Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Sởi Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Ngày 4/3/2009, Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh sởi” áp dụng cho tất cả các cơ sở khám chữa bệnh. Báo Sức khỏe & Đời sống xin trích đăng hướng dẫn này tới bạn đọc.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do virut sởi gây nên. Trước đây bệnh sởi chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân. Hiện nay bệnh có thể xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm nhắc lại.
Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như tiêu chảy, viêm phổi, viêm giác mạc, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong.
Lâm sàng
Thể điển hình
- Giai đoạn ủ bệnh: 10-14 ngày.
- Giai đoạn khởi phát: 2-4 ngày. Bệnh nhân sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ 0,5-1mm màu trắng có quầng ban đỏ ở trên niêm mạc miệng.
- Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 2-5 ngày. Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày, bệnh nhân bắt đầu phát ban, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.
- Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.
Thể không điển hình
- Biểu hiện lâm sàng có thể sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ và phát ban ít, toàn trạng tốt. Thể này dễ bị bỏ qua, dẫn đến lây lan bệnh mà không biết.
- Bệnh nhân cũng có thể sốt cao liên tục, phát ban ít không điển hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo. Xét nghiệm có thể có tăng men gan.
Cận lâm sàng
- Xét nghiệm cơ bản: Công thức máu thường thấy giảm bạch cầu, giảm bạch cầu lympho và có thể giảm tiểu cầu, Xquang phổi có thể thấy viêm phổi kẽ. Có thể tổn thương nhu mô phổi khi có bội nhiễm.
- Xét nghiệm phát hiện virut: Xét nghiệm huyết thanh học: Lấy máu kể từ ngày thứ 3 sau khi phát ban tìm kháng thể IgM. Những nơi chỉ làm được IgG thì lấy hai mẫu huyết thanh giai đoạn cấp và giai đoạn hồi phục để xác định hiệu giá kháng thể. Hiệu giá kháng thể lần 2 cao gấp ít nhất 4 lần so với lần đầu. Phân lập virut, phản ứng khuếch đại gen (RT-PCR) nếu có điều kiện.
Chẩn đoán xác định
- Yếu tố dịch tễ: Có nhiều người mắc bệnh cùng lúc trong gia đình hoặc trên địa bàn dân cư.
- Lâm sàng: Sốt, viêm long và phát ban đặc trưng của bệnh sởi.
- Xét nghiệm phát hiện có kháng thể IgM đối với virut sởi.
- Chẩn đoán phân biệt: Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có phát ban dạng sởi:
- Rubella: Phát ban không có trình tự, ít khi có viêm long.
- Nhiễm enterovirus: Phát ban không có trình tự, hay kèm rối loạn tiêu hóa.
- Bệnh do Mycoplasma pneumoniae: Sốt nhẹ, đau đầu và viêm phổi không điển hình.
- Sốt mò: Có vết loét hoại tử do côn trùng đốt.
- Phát ban mùa xuân trẻ em: Thường gặp ở trẻ 6 tháng đến 2 tuổi, khởi đầu là tình trạng nhiễm khuẩn rồi có biểu hiện thần kinh, sau khi hết sốt thì ban mới mọc.
- Ban dị ứng: Kèm theo ngứa, tăng bạch cầu ái toan.
- Nhiễm virut Epstein - Barr: Hay kèm theo tăng bạch cầu đơn nhân.
Biến chứng
Biến chứng thần kinh
- Viêm não màng não cấp tính: Thường xuất hiện khi bệnh vào giai đoạn hồi phục. Biểu hiện lâm sàng có thể sốt lại, đau đầu, cứng gáy, co giật và thay đổi ý thức từ lú lẫn, ngủ gà tới hôn mê. Ngoài ra có thể có thất điều, rung giật cơ, múa giật - múa vờn và các dấu hiệu viêm tủy như liệt hai chi dưới, liệt tứ chi, mất cảm giác, rối loạn cơ tròn... Dịch não tủy có tăng tế bào, chủ yếu tế tào lympho và có tăng protein.
- Bên cạnh viêm màng não cấp tính còn có thể viêm não sau khi mắc sởi nhiều năm.
Biến chứng bội nhiễm hay gặp ở trẻ em
- Sau khi ban bay, bệnh nhân sốt lại, có tình trạng nhiễm khuẩn, bạch cầu máu ngoại vi tăng.
- Có thể gặp bội nhiễm ở các bộ phận sau: Viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi, lao tiến triển, viêm loét hoại tử miệng (cam tẩu mã), tiêu chảy, viêm kết - giác mạc, viêm cơ tim, phụ nữ mang thai bị sởi có thể bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc thai nhiễm sởi tiên phát.
Nguyên tắc điều trị: Bệnh nhân sởi cần được cách ly; điều trị hỗ trợ; phát hiện và điều trị sớm biến chứng.
Điều trị hỗ trợ: Vệ sinh da, mắt, miệng họng; tăng cường dinh dưỡng.
- Áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như lau nước ấm, chườm mát.
- Dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi sốt cao.
- Bồi phụ nước, điện giải qua đường uống. Chỉ truyền dịch duy trì khi người bệnh nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải.
- Bổ sung vitamin A: Trẻ 6 - 12 tháng tuổi: 100.000 đơn vị liều duy nhất; trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn: 200.000 đơn vị liều duy nhất; những trường hợp có biểu hiện bệnh về mắt do thiếu vitamin A: lặp lại liều trên vào ngày 2 và ngày 28.
Điều trị các biến chứng
Điều trị kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn. Hạn chế truyền dịch nếu bệnh nhân có biến chứng viêm phổi, viêm não hoặc viêm cơ tim.
Trường hợp viêm não màng não cấp tính: tích cực điều trị hỗ trợ duy trì chức năng sống.
Chống co giật: Phenobarbital 10 - 20mg/kg pha trong glucose 5% truyền tĩnh mạch trong 30-60 phút. Lặp lại 8 - 12 giờ nếu cần. Có thể dùng diazepam đối với người lớn 10mg/lần tiêm tĩnh mạch.
Chống phù não: nằm đầu cao 30 độ, cổ thẳng (nếu không có tụt huyết áp); thở ôxy qua mũi 1 - 4 lít/phút, có thể thở ôxy qua mask hoặc thở CPAP nếu bệnh nhân còn tự thở được.
Đặt nội khí quản sớm để giúp thở khi điểm Glasgow < 12 điểm hoặc SpO2 < 92% hay PaCO2 > 50mmHg. Thở máy khi Glasgow < 10 điểm; mannitol 20% liều 0,5 - 1g/kg, 6 - 8 giờ/lần, truyền tĩnh mạch trong 15 - 30 phút.
Chống suy hô hấp (suy hô hấp do phù phổi cấp, hoặc viêm não): Thông đường thở: hút sạch đờm dãi; thở ôxy 3 - 6 lít/phút, duy trì SpO2 > 92%;
Đặt nội khí quản, thở máy nếu có cơn ngừng thở hoặc thất bại với thở ôxy
Có thể dùng dexamethason 0,5mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia 4 - 6 lần trong 3 - 5 ngày.
Nên dùng thuốc sớm ngay sau khi bệnh nhân có rối loạn ý thức. Dùng thêm immunoglobulin đa giá nếu có điều kiện, liều dùng 0,1 - 0,4g/kg/ngày truyền tĩnh mạch trong 6 - 8 giờ trong 2 - 5 ngày liên tiếp.Bệnh SởiSởi và biến chứng(cập nhật liên tục)Sởi và cách phòng chống
- Bệnh sởi và những biến chứng
- Nguyên tắc chữa sởi của Hải Thượng Lãn Ông
- Trước nguy cơ bệnh sởi quay trở lại: Chủng ngừa bằng vắc-xin nào?
- Món ăn thuốc cho người bệnh sởi
- Dự phòng và điều trị bệnh sởi thế nào?
- Bệnh sởi, Đông y chữa thế nào?
- Không tiêm phòng sởi, trẻ bị biến chứng viêm phổi suýt chết
- Chủ quan với sởi, nhiều trẻ bị “bỏ quên” tiêm chủng
- Phân biệt sởi và thủy đậu
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm bệnh nhân sởi
- Bệnh sởi hoành hành, vì sao?
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát bệnh sởi tại BV Nhi TW
- Thành lập 5 đoàn kiểm tra phòng chống dịch bệnh sởi tại Hà Nội và TP.HCM
- Chưa công bố dịch sởi, vì sao?
- Phòng chống bệnh sởi cho trẻ em: Xin đừng nhẫn tâm câu view
- Thực phẩm phòng sởi hiệu quả cho bé
- Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng
- Người lớn cũng cần đề phòng sởi
- Đề xuất thanh toán BHYT đối với các ca sởi vượt trần
- Tình hình bệnh sởi ở một số địa phương
- Cảm động thầy thuốc suốt đêm bóp bóng cho bệnh nhi sởi
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương dập tắt dịch sởi
Trị bệnh sởi theo phương pháp Đông y | Tin nóng: Bệnh sởi đã có dấu hiệu giảm | Tình hình bệnh sởi ở một số địa phương |
Từ khóa » Chẩn đoán Sởi Bộ Y Tế
-
Phác đồ điều Trị Bệnh Sởi Bộ Y Tế
-
Quyết định 1327/QĐ-BYT Năm 2014 Hướng Dẫn Chẩn đoán điều Trị ...
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán, điều Trị Bệnh Sởi
-
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán, điều Trị Bệnh Sởi
-
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SỞI TẠI NHÀ VÀ ... - Bộ Y Tế
-
Cập Nhật Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Trẻ Em: Bệnh Sởi
-
Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Sởi - Bệnh Gan Và điều Trị
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán, điều Trị Bệnh Sởi - Medlatec
-
Bộ Y Tế Ban Hành Hướng Dẫn Chẩn đoán, điều Trị Bệnh Sởi - Hànộimới
-
Trung Tâm Y Tế Nam Đông Tập Huấn Về Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh ...
-
Tăng Cường Công Tác Phòng Chống Bệnh Sởi Tại Các Cơ Sở Y Tế
-
05. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ - Bệnh Viện Nhi Thái Bình
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Sởi Của Bộ Y Tế - Suckhoe123