Chẩn đoán Và điều Trị Viêm Tai Giữa Có Mủ - Thuốc Dân Tộc
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa có mủ
Chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa có mủ
Đặt lịch
Viêm tai giữa có mủ thường xảy ra khi bệnh nhân bị viêm tai giữa hoặc viêm mũi họng nhưng không được điều trị kịp thời. Lúc này, do bệnh đã nặng nên việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Nếu không cẩn thận còn có thể gây thủng màng nhĩ khiến bệnh nhân bị điếc nặng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm tai giữa ứ mủ là gì?
Một trong những bệnh về tai mũi họng phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải đó là viêm tai giữa. Đây là tình trạng lớp niêm mạc bên trong tai bị viêm nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn, virus. Nếu không được chữa trị sớm, để bệnh nặng lên sẽ dẫn đến tình trạng viêm tai giữa ứ mủ. Nói cách khác, viêm tai giữa ứ mủ là hiện tượng viêm nhiễm lâu ngày trong tai. Điều này khiến cho quá trình tiết dịch tăng lên gây mủ. Ngoài ra, mủ trong tai cũng có thể là do có sẵn trong mũi họng. Khi bệnh nhân hít mũi, xì mũi không đúng cách, nó có thể đi qua vòi tai để vào tai giữa, kết quả là gây nên chứng bệnh trên.
Nếu không được chữa trị sớm, viêm tai giữa mủ nhầy có thể để lại nhiều di chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân. Khi dịch nhầy ứ đọng lâu ngày, nó có thể dính với chuỗi xương con. Điều này khiến thính giác bị suy giảm, làm co màng nhĩ hoặc sẽ tạo ra chất cholesteatoma. Chất này có khả năng phá hủy xương. Từ đó gây nguy hiểm cho bệnh nhân, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Ngoài ra, viêm tai giữa có mủ còn có thể gây thủng màng nhĩ, khiến bệnh nhân điếc nặng. Do đó, việc phát hiện và chữa trị sớm căn bệnh này là điều vô cùng cần thiết.
Chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa có mủ
Viêm tai giữa mưng mủ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân không được chủ quan mà cần phải đi thăm khám để được chỉ định cách điều trị tốt nhất. Vậy viêm tai giữa bị chảy mủ có các biểu gì? Cách điều trị viêm tai giữa chảy mủ ra sao? Cùng tìm hiểu rõ hơn các thông tin về vấn đề này ngay sau đây:
1. Chẩn đoán
Bệnh nhân bị viêm tai giữa có mủ thường có các biểu hiện sau đây:
- Bị ù tai, có cảm giác đau nhức trong tai, suy giảm thính giác.
- Tai bị đau nhức không rõ nguyên nhân.
- Chóng mặt, đau đầu, có cảm giác khó chịu trong tai.
- Thấy dịch màu vàng hoặc xanh từ phía bên trong tai chảy ra ngoài. Tình trạng này thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 6 – 12 tuần kể từ khi bệnh bắt đầu khởi phát. Một số trường hợp còn thấy dịch mủ chảy ra có mùi hôi và kèm theo cả máu.
- Thủng màng nhĩ.
Nếu đối tượng mắc bệnh là trẻ em, bệnh nhân sẽ còn có thêm các triệu chứng khác. Trẻ sẽ hay quấy khóc, ăn kém, hay bỏ bú. Nhiều khi còn bị sốt, hay dụi tai…
Tuy nhiên, đây chỉ là triệu chứng mà bác sĩ dựa vào để đưa ra chẩn đoán ban đầu. Để biết được một cách chính xác mức độ bệnh lý, người bệnh sẽ được yêu cầu chẩn đoán bằng các thiết bị hiện đại. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định được mức độ trầm trọng của viêm tai giữa mủ nhầy. Từ đó sẽ đưa ra được các biện pháp điều trị phù hợp.
2. Điều trị viêm tai giữa có mủ
Sau khi xác định được tình trạng bệnh lý của mỗi người, bác sĩ sẽ đề ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân. Dưới đây là các cách chữa viêm tai giữa ứ mủ được sử dụng phổ biến:
Chữa viêm tai giữa chảy mủ bằng tây y
+ Đối với các trường hợp mắc bệnh nhẹ:
Nếu bị viêm tai giữa mưng mủ ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại chỗ như dùng thuốc kháng sinh, rửa tai hoặc nhỏ thuốc. Kèm theo đó là kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, bệnh sẽ nhanh chóng được giảm bớt. Cũng tùy vào từng đối tượng bệnh nhân mà lượng thuốc sử dụng có thể sẽ khác nhau. Vì vậy, việc điều trị viêm tai giữa có mủ ở trẻ em sẽ càng cần phải thận trọng hơn.
+ Với người bị nặng:
Trong trường hợp tai có mủ, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các dung dịch kháng sinh để nhỏ vào tai. Tuy nhiên, không phải dung dịch nào cũng có thể sử dụng. Bởi nếu sử dụng không đúng cách, nó có thể gây độc khiến bệnh nhân bị điếc. Thông thường, các dung dịch được sử dụng sẽ là otafa, effexin… Tuyệt đối không được dùng các kháng sinh kanamycin, neomycin, streptomycin.
Một lưu ý quan trọng nữa là không được dùng các loại thuốc dạng viên nghiền để điều trị viêm tai giữa vỡ mủ. Lý do là bởi khi thổi thuốc vào tai, nếu như không tan hết nó có thể sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn ống tai. Nó sẽ đến tình trạng dịch trong tai bị ứ đọng nặng hơn. Mủ khó bị chảy ra ngoài sẽ phải trào ngược vào trong. Hệ quả là gây bệnh viêm xương chũm, thậm chí là dẫn đến bệnh viêm màng não.
Nếu viêm tai giữa mủ nhầy nghiêm trọng hơn nữa, bệnh nhân sẽ được chỉ định các phương pháp nội khoa để điều trị viêm tai giữa mủ. Thời gian chữa trị có thể kéo dài khoảng 2 tuần. Kèm theo đó là phải truyền tĩnh mạch hoặc uống kháng sinh.
+ Trường hợp bị thủng màng nhĩ:
Viêm tai giữa chảy mủ nặng có thể gây thủng màng nhĩ. Để điều trị tình trạng này không còn cách nào khác là phải phẫu thuật. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành dựa trên các bước sau đây:
- Nếu thủng màng nhĩ ảnh hưởng đến xương còn, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật vá màng nhĩ. Đồng thời chỉnh lại xương còn cho bệnh nhân. Điều trị bằng phẫu thuật cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Nó sẽ giúp cho màng nhĩ sớm hoạt động bình thường trở lại.
- Trường hợp bị viêm tai giữa chảy mủ không có cholesteatoma và tình trạng chảy mủ kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khoét rỗng đá chũm cho bệnh nhân. Ngoài ra, phương pháp này cũng được chỉ định để điều trị viêm tai giữa có mủ có cholesteatoma nhưng chữa trị bằng thuốc không khỏi.
Chữa viêm tai giữa chảy mủ bằng tây y thường mang đến tác dụng nhanh. Nó sẽ giúp bệnh nhân mau chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ khi áp dụng các phương pháp chữa bệnh khác nhau. Đặc biệt là khi dùng thuốc tây. Bởi nếu sử dụng không đúng cách, nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng.
Thông tin thêm: Khi mắc bệnh viêm tai giữa nên ăn và kiêng gì cho mau khỏe?
Điều trị viêm tai giữa chảy mủ bằng các bài thuốc dân gian
Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng tây y, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để chữa trị cho bản thân. Đây là phương pháp rất phù hợp điều trị viêm tai giữa có mủ ở trẻ. Bởi các bài thuốc dân gian thường an toàn, ít khi gây ra tác dụng phụ. Dưới đây là một vài bài thuốc bạn có thể tham khảo:
+ Trị viêm tai giữa chảy mủ bằng phèn chua:
Nếu tai bị chảy mủ ra ngoài, bạn có thể áp dụng cách chữa trị từ phèn chua để điều trị viêm tai giữa có mủ ở trẻ. Cách làm như sau:
Chuẩn bị nửa lạng ngũ bột tử, nửa lạng phèn chua. Cho cả thứ trên lên miếng sắt, bắc lên bếp và đun lên cho chảy ra và quyện với ngũ bột tử. Lưu ý là chỉ được dùng miếng sắt mỏng, không được sử dụng đồng hoặc nhôm. Vì điều này có thể khiến cho phèn chua bị giảm tác dụng. Khi thấy phèn chua chảy ra hết, tắt bếp sẽ thu được một tảng hỗn hợp xốp. Lấy hỗn hợp này đi nghiền thật mịn rồi cho vào một chiếc lọ thủy tinh, đậy kín là có thể sử dụng.
Trước khi thổi bột vào tai, cần vệ sinh thật sạch sẽ bằng oxy già rồi lau khô. Hãy lấy một tờ giấy sạch cuốn thành hình chiếc phễu. Cho một lượng bột thuốc nhỏ như hạt đậu xanh vào đầu phễu to, đầu còn lại ghé vào lỗ tai. Thổi nhẹ để thuốc có thể bay chính xác vào tai. Thực hiện liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
Cần lưu ý là không được dùng kháng sinh ít nhất là 24 giờ trước khi áp dụng cách chữa trị này. Thêm vào đó, nó chỉ được sử dụng cho các trường hợp bị viêm tai giữa đã chảy mủ ra ngoài. Nếu chưa chảy, không được áp dụng.
+ Điều trị viêm tai giữa vỡ mủ bằng lá diếp cá:
Cách chữa viêm tai giữa ứ mủ bằng lá diếp cá cũng có tác dụng tốt trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh. Bạn có thể áp dụng bài thuốc này theo cách như sau:
Lấy một nhúm lá diếp cá, 2 – 3 quả táo đỏ đi rửa sạch, cho vào nồi và sắc lên cùng với khoảng 3 bát nước. Cứ đun nhỏ lửa cho đến khi thấy nước cạn còn khoảng 1 bát thì tắt bếp. Hàng ngày, bạn dùng nước này để uống từ 2 – 3 lần, thực hiện thường xuyên sẽ giúp bệnh giảm bớt. Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nát lá diếp cá rồi vắt lấy nước cốt. Lấy bông sạch tẩm nước diếp cá để chấm vào vùng tai bị đau. Cứ áp dụng liên tục từ 2 – 3 ngày, mỗi ngày khoảng 3 lần. Tình trạng chảy mủ cũng sẽ giảm bớt.
+ Chữa viêm tai giữa cấp mủ 2 bên bằng thổi hương:
Với những trường hợp bị viêm tai giữa chưa chảy mủ, bạn có thể áp dụng cách này để điều trị viêm tai giữa ở trẻ. Cách thực hiện như sau:
Sử dụng 5 nén hương và quấn vào một bìa giấy cứng thành hình phễu. Cho đầu nhỏ của hình phễu ghé sát vào lỗ tai. Để người bệnh ngồi thẳng lên ghế, đốt 5 nén hương cho cháy dần rồi thổi sao cho hơi nóng có thể vào tai càng nhiều càng tốt. Thực hiện khoảng 2 – 3 lần sẽ thấy bệnh giảm bớt.
Mặc dù điều trị viêm tai giữa có mủ bằng dân gian thường an toàn, nhưng chúng lại không mang đến tác dụng nhanh chóng. Do đó, cần phải kiên trì áp dụng thường xuyên và trong thời gian dài. Ngoài ra, không phải ai áp dụng các bài thuốc này cũng mang đến hiệu quả tốt. Bởi nó còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý của từng người. Do đó, tốt nhất là bạn nên đi khám để nhận sự chỉ định điều trị từ bác sĩ.
Trên đây là các cách điều trị viêm tai giữa có mủ được áp dụng phổ biến. Vì nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân. Vì vậy, việc hiểu rõ chứng bệnh này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chữa trị cũng như phòng bệnh cho bản thân.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- 7 mẹo chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian
- Phác đồ điều trị bệnh viêm tai giữa mới nhất
Từ khóa » Cách Chữa Mưng Mủ ở Tai
-
Hướng Dẫn Cách Chữa Bấm Lỗ Tai Bị Mưng Mủ đơn Giản, Hiệu Quả
-
Cách Chữa Bấm Lỗ Tai Bị Mưng Mủ Hiệu Quả Nhanh Chóng
-
Bấm Lỗ Tai Bị Sưng Mủ Chảy Máu - Giải Quyết Thế Nào?
-
Bấm Lỗ Tai Cho Bé: Những điều Bạn Cần Biết để Tránh Nguy Cơ Nhiễm ...
-
Tai Sưng Cục Sau Khi Bấm Lỗ Tai Hơn 3 Tuần Có Sao Không? | Vinmec
-
Cách Xử Lý Vết Thương Mưng Mủ | Vinmec
-
Đeo Khuyên Tai Bị Chảy Mủ, Bị đau Làm Sao? Các Cách Xử Lý Hiệu Quả
-
Tai Chảy Mủ Nguy Hiểm Không Và Nên Làm Gì Khi Bị Như Vậy?
-
Bấm Lỗ Tai Bị Mưng Mủ Phải Làm Sao? - Phòng Khám Xã đàn
-
Bấm Lỗ Tai Bị Sưng Phải Làm Sao? Mách Mẹ Cách Giúp Bé Khắc Phục
-
Chảy Mủ ở Tai: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và Cách điều Trị
-
Viêm Tai Ngoài (cấp Tính) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Vành Tai Chảy Mủ: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | TCI Hospital
-
Bấm Lỗ Tai Cho Bé Bị Mưng Mủ, Phải Làm Sao? - Elipsport