Chẩn đoán Và điều Trị Hiện Tượng Xẹp đốt Sống
Có thể bạn quan tâm
Hiện tượng đốt sống bị xẹp xuống thường xảy ra với người bị loãng xương, người mắc ung thư hoặc người già. Phần đốt xương bị xẹp và lún xuống khiến hình dáng cột sống thay đổi một phần. Vậy xẹp đốt sống có thể điều trị hoàn toàn được hay không? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau bạn nhé.
Xẹp đốt sống là bệnh gì?
Xẹp đốt sống gây đau đớn và biến dạng ở phần đốt sống cổ, đốt sống lưng,...Tình trạng này hình thành do biến chứng loãng xương gây nên; phần khối xương hoặc thân đốt sống bị xẹp xuống, mất đi hình dáng bình thường và tạo nên các cơn đau ở lưng đối với người bệnh.
Đây là hiện tượng mà một phần đốt sống bị đè nén và xẹp xuống ở phần đốt sống lưng hoặc đốt sống cổ khiến chiều cao thân đốt bị giảm xuống. Với những bệnh nhân mắc ung thư hoặc người già có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này. Khi đó, xương trở nên giòn, xốp và dễ vỡ gây đau đớn. Đồng thời ảnh hưởng đến chiều cao cùng đường cong sinh lý của cột sống.
Những hoạt động diễn ra thường ngày như hắt hơi mạnh, nâng vật trọng lượng nhẹ hoặc bước ra khỏi bồn tắm cũng có thể khiến đốt sống gãy xẹp. Trường hợp người loãng xương nhẹ, đốt sống dễ lún xuống bởi tác động lực hoặc té ngã, nâng vật nặng. Còn người có cột sống khỏe chỉ xảy ra khi tai nạn xe hơi, ngã cao, chấn thương nghiêm trọng.
Xẹp đốt sống thường gặp ở người bị loãng xương, ung thư và người lớn tuổi
Tìm hiểu nguyên nhân gây xẹp đốt sống
- Phần lớn nguyên nhân khiến đốt sống xẹp và lún xuống là do loãng xương.
- Chấn thương, tai nạn hoặc nâng một vật nặng có thể gây nên xẹp đốt sống
- Những hoạt động thực hiện hằng ngày như nâng vật, hắt hơi mạnh,...làm xương bị loãng dẫn tới đốt sống xẹp xuống.
- Ung thư di căn tới xương cột sống và phá hủy cấu trúc xương, làm xương yếu rồi bị xẹp.
Những vị trí dễ mắc xẹp đốt sống
- Xẹp đốt sống lưng L1, L2 và L5. Đó là những vị trí xương sống dễ bị tổn thương nhất.
- Xẹp đốt sống cổ ở ngay đốt sống đầu tiên dưới xương sọ rồi di chuyển rộng ra các vị trí đốt sống khác.
- Xẹp đốt sống ngực ở đốt D12, ngay tại nơi tiếp giáp với xương L1 của đốt sống lưng.
Tìm hiểu những nguyên nhân khiến đốt sống bị xẹp
Triệu chứng cụ thể của xẹp đốt sống lưng
Người bệnh khi gặp những tình trạng như đau lưng đột ngột, đau mạnh khi đứng lên và đi lại nhưng lại giảm khi nằm xuống. Hay giảm sút cử động tại cột sống, giảm chiều cao, cột sống bị biến dạng thì nên bác sĩ để kiểm tra ngay. Triệu chứng của bệnh khá giống với nhiều loại bệnh lý khác nên bạn phải đến phòng khám, bệnh viện thì mới biết rõ được.
Giai đoạn đốt sống gãy xẹp trên 50% gặp nguy cơ mất từng đoạn cột sống. Bởi các đoạn xương cột sống gắn kết với nhau để nâng đỡ cơ thể, giúp chúng ta di chuyển và chịu được sức nặng. Việc cột sống bị hỏng một phần khiến cấu trúc không còn chắc chắn. Khi tình trạng này chuyển qua giai đoạn nặng, xương cột sống sẽ thoái hóa nhanh hơn.
Điều trị bệnh xẹp đốt sống bằng phương pháp gì?
Bên cạnh những biểu hiện lâm sàng, bệnh nhân cần được chẩn đoán bằng kỹ thuật lâm sàng như chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hoặc đo hấp thụ tia X kép hoặc đo đậm độ xương.
Sau khi xác định rõ tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với mức độ mắc của người bệnh. Cách thức điều trị gồm có không phẫu thuật, tạo hình đốt sống hoặc tạo hình vùng gù. Mỗi kiểu điều trị sẽ đem tới kết quả và công dụng khác nhau.
Điều trị không phẫu thuật
Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc và nẹp. Các loại thuốc gồm thuốc giảm đau, kháng viêm và giãn cơ. Còn nẹp để nâng đỡ cơ thể và hạn chế cử động tại khu vực bị xẹp đốt sống.
Tạo hình đốt sống
Đây là một phương pháp điều trị khá nhanh chóng và hiệu quả. Bác sĩ sẽ tiêm vào đốt sống xi măng xương acrylic (xi măng sinh học). Xi măng cứng lại có chức năng ổn định cột sống đã bị gãy xẹp.
Tạo hình đốt sống bằng cách tiêm xi măng xương vào
Tạo hình vùng gù
Đầu tiên, bác sĩ sẽ rạch hai vết nhỏ ở vùng đốt sống bị gãy rồi đặt đầu dò vào khoang. Tiếp đến, tiến hành khoan xương và chèn bong bóng vào như một lớp đệm cho xương.
Hai bong bóng được bơm chất cản quang đến khi giãn ra tới độ cao mong muốn rồi lấy ra, lấp xi măng vào.
Phòng ngừa bệnh xẹp đốt sống
- Sinh hoạt điều độ, chế độ dinh dưỡng khoa học và tiến hành tập luyện thể dục hằng ngày.
- Bổ sung chất khoáng, vitamin cho cơ thể
- Không hoạt động quá mạnh
- Hạn chế sai tư thế khi thực hiện động tác và tránh tư thế xấu
- Thực hiện các bài tập để cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn.
Khi có những triệu chứng xẹp đốt sống, bạn nên đến phòng khám hoặc bệnh viện để được kiểm tra xem bạn nhé. Phòng khám La Văn Lường chuyên thăm khám và điều trị bệnh cơ xương khớp uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh. Đặt lịch khám nhanh chóng qua Hotline 0898 12 14 16 - 0907 567 567 hoặc truy cập vào website https://phongkhamlavanluong.vn/
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM
Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567
Email: pklavanluong@gmail.com
Website: https://phongkhamlavanluong.vn
Giờ làm việc
+ Thứ 2 – Chủ nhật: 15:30 - 19:00
+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.
Từ khóa » Hiện Tượng Xẹp đốt Sống Cổ
-
Nhận Biết Lún Xẹp đốt Sống Cổ
-
Xẹp đốt Sống: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Xẹp đốt Sống Là Gì? Có Chữa Hoàn Toàn được Không?
-
Lún đốt Sống Cổ Có Nguy Hiểm Không? - Bác Sĩ Nguyễn Vũ
-
Lún Xẹp đốt Sống Cổ - Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Nhận Biết
-
Xẹp đốt Sống: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Xẹp đốt Sống: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Xẹp đĩa đệm - Xẹp đốt Sống | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Xẹp Thân đốt Sống Do Loãng Xương
-
Vỡ Lún Cột Sống - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Xẹp đốt Sống Có Nguy Hiểm Không: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn ...
-
Đau Lưng Cấp Tính Do Lún đốt Sống | BvNTP
-
XẸP ĐỐT SỐNG LƯNG NGUY HIỂM RA SAO? CÁCH PHÒNG ...
-
Vỡ Lún Cột Sống: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách điều Trị | Medlatec