Chẩn đoán Và điều Trị Tật Dính Khớp Sọ Sớm ở Trẻ - Bệnh Viện Vinmec

  • Trang chủ
  • Thẩm mỹ
  • Sức khỏe
  • Nhóm
  • Video
  • Hình ảnh
  • Bảng giá dịch vụ
  • Kết nối bạn bè
  • Tin thẩm mỹ - sức khỏe
  • Tin tức
  • Blog tổng hợp
Xem thêm Cài đặt app suckhoe123 để kết nối nhanh với chuyên gia: Tải app android suckhoe123 Tải app ios suckhoe123
  • Công cụ
    • Trắc nghiệm da...
    • Thuật ngữ y khoa
    • Từ điển y khoa
    • Chỉ số BMI
    • Công cụ tính BMR
  • Trang thẩm mỹ
  • Trang sức khỏe
  • Giới thiệu Liên hệ Tài khoản Điều khoản sử dụng Hệ thống đang hoạt động thử nghiệm chờ cấp phép DMCA.com Protection Status Chẩn đoán và điều trị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ Bác sĩ gia đình 09:29 +07 Thứ tư, 17/08/2022 Chia sẻ
    • Chia sẻ ngay
    • Chia sẻ lên bảng tin
    • Chia sẻ lên trang bạn bè
    • Chia sẻ vào nhóm
    • Sao chép liên kết
    Dính khớp sọ sớm ở trẻ (hay còn gọi là hẹp sọ) là dị tật tương đối hiếm gặp, trung bình cứ 10.000 trẻ sẽ có 6 trẻ mắc bệnh. Đây là dị tật tương đối nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ trong tương lai.

    1. Thế nào là tật dính khớp sọ sớm ở trẻ?

    Dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ em (hay còn gọi là hẹp sọ), có tên khoa học là Craniosynostosis, là một dị tật bẩm sinh ở trẻ xuất phát từ tình trạng các đường khớp sọ dính với nhau sớm (đóng sớm) từ trong bào thai. Theo một số nghiên cứu, các khớp sọ ở trẻ bị dị tật sẽ cài vào nhau trong độ tuổi từ 2-4 và dính thật sự sau 20 tuổi. Biểu hiện đặc trưng của trẻ bị hẹp sọ là có khuôn mặt và hình dạng đầu bất thường.

    Đối với một số trường hợp đặc biệt, việc phát triển của xương hộp sọ bị hạn chế, dẫn đến gia tăng áp lực cho hộp sọ, từ đó gây ra các triệu chứng đau đầu, gặp các vấn đề về thị giác hay chậm phát triển.

    Cơ chế chính của dị tật khớp sọ sớm ở trẻ là do bệnh lý về xương sọ (hay còn gọi là dính khớp sọ nguyên phát) hoặc do bệnh lý của não bộ dẫn đến không phát triển được, kéo theo tình trạng các khớp sọ bị đóng sớm (dính khớp sọ thứ phát).

    Đối với cơ chế dính khớp sọ nguyên phát, trẻ thường bị biến dạng hộp sọ. Tùy thuộc vào khớp sọ bị dính khiến hộp sọ sẽ phát triển theo chiều hướng bù đắp cho sự thiếu hụt đó, dẫn đến đầu trẻ bị méo theo một hướng nhất định.

    Một số trường hợp thường gặp ở dính khớp sọ nguyên phát là tình trạng dính khớp dọc giữa (tật đầu hình thuyền), chiếm 60% trên tổng số các ca mắc bệnh do dính khớp sọ nguyên phát; ngoài ra còn có tật dính khớp trán đính (20%), khiến đầu trẻ bị méo và dẹt sang 2 bên; tật dính khớp metopic (tật đầu hình tam giác) chiếm 10%... Cần chú ý các dị tật này hoàn toàn có thể đi kèm với một số dị tật khác ở vùng hàm mặt, các chi, ở đường hô hấp trên gây ra hội chứng bệnh lý phức tạp và khó điều trị.

    Trường hợp dính khớp sọ thứ phát thường gây tật đầu nhỏ ở trẻ.

    Chẩn đoán và điều trị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ
    Trẻ mắc bệnh dính khớp sọ sớm

    2. Một số biểu hiện của trẻ khi mắc bệnh dính khớp sọ sớm

    Biểu hiện đặc trưng của dị tật dính khớp sọ sớm là sự biến dạng của hộp sọ theo nhiều hình thái khác nhau: tật đầu hình thuyền, đầu hình tam giác, đầu bị dẹt, đầu nhỏ... Ngoài ra có thể quan sát được sự phát triển không đồng đều 2 cung mày ở trẻ, thường 1 bên bị dẹt và bên còn lại thấp hơn làm cho mắt bị lồi ra.

    Trong một số trường hợp, xương mũi của trẻ được phát hiện bị lệch về một phía hay hai xương trán phát triển quá mức khiến cho xuất hiện 2 ụ trán nhô ra.

    3. Dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ liệu có nguy hiểm?

    Trước hết, dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ nếu không được điều trị sẽ gây mất thẩm mỹ trầm trọng, càng để lâu đến khi trẻ lớn sẽ gây cảm giác tự ti, xáo trộn về tâm lý, khó hòa nhập với xã hội. Ngoài ra, bệnh dính khớp sọ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ, gia tăng áp lực trong sọ.

    4. Phương pháp chẩn đoán dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ

    Dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ thường được chẩn đoán thông qua việc chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt và tái tạo hộp sọ 3 chiều (CT Multi-slice 3D) hỗ trợ xác định chỗ các khớp sọ bị dính và sự biến dạng hộp sọ. Trong một số trường hợp đặc biệt sẽ phải chụp CT hoặc MRI đánh giá não bộ, hỗ trợ cung cấp thêm thông tin để điều trị ngoại khoa.

    Chẩn đoán và điều trị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ
    Dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ thường được chẩn đoán thông qua việc chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt và tái tạo hộp sọ 3 chiều (CT Multi-slice 3D)

    5. Phương pháp điều trị bệnh dính khớp sọ sớm ở trẻ

    Hiện nay, phương pháp điều trị chủ yếu là tiến hành phẫu thuật loại bỏ các đường khớp bị dính, tạo hình lại hộp sọ, loại trừ triệt để sự chèn ép nhằm tạo không gian cho não bộ phát triển.

    Một số nghiên cứu cho thấy độ tuổi tốt nhất để trẻ tiến hành phẫu thuật là từ 3-8 tháng tuổi, do lúc này xương sọ của trẻ còn mỏng, dễ uốn nắn và chưa biến dạng nhiều. Phẫu thuật càng sớm càng có lợi, vừa gia tăng khả năng phát triển của xương vừa giúp ích cho sự phát triển của não bộ.

    Trong trường hợp tiến hành phẫu thuật sau 12 tháng, việc phẫu thuật sẽ khó khăn hơn và hầu hết phải tạo hình lại toàn bộ hộp sọ và việc này tương đối phức tạp. Có thể coi đây là một cuộc giải phẫu lớn và thường xuyên phải truyền máu khi tiến hành.

    Phẫu thuật điều trị tật dính khớp sọ ở trẻ hiện tại đang áp dụng 2 phương pháp: phẫu thuật cổ điển và phẫu thuật nội soi.

    Phẫu thuật cổ điển được tiến hành trong khoảng từ 3-7 giờ tùy trường hợp cụ thể, có thể phải truyền máu và nằm viện theo dõi từ 3-7 ngày.

    Phẫu thuật nội soi thì ít xâm lấn hơn, tuy nhiên chỉ được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể. Ưu điểm của phẫu thuật nội soi là bệnh nhân ít bị mất máu và sưng. Thời gian tiến hành phẫu thuật trung bình mất 1 giờ và hầu hết bệnh nhân có thể xuất hiện ngay ngày hôm sau. Phương pháp này cho kết quả tốt nhất khi trẻ ở độ tuổi từ 3-6 tháng.

    Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết Gửi bình luận Hủy Blog khác của bác sĩ Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

    Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

    Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

    ​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

    Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

    Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

    Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

    Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

    Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

    Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

    Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

    Trẻ 3 tháng tuổi đồ mồ hôi đầu nhiều và khớp chân kêu răng rắc là do thiếu vitamin D và canxi phải không?

    Hiện bé nhà em đang được 3 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra tới giờ mặc dù nằm điều hòa với nhiệt độ thích hợp nhưng bé nhà em vẫn đổ mồi hôi đầu khá nhiều là bị sao ạ? Ngoài ra, khi co lên co xuống, các khớp gối của bé cứ kêu răng rắc ấy ạ. Bé như vậy có phải là bị thiếu canxi và vitamin D không ạ?

    • 3 năm trước
    • 1 trả lời
    • 868 lượt xem

    Bé gái bị sưng môi âm hộ, điều gì đang xảy ra?

    - Thưa bác sĩ, bộ phận sinh dục của con gái mới sinh của tôi bị sưng lên và cháu có một khối u cứng trong bộ phận sinh dục. Chuyện gì đang xảy ra với con của tôi vậy, bác sĩ? Và khối u đó là gì thế ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

    • 4 năm trước
    • 1 trả lời
    • 1213 lượt xem

    Bé thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh, điều này có bình thường không?

    Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?

    • 4 năm trước
    • 1 trả lời
    • 3364 lượt xem

    Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?

    Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

    • 4 năm trước
    • 1 trả lời
    • 891 lượt xem

    Bé gần 4 tháng bị nổi mụn nước ở tay và chân

    • Bé gần 4 tháng bị nổi mụn nước ở tay và chân
    • Bé gần 4 tháng bị nổi mụn nước ở tay và chân
    • Bé gần 4 tháng bị nổi mụn nước ở tay và chân

    Bác sĩ cho em hỏi ạ, con em gần 4m mà tay với chân bị nổi mụn như này mấy hôm mà em bôi thuốc rồi nhưng không đỡ ạ. Đây là bệnh gì và em có cần cho bé đi khám không?

    • 3 năm trước
    • 0 trả lời
    • 5736 lượt xem
    Video có thể bạn quan tâm Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24 Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương 3 năm trước 794 Lượt xem "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46 "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là... 3 năm trước 736 Lượt xem Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh 01:26 Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh Vàng da là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Cùng theo dõi trẻ sinh non tháng có bệnh lý vàng da tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được điều trị... 3 năm trước 987 Lượt xem TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA!! TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA!! 01:39 TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA!! Nhập viện vì bệnh tay chân miệng, mụn nước hồng ban tay chân gối và loét họng, con nhanh chóng có triệu chứng thần kinh, giật mình, run yếu cơ liên... 3 năm trước 718 Lượt xem BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36 BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! “Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các... 3 năm trước 899 Lượt xem KHI NÀO THÌ BÉ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ TIÊM CHỦNG? KHI NÀO THÌ BÉ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ TIÊM CHỦNG? 00:02 KHI NÀO THÌ BÉ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ TIÊM CHỦNG? 3 năm trước 744 Lượt xem Tin liên quan Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con? Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?

    Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).

    Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai

    Cho con bú trong khi mẹ đang mang thai có an toàn không? Mẹ cần lưu ý những gì để vẫn cho con bú được mà lại an toàn cho thai nhi? Cùng suckhoe123 tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

    Trẻ bị ghẻ và cách điều trị Trẻ bị ghẻ và cách điều trị

    Bệnh ghẻ cực kỳ dễ lây, và bất cứ ai cũng có thể bị - ngay cả khi chúng ta đã được vệ sinh một cách tỉ mỉ. Nó thường xuất hiện ở nhiều hơn một thành viên trong gia đình hoặc trong các nhóm trẻ em ở nhà trẻ hoặc trường học. Không có khoảng thời gian cụ thể nào trong năm mà bệnh ghẻ phát triển nhiều hơn.

    Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị

    Chốc lở ​​thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể ngứa và mất thẩm mỹ. Ngoài ra cũng có thể xảy ra các biến chứng - như các bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng, để lại sẹo và viêm thận - vì thế điều quan trọng là phải điều trị triệt để.

    Viêm nang lông và cách điều trị Viêm nang lông và cách điều trị

    Viêm nang lông có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

    Dr Duy Thành

    Bauman

    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » đầu Dính đường Khớp Dọc