CHẨN ĐOÁN VÀ NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TIỀN LIỆT ...

BVK - Ung thư tiền liệt tuyến là một trong những bệnh ung thư thường gặp, hiện đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc và thứ 5 về tỷ lệ tử vong trong các bệnh ung thư ở nam giới. Ước tính có 1.3 triệu ca mới mắc và 359.000 ca chết liên quan đến ung thư tiền liệt tuyến trên thế giới vào năm 2018. Tại Việt Nam năm 2012, theo số liệu của cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới, tỷ lệ mắc và tử vong chuẩn theo tuổi lần lượt là 3.4 và 2.5/ 100.000 dân.

Ung thư tiền liệt tuyến là một trong những bệnh ung thư thường gặp, hiện đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc và thứ 5 về tỷ lệ tử vong trong các bệnh ung thư ở nam giới. [Bray 2018/p415/c1/para2] [IARC/Estimated Incidence Worldwide Both Sexes 2018/p1] [IARC/Estimated Deaths Worldwide Males 2018/p1]Ước tính có 1.3 triệu ca mới mắc và [Bray 2018/p415/c1/para2] 359.000 ca chết liên quan đến ung thư tiền liệt tuyến trên thế giới vào năm 2018. Tại Việt Nam năm 2012, theo số liệu của cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới, tỷ lệ mắc và tử vong chuẩn theo tuổi lần lượt là 3.4 và 2.5/ 100.000 dân.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư tiền liệt tuyến chưa được xác định rõ. Một số yếu tố liên quan gây tăng nguy cơ phát triển bệnh bao gồm: thói quen ăn nhiều thịt, chất béo, hút thuốc, đột biến gen (BRCA2, hội chứng LYNCH), chủng tộc châu Phi, châu Mỹ…

1. Chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến

Chẩn đoán bệnh ung thư tiền liệt tuyến thường dựa vào thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.

Chẩn đoán xác định bệnh dựa trên mô bệnh học khối u và chẩn đoán giai đoạn bệnh dựa trên cận lâm sàng.

Thăm khám lâm sàng

Rất nhiều trường hợp ung thư tiền liệt tuyến không có triệu chứng lâm sàng, người bệnh có thể phát hiện khi đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Một số triệu chứng thường gặp:

- Đái khó, đái nhiều lần

- Bí đái, đái không tự chủ

- Đái vội, tia đái nước nhỏ

Một số triệu chứng khi bệnh đã tiến triển, lan tràn:

- Đau xương

- Đau vùng tầng sinh môn

- Phù nề chi dưới

- Tiểu máu

Qua thăm khám tiền liệt tuyến qua trực tràng: bác sỹ sẽ đưa ngón tay bôi trơn và đeo găng vào trực tràng của bệnh nhân, ấn về phía trước trên thành trực tràng để đánh giá kích thước và cảm giác có khối u hoặc bất thường ở tuyến tiền liệt. Ngoài ra, khám toàn thân để phát hiện tình trạng di căn hạch ngoại vi.

Cận lâm sàng

Nồng độ PSA: Xét nghiệm PSA để phát hiện và chẩn đoán sớm ung thư tiền liệt tuyến. Hội Niệu khoa và thận học Việt Nam (VUNA) khuyến nghị lấy mức PSA bất thường là > 4 ng/ ml. Tỷ lệ PSA tự do/ PSA toàn phần được sử dụng để phân biệt giữa lành tính và ung thư tiền liệt tuyến, tỷ lệ này thấp ở bệnh ung thư tiền liệt tuyến, mức có ý nghĩa là < 0.2.

Siêu âm tiền liệt tuyến qua trực tràng: đánh giá kích thước khối u, xâm lấn khối u ra xung quanh, hỗ trợ sinh thiết kim qua thành trực tràng.

Cộng hưởng từ tiểu khung: cho hình ảnh rõ ràng về khối u tiền liệt tuyến, xâm lấn của của khối, tình trạng di căn hạch vùng tiểu khung.

X quang ngực, xạ hình xương, cắt lớp vi tính, PET: đánh giá tình trạng di căn các vị trí khác phổi, xương, hạch….

Giải phẫu bệnh

Chẩn đoán xác định bệnh dựa trên xét nghiệm mô bệnh học khối u, thường qua sinh thiết tiền liệt tuyến. Chỉ định sinh thiết dựa trên nồng độ PSA và/ hoặc khi thăm khám tiền liệt tuyến có nghi ngờ.

Một số trường hợp sinh thiết âm tính lần đầu, có chỉ định sinh thiết lặp lại khi: PSA tăng cao liên tục, thăm khám nghi ngờ hoặc giải phẫu bệnh là tăng sinh dạng nang nhỏ không điển hình, tân sinh trong biểu mô tuyến lan tỏa.

Mô bệnh học: thường gặp nhất là ung thư biểu mô tuyến, phân độ mô học theo thang điểm Gleason nhằm phục vụ điều trị, theo dõi, tiên lượng.

Giai đoạn bệnh ung thư tiền liệt tuyến

Dựa vào đánh giá khối u, tình trạng di căn hạch, di căn vị trí khác của cơ thể, nồng độ PSA và độ mô bệnh học.

2. Nguyên tắc điều trị ung thư tiền liệt tuyến

Điều trị ung thư tiền liệt tuyến dựa vào các yếu tố:

- Chẩn đoán giai đoạn bệnh

- Ước tính thời gian sống thêm của người bệnh

- Phân nhóm nguy cơ

- Dựa vào các yếu tố trên xác định mục tiêu, kế hoạch điều trị trên từng người bệnh khác nhau.

Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân tiền liệt tuyến bao gồm:

- Phẫu thuật: phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến triệt căn, có thể mổ mở, nội soi, hỗ trợ của rô-bốt; theo đường qua phúc mạc, sau phúc mạc, đường đáy chậu.

- Xạ trị: xạ ngoài khung chậu, xạ áp sát liều cao, cấy hạt phóng xạ vào mô tiền liệt tuyến…

- Liệu pháp ức chế Androgen: cắt tinh hoàn ngoại khoa hoặc bằng thuốc.

- Điều trị bằng thuốc nội tiết: kháng Androgen loại steroid (Cyproterone acetate, Megesterone acetate, Medroxy-progesterone acetate), kháng Androgen không steroid (Bicalutamide, Flutamide, Nilutamide), Abiraterone acetate, Enzalutamide.

- Hóa chất: Docetaxel, Mitoxantrone, Cabazitaxel.

- Điều trị miễn dịch, ức chế PARP.

- Điều trị hỗ trợ: Thuốc chống hủy xương nếu có di căn xương, điều trị chăm sóc giảm nhẹ.

Thực tế, chỉ định các phương pháp điều trị tùy thuộc hoàn toàn từng bệnh nhân, có thể điều trị riêng từng phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp điều trị trên.

Từ khóa » Chẩn đoán Tuyến Tiền Liệt