Viêm Vành Tai Chảy Mủ: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Một số bệnh lý ở tai hoặc do yếu tố vệ sinh kém,… được xem là nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm vành tai chảy mủ ở nhiều người. Cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
- 1. Nguyên nhân khiến bạn bị viêm vành tai chảy mủ
- 1.1. Bệnh chàm tai
- 1.2. Bệnh viêm mô tế bào tai
- 1.3. Bệnh viêm sụn vành tai
- 1.4. Bệnh viêm tai ngoài
- 1.5. Một số nguyên nhân khác
- 2. Một số phương pháp giúp điều trị bệnh viêm vành tai có chảy mủ
- 2.1. Điều trị viêm vành tai chảy mủ bằng cách chữa trị dứt điểm các bệnh lý
- 2.2. Điều trị viêm vành tai chảy mủ bằng cách vệ sinh tai đúng cách và thay đổi thói quen xấu
- Hướng dẫn vệ sinh tai đúng cách
1. Nguyên nhân khiến bạn bị viêm vành tai chảy mủ
1.1. Bệnh chàm tai
Chàm tai là tình trạng da bị nổi ban đỏ, ngứa và chảy dịch do vùng da này tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Trường hợp xảy ra bội nhiễm, vành tai lúc này sẽ bị chảy dịch/ mủ.
Đây là loại bệnh lý ngoài da, không gây ảnh hưởng lớn đến thính lực và các cơ quan ở bên trong cấu trúc tai. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh có thể gây tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và bứt rứt nếu không được điều trị đúng cách.
1.2. Bệnh viêm mô tế bào tai
Viêm mô tế bào là hiện tượng bị nhiễm trùng ở tầng sâu nhất của cấu trúc da. Đây là một dạng nhiễm trùng da rất nghiêm trọng và có nguy cơ dẫn đến hàng loạt những biến chứng nguy hiểm. Viêm mô tế bào gây nên các triệu chứng như: đau, phồng rộp da, nóng rát,… đi kèm với các triệu chứng sưng tấy và chảy dịch.
1.3. Bệnh viêm sụn vành tai
Là tình trạng bị nhiễm trùng thứ phát sau khi tai gặp phải chấn thương mạnh. Tác động từ việc bị chấn thương vật lý có thể khiến cho mạch máu ở vành tai bị tổn thương, dẫn đến tình trạng bị tụ máu. Khi mao mạch bị hư hại, máu sẽ không thể tuần hoàn để nuôi dưỡng sụn tai khiến cho vành tai bắt đầu có dấu hiệu bị tiết dịch.
Dịch tiết ban đầu thường sẽ có màu vàng/trắng và vô khuẩn. Tuy nhiên nếu không kịp thời khắc phục, vi khuẩn sẽ có thể xâm nhập vào dịch và gây nên tình trạng bội nhiễm. Tổn thương ở sụn tai thường sẽ gây đỏ, sưng tấy, ngứa, đau tai và đi kèm với triệu chứng chảy dịch/mủ.
1.4. Bệnh viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài là tình trạng viêm, nhiễm trùng lỗ mở ở bên ngoài ống tai. Bệnh lý này không chỉ gây tình trạng đau tai, giảm thính lực, người bệnh bị sốt nhẹ, ù tai mà còn khiến vùng da của tai ngoài bị đỏ, chảy dịch/mủ.
Bệnh này khá dễ điều trị và hiếm khi gây ra di chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chủ quan, bạn có thể gặp phải các biến chứng như viêm mô tế bào, viêm tai ngoài ác tính, thủng màng nhĩ và hẹp ống tai.
1.5. Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân trên, khi vành tai bị viêm và chảy mủ có thể do những vấn đề sau đây:
– Người bấm khuyên tai nhưng không được giữ vệ sinh đúng cách.
– Người dị ứng với khuyên tai hoặc các loại thuốc xịt tóc.
– Không vệ sinh tai đều đặn và đúng cách khiến cho vi khuẩn tích tụ.
– Người bị chấn thương mạnh ở vùng mô và sụn khiến tai ứ máu, dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử.
– Người nghe điện thoại thường xuyên khiến cho các dây thần kinh và tai của mình bị tổn thương.
– Tình trạng ứ đọng nước sau khi đi bơi lội.
2. Một số phương pháp giúp điều trị bệnh viêm vành tai có chảy mủ
Việc điều trị tình trạng vành tai bị viêm và chảy mủ còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. Với những trường hợp bắt nguồn từ các bệnh lý, bạn cần nhanh chóng đi thăm khám để được hướng dẫn sử dụng thuốc và áp dụng các biện pháp điều trị đã được bác sĩ chỉ định. Còn với những trường hợp do vệ sinh kém, bạn cần tiến hành khắc phục những thói quen xấu đó và tiến hành vệ sinh tai đúng cách để cải thiện tình trạng.
2.1. Điều trị viêm vành tai chảy mủ bằng cách chữa trị dứt điểm các bệnh lý
Các căn bệnh như: viêm tai ngoài, chàm tai, viêm mô tế bào, viêm màng sụn tai,… là những bệnh lý có liên quan đến tình trạng viêm vành tai có chảy mủ. Vì vậy để làm giảm triệu chứng này, bạn nên sử dụng thuốc hoặc tiến hành can thiệp ngoại khoa nhằm điều trị dứt điểm các bệnh lý nêu trên. Cụ thể như:
– Điều trị bệnh chàm tai: Dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống ngứa, thuốc mỡ chứa steroid. Đồng thời bạn cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để tránh cho triệu chứng của bệnh chàm tai bùng phát mạnh hơn.
– Điều trị bệnh viêm mô tế bào: Bạn có thể áp dụng liệu pháp kháng sinh trong vòng 10 – 14 ngày tùy thuộc vào từng mức độ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, có thể phối hợp với sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt nếu thấy thân nhiệt tăng quá cao đi kèm với triệu chứng đau nhức dữ dội ở tai.
– Điều trị bệnh viêm sụn vành tai: Nếu bệnh được phát hiện sớm, việc điều trị chủ yếu cần dùng thuốc giảm đau, chống viêm và kháng sinh. Phối hợp với đó là thực hiện các biện pháp vệ sinh và chăm sóc tai. Trong trường hợp tai đã có dịch tiết, cần chủ động chọc hút dịch và sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đối với trường hợp đã bội nhiễm và tụ mủ thành áp xe, bác sĩ sẽ tiến hành trích rạch mủ, nạo hết sụn tai bị viêm và dùng kháng sinh để tiêu diệt được vi khuẩn gây nhiễm trùng.
– Điều trị bệnh viêm tai ngoài: Bạn cần sử dụng kháng sinh đường uống, dùng thuốc nhỏ tai chống viêm/ kháng sinh và uống thuốc giảm đau, hạ sốt.
Hầu hết các bệnh lý nêu trên đều không quá nguy hiểm và có thể chữa trị được dứt điểm nếu người bệnh tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu để tình trạng bệnh lý kéo dài sẽ không chỉ gây tổn thương và hoại tử sụn, mô mềm mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực của bệnh nhân.
2.2. Điều trị viêm vành tai chảy mủ bằng cách vệ sinh tai đúng cách và thay đổi thói quen xấu
Với trường hợp tai bị ngứa và chảy mủ do vệ sinh kém và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, bạn cần thực hiện vệ sinh tai đều đặn 2 lần/ tuần và thay đổi các thói quen xấu.
Hướng dẫn vệ sinh tai đúng cách
– Sử dụng các loại khăn sạch và ẩm để tiến hành lau nhẹ nhàng ở vùng vành tai cùng vùng da xung quanh.
– Sau đó, bạn nên xoắn nhẹ góc khăn và lau để có thể làm sạch vùng ống tai ngoài.
– Sử dụng natri clorid hoặc những dung dịch rửa tai chuyên dụng và nhỏ từ 3 – 4 giọt vào ống tai.
– Đợi tầm khoảng 30 giây và nghiêng nhẹ đầu để cho dịch mủ chảy ra.
– Cuối cùng, bạn hãy dùng khăn giấy thấm hết dịch mủ và sử dụng tăm bông để có thể lấy ráy tai ra bên ngoài.
Một số thói quen cần thay đổi
– Hạn chế sử dụng những vật nhọn và vật cứng để lấy ráy tai.
– Tránh một số tác nhân gây nên tình trạng dị ứng như đeo khuyên tai, dùng thuốc xịt tóc, hoặc dầu gội,…
– Sau khi bị chấn thương ở tai, bạn nên tiến hành kiểm tra thường xuyên để có thể phát hiện ra tình trạng viêm nhiễm và chữa trị sớm.
– Sử dụng nút tai khi đi bơi lội hoặc đi tắm để có thể hạn chế hiện tượng nước chảy bị vào bên trong ống tai.
– Hãy trị dứt điểm các bệnh lý về tai mũi họng để giúp phòng tránh biến chứng lên tai bên ngoài cũng như vùng tai giữa.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng viêm vành tai có chảy mủ để có hướng xử trí an toàn nhất. Bạn cần lưu ý rằng, hãy chủ động đi thăm khám nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường ở tai để được bác sĩ giúp xác định được nguyên nhân và cách điều trị chính xác cũng như phù hợp nhất cho mình.
Từ khóa » Cách Chữa Mưng Mủ ở Tai
-
Hướng Dẫn Cách Chữa Bấm Lỗ Tai Bị Mưng Mủ đơn Giản, Hiệu Quả
-
Cách Chữa Bấm Lỗ Tai Bị Mưng Mủ Hiệu Quả Nhanh Chóng
-
Bấm Lỗ Tai Bị Sưng Mủ Chảy Máu - Giải Quyết Thế Nào?
-
Bấm Lỗ Tai Cho Bé: Những điều Bạn Cần Biết để Tránh Nguy Cơ Nhiễm ...
-
Tai Sưng Cục Sau Khi Bấm Lỗ Tai Hơn 3 Tuần Có Sao Không? | Vinmec
-
Cách Xử Lý Vết Thương Mưng Mủ | Vinmec
-
Đeo Khuyên Tai Bị Chảy Mủ, Bị đau Làm Sao? Các Cách Xử Lý Hiệu Quả
-
Tai Chảy Mủ Nguy Hiểm Không Và Nên Làm Gì Khi Bị Như Vậy?
-
Bấm Lỗ Tai Bị Mưng Mủ Phải Làm Sao? - Phòng Khám Xã đàn
-
Bấm Lỗ Tai Bị Sưng Phải Làm Sao? Mách Mẹ Cách Giúp Bé Khắc Phục
-
Chảy Mủ ở Tai: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và Cách điều Trị
-
Chẩn đoán Và điều Trị Viêm Tai Giữa Có Mủ - Thuốc Dân Tộc
-
Viêm Tai Ngoài (cấp Tính) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bấm Lỗ Tai Cho Bé Bị Mưng Mủ, Phải Làm Sao? - Elipsport