Chẩn đoán Và điều Trị Hội Chứng ống Cổ Tay
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiếtHội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024
30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Chẩn đoán và điều trị Hội chứng ống cổ tay 08:57 AM 20/01/2016 Hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome) là một hội chứng thường hay gặp trong lâm sàng. Trong hội chứng này, dây thần kinh giữa bị chèn ép trong ống cổ tay. Theo thống kê ở Mỹ năm 2005 có tới 16440 người lao động phải nghỉ việc do bị hội chứng ống cổ tay. Việc được phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng. 1. Cơ chế sinh bệnh Về giải phẫu học, thần kinh giữa đi chung với những gân cơ gấp của các ngón tay trong ống cổ tay. Ống cổ tay được tạo bởi mạc giữ gân gấp và các vách chung quanh là bờ của các xương cổ tay. Chính vì nằm trong một cấu trúc không co giãn được nên khi có sự tăng thể tích của các gân gấp bị viêm (hay các tư thế gấp duỗi cổ tay quá mức và thường xuyên) thì sẽ tạo một lực chèn ép lên các mạch máu nuôi nhỏ đi sát bên dây thần kinh, gây ra tình trạng thiểu dưỡng. Tăng áp lực trong ống cổ tay dẫn đến rối loạn dẫn truyền sợi trục và thiêu máu màng ngoài của dây thần kinh. Lâu dần gây các triệu chứng lâm sàng tổn thương dây giữa. 2. Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó thường gặp như công việc vận động cổ tay nhiều, chấn động rung do dụng cụ cầm tay, thoát vị bao hoạt dịch khớp cổ tay, viêm - xơ hóa các dây chằng vùng cổ tay,…. Hội chứng này còn hay gặp trong các chứng viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường, nhiễm độc rượu mạn tính.. 3. Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay chủ yếu dựa vào lâm sàng, với 2 triệu chứng cơ năng và thực thể. Nhưng để chẩn đoán chính xác, và biết được bệnh đang ở giai đoạn nào, khả năng phục hồi sau thời gian điều trị, và tiên lượng trước được tổn thương có thể xảy ra ở chi khác khi chưa có biểu hiện lâm sàng thì phương pháp điện thần kinh và siêu âm đầu dò phẳng tần số cao cho kết quả khá tốt. Chẩn đoán: - Tê bì hoặc dị cảm đau ở bàn tay và các ngón thuộc chi phối của dây giữa (ngón I, II, III, và 1/2 của ngón IV) và gan bàn tay tương ứng với các ngón đó. Đau tăng về đêm hoặc khi gấp duỗi cổ tay nhiều lần. - Teo cơ ô mô cái. - Dấu hiệu Tinel dương tính: Gõ trên ống cổ tay ở tư thế duỗi cổ tay tối đa gây cảm giác đau hay tê giật lên các ngón tay - Dấu hiệu Phalen dương tính: Khi gấp cổ tay tối đa (đến 90º) trong thời gian ít nhất là 1 phút gây cảm giác tê tới các đầu ngón tay. Tiêu chuẩn cận lâm sàng: - Thời gian tiềm dây giữa cảm giác > 3,2 ms và vận động > 4,2 ms. - Tốc độ đo dẫn truyền cảm giác, vận động dây giữa < 50m/s ở cổ tay. - Siêu âm đầu dò phẳng tần số 12 HZ: CSA – I (Thiết diện cắt ngang đầu vào) lớn hơn 9,5mm2 và CSA – O (Thiết diện cắt ngang đầu ra) lớn hơn 9,2mm2. 4. Điều trị hội chứng ống cổ tay Bệnh nhân cần tránh các cử động lặp lại nhiều lần của cổ tay. Dùng nẹp cổ tay cho những bệnh nhân có nghề nghiệp phải cử động cổ tay nhiều. Giảm áp lực trong ống cổ tay bằng cách cắt dây chằng ngang cổ tay. Ðiều chỉnh các khối can xương hay xương trật để ống cổ tay không bị hẹp và không gây đè ép vào dây thần kinh giữa. Điều trị bảo tồn bằng các thuốc kháng viêm NSAIDs hay tiêm corticoide tại chỗ làm giảm hiện tượng viêm của các gân gấp trong ống cổ tay và các loại thuốc tăng dẫn truyền thần kinh như vitamin B, Nivalin, Nucleo CMP. Kết luận Hội chứng ống cổ tay rất hay gặp trong thực tế lâm sàng, bệnh chẩn đoán đơn giản, nhanh gọn bằng các xét nghiệm phù hợp. Ðiều trị sớm giúp phục hồi nhanh chóng, nếu để muộn có thể teo cơ và hạn chế vận động bàn tay. Thạc sỹ, BS CKI. Đồng Thị Thu Trang Khoa Nội Thần kinh – Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻTin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » Giải Phẫu ống Cổ Tay
-
Hội Chứng ống Cổ Tay (Hội Chứng đường Hầm Cổ Tay) | Vinmec
-
Tìm Hiểu Về Hội Chứng ống Cổ Tay | Vinmec
-
Hội Chứng Ống Cổ Tay - Bệnh Viện Quận Tân Phú
-
Hội Chứng ống Cổ Tay Là Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Cách điều Trị?
-
Phẫu Thuật điều Trị Hội Chứng ống Cổ Tay | Bệnh Viện Quốc Tế Vinh
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Hội Chứng ống Cổ Tay
-
Hội Chứng ống Cổ Tay (Hội Chứng đường Hầm Cổ Tay)
-
TÌM HIỂU VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
-
Tìm Hiểu Về Hội Chứng ống Cổ Tay - Trạm Y Tế Phường Phú Thọ Hòa
-
HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - SlideShare
-
3 điều Bạn Cần Biết Về Hội Chứng ống Cổ Tay - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Hội Chứng ống Cổ Tay – Những Kiến Thức Nhất định Phải Biết
-
Hội Chứng ống Cổ Tay - Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình