩu phần của bé ra và cho bé ăn từng chút một nếu trẻ khó nuốt.
  • Nếu miệng trẻ bị tổn thương, tránh cho trẻ ăn những thức ăn mặn, cay hoặc chua. Vết loét có thể trở nên trầm trọng hơn khi trẻ tiêu thụ những thực phẩm này.
  • Để tránh tình trạng nhiễm khuẩn, cần tắm rửa, vệ sinh thân thể cho trẻ nhẹ nhàng bằng nước sạch mỗi ngày.
  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng
  • Chú ý rửa tay thường xuyên đúng cách
  • Để hạn chế tình trạng nhiễm trùng, bạn có thể bôi Xanh methylen lên các vết loét
thuốc xanh Methylen
Thuốc Xanh methylen giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng khi bôi lên các vết loét
  • Để hạ sốt hoặc giảm đau, có thể cho trẻ dùng paracetamol. Tham khảo bác sĩ về liều lượng và cách thức dùng thuốc cho trẻ
  • Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trẻ sẽ rất dễ lây cho người khác trong tuần đầu tiên kể từ khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh. Song, virus gây bệnh vẫn có thể lây truyền trong vài tuần sau đó.

4. Biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng

  • Cách ly trẻ tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học (đặc biệt là tuần đầu tiên) khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • Xử lý quần áo, chăn ga của trẻ bị nhiễm bệnh
  • Chú ý vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, môi trường sống xung quanh
  • Vệ sinh nguồn thực phẩm.

Hiện tại, bệnh chân tay miệng chưa có vắc-xin và thuốc đặc hiệu, vì vậy cần nâng cao ý thức phòng bệnh bằng việc vệ sinh cá nhân. Một khi trẻ có những dấu hiệu của bệnh cần đưa ngay đến các cơ sở uy tín để thăm khám kịp thời.

TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN GÒ VẤP - TPHCM

TIN KHÁC

  • 19 loại vắc xin phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tiêm 23/10/2024
  • 23 loại vắc xin quan trọng cho phụ nữ mang thai 22/10/2024
  • 3Hỏi đáp về bệnh không lây nhiễm (phần 2) 7/10/2024
  • 4Hỏi đáp về bệnh không lây nhiễm (phần 1) 4/10/2024
  • 5[BĂNG RÔN] Chương trình khám sức khỏe cho người cao tuổi năm 2024 2/10/2024
  • 6[Infographic] Những điều cần biết về bệnh do não mô cầu 26/9/2024
  • 7Quy trình xử lý ca mắc/nghi mắc bệnh sởi tại trường học 10/9/2024
  • 8Hỏi – Đáp về bệnh Sởi 29/8/2024
  • 9Tờ rơi “Khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi” 28/8/2024
  • 10Thư ngỏ về việc khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi 12/8/2024
  • 11Hỏi đáp về bệnh bạch hầu 13/7/2024
  • 12Quy chuẩn phòng vắt, trữ sữa mẹ cơ bản tại nơi làm việc 10/7/2024
  • 13LỢI ÍCH KHI THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ 1/7/2024
  • 14Vệ sinh tay cho trẻ: Hành động nhỏ - hiệu quả lớn 17/6/2024
  • 15Bích chương về Phòng ngừa bệnh sởi 17/6/2024
 CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Số điện thoại: 028 3930 9912 - Email: syt@tphcm.gov.vn

Địa chỉ: 59 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty cổ phần phần mềm Quảng Ích

Từ khóa » Chẩn đoán Lâm Sàng Bệnh Tay Chân Miệng