Chân Dung NGQG 06: Việt Quốc Và Việt Cách (Nguyễn Mạnh Quang)
Có thể bạn quan tâm
Chân Dung "Người Việt Quốc Gia" Và Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Nguyễn Mạnh Quang http://sachhiem.net/NMQ/ChanDungVNCH/QMN06.php bản in mục lục | 08 tháng 6, 2008 - bổ túc 11 Jun 2015 Toàn tập: Dàn bài Chương 6: 1 2 CHƯƠNG 6 THỰC CHẤT CỦA MỘT SỐ CHÍNH ĐẢNG CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM 1930-1946 (Việt Quốc và Việt Cách) Việt Cách là hai tiếng gọi tắt của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội và Việt Quốc là hai tiếng gọi tắt của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Cần phân biệt Việt Quốc của nhà ái quốc Nguyễn Thái Học là một đảng cách mạng thành lập năm 1927 có hạ tầng cơ sở ở trong nước. Đảng Việt Quốc này hoàn toàn trông cậy vào khả năng của đảng và sự ủng hộ của nhân dân để đánh đổ chính quyền Bảo Hộ rồi thiết lập một chế độ dân chủ theo thuyết Tam Dân Chủ Nghỉa của nhà cách mạng Trung Hoa Tôn Trung Sơn. Trong bài viết này, từ "Việt Quốc" chỉ nói đến đảng Việt Quốc của ông Vũ Hồng Khanh. Tuy là hậu duệ của đảng Việt Quốc trên đây, nhưng đã biến chất thành một chính đảng xôi thịt. Đảng này gồm những cán bộ cao cấp và đảng viên vừa là những chính khách salon (phong trà) vừa là những thành phần tiểu tư sản với tất cả những đặc tính tiểu tư sản. Việt Cách và Việt Quốc (của ông Vũ Hồng Khanh) đều cùng có chủ trương hoàn toàn trông cậy vào sức mạnh của Quốc Quân Trung Hoa để lật đổ chính quyền Kháng Chiến Việt Minh rồi nhẩy lên bàn độc để thỏa mãn tham vọng cá nhân về quyền lực. Nói đến hai đảng Việt Quốc và Việt Cách, thiết tưởng cần phải nói đến những đặc tính chung của hai chính đảng này vì rằng chính những đặc tính chung này đã không những làm cho hai chính đảng này xa rời quần chúng, không thể tiếp cận được với đại khối nhân dân bị trị, bị áp bức và bị bóc lột nhiều nhất, mà còn không nhận diện được Vatican là thế lực ngoại thù thâm độc nhất và nguy hiểm nhất trong các thế lực ngoại thù Vatican, Pháp, Nhật và Trung Hoa vào thời điểm lúc bấy giờ (1945-1946). Vì tình trạng kém cỏi về chính trị như vậy, cho nên hai chính đảng này mới tích cực và hăng say ủng hộ đề nghị của Vatican đưa Bảo Đại trở lại ngai vàng lập chính quyền để chống lại chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa dưới quyền lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh và nhà ái quốc Hồ Chí Minh. Về thực chất và mục đích, chúng ta thấy rằng có sự gần giống nhau giữa một bên là Việt Nam Quang Phục hay Đại Việt Phục Hưng và một bên là Việt Cách và Việt Quốc. Cả Việt Nam Phục Quốc cũng như Việt Cách và Việt Quốc đều có bàn tay của Giáo Hội La Mã ở hậu trường qua vai trò của ông Hoàng Thân Cường Để hay vai trò của ông Bảo Đại. Nếu Việt Nam Quang Phục không có thực lực và phải hoàn toàn trông cậy vào sức mạnh quân sự của người Nhật để lật đổ người Pháp với hy vọng Nhật sẽ đưa ông Hoàng Thân Cường Để lên làm vua và chính đảng này sẽ được đưa lên thao túng triều đình Huế làm tay sai cho người Nhật, thì Việt Cách và Việt Quốc cũng không có thực lực và phải hoàn toàn trông cậy vào sức mạnh quân sự của Quốc Quân Trung Hoa để lật đô chính quyền Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh (vừa mới giành lại được chủ quyền độc lập từ trong tay người Nhật) với hy vọng Quốc Quân Trung Hoa sẽ phục hồi vương quyền cho ông Bảo Đại và hai chính đảng này sẽ được thao túng chính quyền làm tay sai cho các đạo quân Tàu thổ phỉ này. Như vậy là Việt Nam Phục Quốc thì mưu đồ làm cái trò “đuổi cọp cửa trước, rước beo vào cửa sau”. Vấn đề này đã được trình bày khá đầy đủ ở Chương 5 ở trên. Còn Việt Cách và Việt Quốc thì mưu đồ làm cái chuyên “cõng rắn về cắn gà nhà” giống như Lê Chiêu Thống, Gia Long và Ngô Đình Diệm. Lịch sử đã cho thấy rằng cả Việt Cách và Việt Quốc đều đi theo và dựa vào sức mạnh quân sự của Quốc Quân Trung Hoa để đánh cướp chính quyền của nhân dân ta vứa mới giành lại được từ trong tay quân Nhật xâm lăng, và sau đó, cả hai chính đảng này lại liên kết với liên quân lăng Pháp - Vatican chống lại chính quyền Kháng Chiến (1945-1954) của nhân dân ta dưới quyền lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh. Phần trình bày trong chương sách này sẽ làm sáng tỏ vấn đề này. NHỮNG ĐẶC TÍNH CHUNG Hầu hết các thành phần lãnh đạo và đảng viên của hai đảng Việt Quốc và Việt Cách đều xuất thân từ giai cấp tư sản giầu có hay phong lưu khá giả. Họ thiếu hẳn kiến thức của những người lãnh đạo các đảng phái cách mạng có thực lòng quyết tâm dấn thân vào đại cuộc cứu nước. Họ là những người tiểu tư sản với tất cả những đặc tính tiểu tư sản như lè phè, khệnh khạng, quan liêu, phong kiến, lãng mạn, ưa thích làm dáng hay trưởng giả học làm sang (snobbish), ngại khó, sợ khổ, không quen với cuộc sống thiếu thốn về vật chất, không có khả năng chịu đựng khó khăn cực nhọc để sống đời lăn lộn vào tù ra khám của những người yêu nước liều thân chiến đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc. Vì lè phè, khệnh khạng, quan liêu và phong kiến, cho nên họ không có đủ khả năng kiên nhẫn và chịu khó tìm đọc sách sử và tài liệu về cách mạng để trau dồi kiến thức cần thiết cho cuộc đời làm chính trị và cách mạng. Tình trạng này khiến cho họ rơi vào thảm trạng dở khóc dở cười: nhân danh là những người làm chính trị và cách mạng, nhưng lại rất dốt về chính trị, và cũng không biết một chút gì về kỹ thuật làm cách mạng. Vì không có kiến thức cách mạng, cho nên họ không nghĩ đến việc tổ chức hạ tầng cơ sở làm lực lượng xung kích chuẩn bị cho thời điểm chuyển sang giai đoạn vũ trang tranh đấu để chiếm chính quyền từ trong tay quân cướp ngoại thù. Chíinh vì vậy mà khi có cơ hội được giúp đỡ để làm nên đại cuộc, nhưng vì không có khả năng và cũng không có hạ tầng cơ sở, họ đành phải buông xuôi để cho Đảng Cộng Sản và Việt Minh chớp lấy. Sự kiện này được cụ Ngô Văn ghi lại trong cuốn Việt Nam 1920-1945 với nguyên văn như sau: “Trong khi đó, tháng 10 năm 1942, họ Trương [Trương Phát Khuê, một lãnh chúa trong chính quyền Tưởng Giới Thạch ở vùng biện giới Hoa Việt - NMQ] tái lập những người lãnh đạo các nhóm tổ chức người Việt thường xuyên đối nghịch nhau như Đồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Phục Quốc, Việt Minh và bẩy nhóm nhỏ nữa. Trương Phát Khuê áp đặt các nhóm này phải kết hợp lại dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Hải Thần nếu như họ muốn được giúp đỡ. Chính lúc đó, các đảng phái cách mạng liên minh thành Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Cách. Không có một đại biểu nào của Việt Minh được bầu vào ban chấp hành. Họ Trương hứa cùng Nguyễn Hải Thần sẽ xuất cho mỗi tháng 100.000 (100 ngàn) đồng tiền Trung Quốc để tổ chức ở Bắc Kỳ hoạt động phá hoại và tình báo chống quân Nhật. Các đảng phái thành phần Việt Cách lưu trú ở Trung Quốc không có liên hệ gì mấy ở trong nước. Chỉ có một mình Việt Minh là hiện diện xuyên qua các “tổ cứu quốc” và du kích quân đóng căn cứ ở giữa những vùng dân tộc thiểu số chống đối chính quyền: Thổ, Mán, Mèo, Tầy, Nùng, ẩn lánh trong các dẫy núi đá vôi, nơi khu rừng sâu khắp hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Cần nhắc lại hồi tháng 9 năm 1940, quân Nhật tấn công Lạng Sơn, Pháp quân thất thủ, hàng trăm nghĩa quân bản địa xung phong đồn bốt, lính cảnh vệ người Việt (theo Pháp) bỏ chạy, họ chiếm đoạt vũ khí. Cuộc nổi loạn tràn lan đến đỗi quân đội Pháp phải càn quét ba tháng trời mới tái chiếm xong các vùng ấy. Đảng viên Phục Quốc mất người chỉ huy – Trần Trung Lập – tẩu tán sang Tàu, trong khi một thanh niên người Thổ là Chu Văn Tấn còn sống sót, phát động và lãnh đạo khởi nghĩa ở Bắc Sơn (Cao Bằng). Từ đó, Chu Văn Tấn cùng phe đảng họ Chu đều nhập vào hàng ngũ Việt Minh. Những cán bộ Việt Minh xuất thân từ những trường quân sự Quốc Dân Đảng ở Quảng Tây chỉ huy họ thành lập phần lớn các đơn vị du kích quân và các đội tự vệ trong vùng. Như vậy, chỉ có Việt Minh là có khả năng cung cấp tin tức tình báo đáng tin cậy cho Trương Phát Khuê. Trên danh nghĩa đó, Hồ Chí Minh, mặc dù vẫn còn bị giam giữ, vẫn có thể liên lạc được với các đồng chí còn tự do, và thậm chí còn tham gia vào một cuộc đại hội mới của Việt Cách do Trương Phát Khuê triệu tập ở Liễu Châu vào tháng 3 năm 1944. Tại hội nghị, ông Hồ cùng Phạm Văn Đồng đại diện Việt Minh. Một lãnh tụ Đại Việt là Nguyễn Tường Tam đang bị giam cũng được tham dự. Tại đại hội, Viêt Minh bị chỉ trích gay gắt vì hành động riêng rẽ và đầu óc tranh thắng, song Liên Minh để giải phóng Việt Nam vẫn sống còn. Trương Phát Khuê đỡ đầu liên minh thành lập một chính phủ Cộng Hòa Việt Nam lâm thời gồm các ông Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Hồ Chí Minh, Bồ Xuân Luật… cùng lão Trương Bội Công chủ tịch. Hồ Chí Minh được tha vào ngày 9/8/1944, bèn đề nghị cùng Trương Phát Khuê cấp cho (để xây dựng hai cơ sở du kích dọc theo biên giới), một ngàn khẩu súng và 25.000 đồng bạc Đông Dương để chu cấp trong hai tháng đầu, và cấp riêng cho ông một giấy thông hành thường kỳ có ghi danh nghĩa là đại biểu Việt Cách có nhiệm vụ ở Việt Nam, và một khẩu súng lục tự vệ. Ông được cấp giấy thông hành và 76.000$. Ngày 20/9/ (1944), ông rời Liêu Châu cùng 18 cán bộ Việt Minh về biên giới Bắc Kỳ. Trong bức “Thư gửi đồng bào” (tháng 10 năm 1944), Hồ Chí Minh bày tỏ lòng tin tưởng “Trung Quốc sẽ tích cực giúp đỡ cuộc giải phóng dân tộc chúng ta.” Vào tháng 11, quân du kích Việt Minh tấn công các đồn bót do quân cảnh vệ bản địa đóng tại biên giới để cướp vũ khí. Chính phủ Decoux ra lệnh đánh trả đũa trấn áp thường dân bản địa, tố cáo họ là đồng lõa. Bọn chỉ huy Pháp xua các đội cảnh vệ bản địa và các liên đội lính chiến Bắc Kỳ triệt hạ các vùng, đốt làng, phá hủy kho thóc, bắn vào những người tình nghi. Chắc chắn trong lúc những cuộc trả thù vô cùng tàn bạo do các đội quân phe Vichy (quân Pháp – NMQ) thực hiện ở Bắc Kỳ (Sainteny) đến điểm cực kỳ dã man cùng những vụ xử án vội vã tiếp đó đã khích cảm J. M Pêdrazani kể lại: “Chỉ trong hai tuần lễ, các toà án đặc biệt của Decoux) kết án tử hình hàng trăm người bị tình nghi.”Cuộc đàn áp không dập tắt được ngọn lửa nổi loạn bùng cháy đỏ trời Thượng Du Bắc Việt.”[1] Bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy rằng, ngoài Việt Minh ra, các đảng phái cách mạng chính trị khác chỉ là “những tổ chức hữu danh vô thực” và các thành phần trong các tổ chức này chỉ là những “nhà chính khách sa lông”, giống như các ông “chính trị gia trong bàn nhậu” trong các tổ chức và hội đoàn của người Việt ở hải ngoại ngày nay. Có câu nói, “chính trị mà không có quân sự là chính trị què và quân sự mà không có chính trị là quân sự mù.” Các chính đảng Việt Nam Phục Quốc (của hai ông Cường Để và Ngô Đình Diệm), Việt Cách và Việt Quốc đều là những chính đảng không có một tổ chức quân sự nào cả và cũng không có khả năng kiến thức về chính trị. Về quân sự, Việt Nam Quang Phục hoàn toàn trông cậy vào Nhật Bản, Việt Cách và Việt Quốc hoàn toàn trông cậy vào Quốc Quân Trung Hoa. Về chính trị, Việt Nam Phục Quốc hoàn toàn trông cây vào sự sắp xếp của người Nhật, còn Việt Cách và Việt Quốc thì hoàn toàn trông cậy vào sự sắp xếp của Quốc Quân Trung Hoa. Rõ ràng là cả ba chính đảng này vừa mù (về chính trị), vừa què (về quân sự). Với tình trạng như vậy, các chính đảng này chỉ là những đảng xôi thịt, chỉ có mục đích duy nhất là trông nhờ vào thế lực ngoại bang để xin xỏ làm đầy tớ cho họ, giống như Lê Chiêu Thống vào cuối năm 1788 và đầu năm 1789, và Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Do sự thiếu kiến thức về chính trị, cho nên họ mới hoàn toàn trông cậy vào Quốc Quân Trung Hoa để đánh bại Việt Minh với hy vọng sẽ được chúng đưa lên cầm quyền (thay vì đánh quân thù xâm lược để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc). Hậu quả là họ mang cái họa do những việc làm thổ phỉ của 180 ngàn Quốc Quân Trung Hoa. 180 ngàn Quốc Quân Trung Hoa là những quân thổ phỉ ăn cướp tàn phá Việt Nam. Ấy thế mà Việt Quốc và Việt Cách lại từ bên Tầu về cùng với những đạo quân ăn cướp này để đánh cướp chính quyền Việt Nam tại các địa phương trên đường từ Lạng Sơn và Lào Cai về tới Hà Nội, rồi lại dựa vào những đạo quân ăn cướp này để củng cố quyền lực và để tồn tại. Với thực trạng như vậy, làm sao Việt Quốc và Việt Cách lại không mang tiếng là “cõng rắn cắn gà nhà” và là những quân ăn cướp? Ấy là chưa nói đến chuyện giả thử Quốc Quân Trung Hoa ở lại Việt Nam và đưa họ lên thành lập chính quyền. Nếu giả thử này xẩy ra thì dân ta sẽ khốn khổ đến như thế nào? Vì không chịu tìm đọc sách sử, cho nên họ chỉ có một chút học vấn và kiến thức chuyên môn của một chuyên viên trong một ngành nào đó mà họ đã tiếp nhận được từ các trường tiểu và trung học hoặc có thêm một vài năm đại học bậc sơ đẳng (undergraduate) ở Việt Nam hay ở Pháp. Vì thế, họ mù tịt, hầu như không biết gì về toàn bộ lịch sử thế giới và cũng không biết gì về toàn bộ những bài học quốc sử trong thời cận và hiện đại. Vì không rõ lịch sử, họ không biết gì về những bước đường tranh đấu của nhân loại trong việc khắc phục thiên nhiên và chống lại những thế lực phong kiến phản động để mở mang kiến thức, phát huy văn hóa giúp cho loài người ngày càng tiến bộ và văn minh như thời hiện đại. Vì thế mà họ không biết gì về những cuộc tranh đấu nối tiếp nhau liên tục của các phong trào và thời đại như Phong Trào Phục Hưng (Renaissance – 1300-1650), Phong Trào Nhân Bản (Humanism, cùng thời với Phong Trào Phục Hưng), Phong Trào Đòi Cải Cách Tôn Giáo (The Reformation -1309 -1648), Thời Đại Khoa Học và Lý Trí (Science and the Age of Reason – 1500-1789, cũng là Thời Đại Khai Sáng “The Age of Enlightenment), Thời Đại Cách Mạng Dân Chủ (The Age of Democratic Revolution 1603-1815). Sự không biết này đưa đến hậu quả tai hại là họ không biết rằng chế độ quân chủ trung ương tập quyền đã bị nhân loại đào sâu chôn chặt từ cuối thế kỷ 18. Vì dốt nát như vậy, họ mới chủ trương bơi ngược dòng lịch sử, a tòng với Giáo Hội La Mã đưa ông Bảo Đại trở lại ngai vàng, mưu đồ cưỡng bách dân ta sống lại cái kiếp tôi đòi một cổ ba tròng: (1) tròng Đế Quốc Thực Dân xâm Lược Pháp, (2) tròng Giáo Hội La Mã mà người Âu Chậu gọi là “Catholic loop”, văn hào Voltaire gọi là “cái tôn giáo ác ôn”, và học giả Henri Guillemin gọi là “cái Giáo Hội Khốn Nạn”, và (3) cái tròng quân chủ chuyên chính phong kiến. Cũng vì dốt nát về lịch sử, không có khả năng nhạy bén về chính trị, hoặc là thiếu thông minh, họ không thể nhìn ra được dã tâm thâm độc của Giáo Hội La Mã trong đề nghị đưa Bảo Đại lên nắm chính quyền mà các nhà viết sử gọi là Giải Pháp Bảo Đại. Cũng vì thế mà ngay sau khi Tòa Thánh Vatican vừa mới công bố đề nghị đưa Bảo Đại trở lại ngai vàng vào ngày 28/12/1945 để chuẩn bị cho chú bé Ca-tô Bảo Long nối ngôi và bà Nam Phương nắm vai trò nhiếp chính (như đã nói ở Chương 2 và Chương 5 ở trên), thì các nhà lãnh đạo của cả Việt Cách và Việt Quốc đã vội vàng vồ vập, hân hoan tán thành và tích cực tổ chức biểu tình tôn phò Bảo Đại như sách sử đã ghi nhận: "Nhóm Quốc Dân Đảng (của Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Tường Tam, v.v...) đòi thành lập ngay một Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến với Vĩnh Thụy làm chủ tịch. Nhiều cuộc biểu tình được tổ chức trước nhà Vĩnh Thụy ở Đường Gambetta cũ, hoan hô cố vấn và đòi ông ra cầm quyền." [2] Vì không thấu lịch sử thế giới và quốc sử trong thời cận và hiện đại, cho nên ông Việt Quốc Nghiêm Kế Tổ mới viết những lời lên án chính quyền Việt Minh Kháng Chiến về việc dùng biện pháp mạnh đối phó với Giáo Hội La Mã bằng đoạn văn vừa dốt đặc cán mai táu về lịch sử, vừa phản tiến hóa với nguyên văn như sau: “Đối với Giáo Hội Gia-tô, lực lượng mạnh mẽ có tổ chức chặt chẽ, Việt Minh cũng không tha. Khẩu hiệu thì Lương giáo đoàn kết, nhưng được thực hiện bằng cấm mở trường thần học của Giáo Hội, bằng đổ lỗi cho các cha cố đã làm gián điệp cho ngoại bang, ép họ vào tội tàng trữ khi bất hợp pháp...." [3] Rõ ràng là vì dốt nát về lịch sử thế giới và thiếu kiến thức chính trị, cho nên cả hai đảng Việt Quốc và Việt Cách đều không biết rằng Vatican và Pháp là hai thế lực cấu kết với nhau trong việc tái chiếm Đông Dương, nghĩa là cả hai thế lực này đều là kẻ thù chung của dân tộc Việt Nam. Vì không biết như vậy, cho nên hai đảng chính trị này mới hăng say ủng hộ và tích cực cổ võ cho Giải Pháp Bảo Đại do Vatican chủ trương với dã tâm dùng người Việt đánh người Việt và dùng tín đồ Ca-tô để cai trị đại khối nhân dân thuộc tam giáo cổ truyền. Vấn đề này đã được trình bày đầy đủ nơi Chương 2 ở trên. Vì bị điều kiện hóa chỉ biết nghe theo lệnh truyền của Vatican, tín đồ Ca-tô người Việt đều là những người dốt nát không biết gì về lịch sử thế giới và càng không biết gì về quốc sử. Vì thế, họ không biết gì trào lưu tiến hóa của nhân loại, không biết gì về tình trạng bất xứng của triều Đình Huế từ khi ký các Hiệp Định Nhâm Tuất 1862, Giáp Tuất 1874, Qúi Mùi 1883 và Giáp Thân 1884, và cũng không biết gì về con người ông vua gỗ Bảo Đại. Với tình trạng dốt nát như vậy, họ hăng say ủng hộ và tích cực cổ võ cho Giải Pháp Bảo Đại, thì không nói làm chi. Nhưng đây là những nhà cách mạng, những chính trị gia lãnh đạo các chính đảng như Việt Quốc, Việt Cách, thường lớn tiếng cao rao là tranh đấu để đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc từ trong tay Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican mà lại hành động như vậy, thì quả thật họ cũng dốt nát giống y như "đàn cừu", "đàn chiên" làm tôi tớ hèn mọn cho Tòa Thánh Vatican. Dốt nát như vậy và hành động phản tiến hóa (mưu đồ đưa Bảo Đại lên cầm quyền phục hồi chế độ quân chủ trung ương tập quyền) như vậy mà lại là những nhân vật lãnh đạo của Việt Cách và Việt Quốc thì quả thật họ đã làm trò hề cho thiên hạ và hậu thế chê cười. Những hành động a tòng với Tòa Thánh Vatican và bênh vực Giáo Hội La Mã như trên của hai đảng Việt Quốc và Việt Cách khiến cho những người hiểu biết lịch sử không thể không đặt ra vấn đề: 1.- Hoặc là họ quá ngây thơ về cả chính trị lẫn cách mạng, và đã trờ thành con cờ cho Vatican sử dụng giống y như trường hợp các ông sư và tín đồ Phật Giáo ở trong nước cũng như ở hải ngoại tham gia vào cái gọi là Liên Tôn chống Cộng hay "Khối 8406 Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam" (Bloc 8406 of "Manifesto on Freedom and Democracy for Vietnam 2006) của các Linh-mục Phan Văn Lợi và Nguyễn Văn Lý khởi lập vào ngày 8/4/2006. 2.- Hoặc là họ thực sự là con cờ của Giáo Hội La Mã, giống như Đức Quốc Xã đã dùng Thống Chế Henri Philippe Pétain (1856-1951) và chính quyền Vichy (22/6/1940 -1944) để chống lại phe kháng chiến Pháp tại Pháp và người Nhật dùng Uông Tinh Vệ và chính quyền Nam Kinh để chống lại các thế lực kháng chiến của người Trung Hoa dưới quyền lãnh đao của hai ông Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Vì khôngthấu hiểu lịch sử thế giới và cũng không thấu hiểu lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, cho nên cả hai chính đảng này mới không biết rằng Giáo Hội La Mã mà Vatican là cơ quan đầu não của Giáo Hội La Mã và là thế lực siêu phản động, siêu phong kiến đã làm chậm bước tiến của nhân loại tới hơn một ngàn năm. Vì thực chất của Giáo Hội La Mã là như vậy, cho nên: các bậc trí giả và vĩ nhân trên thế giới đều chỉ trích và lên án Giáo Hội La Mã bằng những lời lẽ hết sức nặng nề, nhân dân các quốc gia nạn nhân của Giáo Hội phải vùng lên làm cách mạng chống lại Giáo Hội, và các chính quyền Cách Mạng Pháp 1789, Cách Mạng Mexico 1857, Cách Mạng Ý 1870, Cách Mạng Nga 1917, Cách Mạng Tây Ban Nha 1936, Cách Mạng Trung Quốc 1949, Cách Mạng Cuba 1959, Cách Mạng Nicaragua 1979 đã phải dùng những biện pháp mạnh, mạnh hơn chính quyền Cách Mạng Việt Minh 1945, để đối phó vơi Giáo Hội La Mã. A.- Các bậc trí giả và vĩ nhân trên thế giới chỉ trích và lên án Giáo Hội La Mã bằng những lời lẽ hết sức nặng nề.- Giáo Hội La Mã mà cơ quan đầu não là Vatican chủ trương theo đuổi tham vọng bá quyền mưu đồ thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại bằng bạo lực cùng với chính sách bất khoan dung cực kỳ dã man đối với bằng các nhóm dân thuộc các tôn giáo và văn hóa khác. Tham vọng ngược ngạo và chính sách dã man này của Vatican đã làmn cho các bậc trí giả và vĩ nhân ở khắp mọi nơi trên thế giới chỉ trích và lên án Giáo Hội bằng những lời lẽ cực kỳ hay gắt và hết sức năng nề. Xin ghi lại đây một số các danh nhân và vĩ nhân đã cực lực lên án Giáo Hội: 1.- Văn hào Voltaire gọi đạo Thiên Chúa La Mã là “cái tôn giáo ác ôn”[4], “Ki-tô giáo là tôn giáo lố bịch nhất, vố lý nhất và đẫm máu nhất làm nhiễm độc thế giới.” (Christianity is the most ridiculous, the most absurd and bloody religion that has ever infected the world.)[5] 2.- Học giả Henri Guillemin gọi Giáo Hội La Mã là “Cái Giáo Hội Khốn Nạn” (Malheureuse Église).[6] 3.- Đại tư tưởng gia Baron de Montesquieu, một thành viên Hàn Lâm Viện Pháp, nói rằng, “Không có vương quốc nào phải chịu đựng nhiều nội chiến như là vương quốc của Chúa Ki-tô.” (No kingdom has ever suffered as many civil wars as the kingdom of Christ).[7] 4.- Hoàng Đế Pháp Napoléon Bonaparte nói, “Hiệp Hội Giê-su là hội nguy hiểm nhất và đã gây nên nhiều tổn hại hơn tất cả những hội tôon giáo khác.“ (The Society of Jesus is the most dangerous of orders, and has done more mischief than alll the others). “Ở mọi nơi và mọi thời, linh mục đã đưa vào sự gian dối và sai lầm.” (Priests have everywhen and everywhere introduced fraud and falsehood.”[8] 5.- Tổng Thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson nói, “Trong mọi quốc gia, trong mọi thời đại, linh mục đều là kẻ thù của tự do.” In every country and in every age, the priest has been hostile to liberty.”[9] 6.- Nhà cách mạng Ý Giuseppe Garibaldi (1807-1882) nói: ”Vatican là con dao găm đâm vào nước Ý.” (The Vatican is a dagger in the heart of Italy), “Linh-mục là hiện thân của sự sai lầm.” (The priest is the personification of falsehood.) “Giáo Hội Ca-tô là nàng hầu của sự chuyên chế và là kẻ thù trung kiên của tự do.” (The Catholic Church is the handmaid of tyranny and the steady of liberty.)[10] 7.- Người dân Pháp gọi bọn tu sĩ Ca-tô là “lũ quạ đen” (le corbeaux noirs), và nhà báo Jacques René Hebert (Nov. 15, 1757- March 24, 1794) tuyên bố: "Các bạn người Pháp, các bạn hãy nói cho tôi nghe xem có được không? Nếu cái người mà các bạn gọi là Đức Thánh Cha cướng quyết chống lại luật pháp của các bạn, các bạn có ngu xuẩn và hèn hạ đến độ phải từ bỏ luật pháp của các bạn. Các bạn hy vọng gì ở một ông Giáo Hoàng. Đ.M Giáo Hoàng, hãy tin ở tôi đi, bây giờ là đến lượt các bạn; cả trong mười thế kỷ qua, Giáo Hoàng đã áp bức các bạn quá nhiều rồi." Nguyên văn: “Tell me, Frenchmen, is it possible? if that man you call the Holly Father takes it into his head to oppose your laws, do you dare, are you stupid and base enough, to give them up? What do you expect from a Pope? Screw the Pope, believe me; it is your turn at last; for ten centuries the Pope has screwed you."[11]. 8.- Nhân dân Âu Châu ghê tởm Giáo Hội La Mã đến cùng độ của ghê tởm và lánh xa Giáo Hội như lánh hủi: “Giáo Hội Công Giáo Rôma La-tinh trong thời cực thịnh kinh bang tế thế, đội vương miện cho các hoàng đế, tung hoành dọc ngang, làm mưa làm gió, thâu tóm cả thiên hạ trong tay, tiền rừng bạc biển, đã không biết tự chế, không học bài học khiêm hạ rửa chân, tự cao tự đại, coi bàn dân thiên hạ như cỏ rác… hôm nay hối bất cập, lịch sử còn nằm trơ ra đó. Người Âu Châu khiếp sợ Giáo Hội tránh xa như tránh hủi! Người Á Châu có thành kiến ghép Giáo Hội vào ông Tây thực dân và chống thực dân! Người Mỹ Châu La-tinh đồng hóa Giáo Hội vào đại họa diệt chủng! Và người Trung Đông làm sao quên được 250 thánh chiến tàn bạo hãi hùng! v.v…Trọng tội của Giáo Hội là Giáo Hội không phải là nguồn lộc bình an dưới thế! Ngược lại, và riêng tại Việt Nam, Giáo Hội chống phá đạo hiếu, phế bỏ bàn thờ tổ tiên, chà đạp văn hiến dân tộc Đại Việt, gọi các tôn giáo bản địa là thờ Bụt Thần Ma Quỷ… Giáo Hội chia hai dân tộc Việt Nam thành dân có đạo là dân riêng của Giáo Hội, và dân vô đạo là dân ngoại theo tà thần, tạo dựng thành kiến kỳ thị rất sâu đậm và thô bạo. Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng xác minh trọng tội này của Giáo Hội trong bài tham luận đọc tại Roma năm 1988, có Đức Giáo Hoàng đương kim ngồi dự thính.”[12] 9.- Nhà báo Long Ân kể tội và lên án “cái tôn giáo ác ôn” này như sau:: "Con người đã nhân danh tôn giáo để làm những chuyện điên cuồng nhất, con người đã nhân danh tôn giáo đê biện minh cho quyền lực phi nhân áp đặt lên đầu kẻ khác. Con người đã phản lại tôn giáo, đã chặt đức cây cầu đưa đến tìm kiếm chính mình, đã cúi đầu đi trên bốn chân để từ con người trở về nguồn gốc của con người súc sinh."[13] Còn nhiều nữa và nhiều lắm. Xin xem Mục XXV, Phần VII, bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã đã và đang được phổ biến trên trang nhà giaodiemonline.com và sachhiem. B.- Nhân dân các quốc gia nạn nhân của Giáo Hội phải vùng lên làm cách mạng chống lại Giáo Hội.- Nhân dân các quốc gia nạn nhân của Giáo Hội vùng lên làm cách mạng chống lại Giáo Hội là nhưng biến cố trọng đại trong lịch sử thế giới. Những cuộc cách mạng đánh dấu những khúc quanh quan trong lịch sử về tiến trình tư tưởng của loài nguời trong lãnh vực tâm linh cũng như trong lãnh vực thể chế chính trị. Khúc quanh lịch sử này là sự xuất hiện những tư tưởng cách mạng với một niềm tin mới thay thế cho đức tin dựa vào hệ thống thần học Ki-tô cùng với sự xuất hiện một cơ chế mới về chính quyền cách mạng nặng tính cách dân chủ với chủ trương phục vụ cho quyền lợi con người ở ngay trong cõi đời này và cho đại khối nhân dân thay thế cho cơ chế chính trị đạo phiệt Ca-tô với chủ trương thần quyền chỉ đạo thế quyền (chủ trương chỉ nghĩ đến chuyện sau khi chết được lên thiên đàng). Niềm tin mới này là: 1.- Quyền lực của nhà nước vì nhân dân mà có. (The authority of a government is derived from the people.) 2.- Mọi người dân phải bình đẳng trước pháp luật. (All citizens should be equal before the law.) 3.- Tất cả mọi người dân đều có quyền ảnh hưởng vào việc làm luật. (All should have the right to influence the making of the law.) 4.- Mục đích của chính quyền là để bảo vệ những quyền tự nhiên của con người. Đó là quyền tự đo, quyền có tài sản, quyền sống trong an ninh và quyền chống lại áp bức. (The purpose of government should be the preservation of the natural rights of men to “liberty, property, security, and resistance to oppression.” 5.- Quyền tự do tư tưởng và tự do hành xử tín ngưỡng của mọi người phải được bảo đảm. (Freedom of thought and religion should be guaranteed 6.- Tôn giáo phải tách rời khỏi chính quyền. 7.- Tu sĩ phải tuyên trung thành với hiến pháp, chứ không phải chỉ trung thành với giáo hoàng ở Vatican và chỉ tuân phục lệnh truyền của Vatican. Cơ chế mới về chính trị là thiết lập chính quyền cách mạng với những biện pháp mạnh để: 1.- Tịch biên toàn bộ tài sản của Giáo Hội La Mã tại nước Pháp. 2.- Tước bỏ tất cả mọi đặc quyền đặc lợi dành cho Giáo Hội La Mã và giai cấp tu sĩ Da-tô. 3.- Tách rời giáo quyền (tôn giáo) ra khỏi thế quyền (chính quyền). 4.- Ban hành một hiến chế dân sự cho giới tu sĩ, trong đó tu sĩ được coi như là bình đẳng với tất cả người dân khác và phải có nghĩa vụ đối với đất nước 6.- Tước bỏ hết tất cả mọi đặc quyền đặc lợi dành cho giới qúy tộc, 5.- Xòa bỏ tất cả mọi tục lệ phong kiến. 7.- Xóa bỏ tất cả mọi bất công trong xã hội để thực thi lý tưởng bình đẳng trong xã hội, tự do cho nhân dân và bác ái cho cả mọi người, chứ không phải chỉ đối với “dân Chúa” mà thôi. 8.- Trừng phạt những phần tử ngoan cố cẫn còn có những hành động tuân phục Giáo Hội La Mã để chống lại tổ quốc và chính quyền của nhân dân. Vì dốt nát về lịch sử thế giới, cho nên các nhà lãnh đạọ và các thành phần đảng viên của Việt Quốc và Việt Cách không biết gì về tiến trình tư tưởng trên đây của nhân loại. Cũng vì thế mà họ mới không biết: 1.- TẠI SAO nhân dân các nước Anh (1691), Pháp (1789), Ý (1870), Tây Ban Nha (1936), Mễ Tây Cơ (1857), Nga (1917), Trung Hoa (1949) Cuba (1959), v.v... phải vùng dậy làm cách mạng chống lại Giáo Hội La Mã? 2.- TẠI SAO các chính quyền cách mạng của các quốc gia trên đây phải dùng những biện pháp mạnh để đối phó với Giáo Hội La Mã? 3.- TẠI SAO Hoa kỳ và các nước dân chủ tự do khác ở Bắc Mỹ cũng như ở Tây Âu đều ghi vào hiến pháp của họ điều khoản "tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền"? 4.- TẠI SAO vào năm 1867 Hoa Kỳ lại cắt đứt ngoại giao với Vatican? Tình trạng này kéo đến năm 1984 (117 năm). Trong thời gian này, mặc dù, hai quốc gia này đã kết hợp với nhau thành Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican để đưa Ngô Đình Diệm về Việt Nam cầm quyền và biến miền Nam Việt Nam thành tiền đồn chống Cộng, nhưng đó chỉ là một liên minh chính trị có tính cách giai đoạn để phục vụ cho nhu cầu "chiến lược be bờ" của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn làn sóng Cộng Sản từ miền Bắc tràn xuống mà thôi. Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rằng, vì dốt nát về lịch sử, không biết gì về lịch sử thế giới, không biết gì về quốc sử, nhất là những bài học quốc sử trong thời cận và hiện đại, cho nên hai đảng Việt Quốc và Việt Cách mới rơi và tình trạng hết đi theo quân cướp Quốc Quân Trung Hoa với mưu đồ thỏa mãn tham vọng quyền lực cá nhân mà không cần biết đến quyền lợi tối thượng của tổ quốc, rồi lại tiếp tay cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican tái chiếm Việt Nam để chống lại cuộc kháng chiến đánh đuổi quân cướp ngoại thù của toàn thể nhân dân ta. Với những hành động phản tiến hóa, phản dân hại nước như vậy, hai đảng Việt Quốc và Việt Cách sẽ phải ăn nói như thế nào với lịch sử và hậu thế về hai lần mang những tội phản tiến hóa, phản quốc và phản dân tộc như trên? VỀ NHỮNG TỘI ÁC CẤU KẾT VỚI QUỐC QUÂN TRUNG HOA CỦA VIỆT QUỐC VÀ VIỆT CÁCH Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, các chính đảng thân Nhật (hầu hết đều có hai chữ Đại Việt hay Phục Quốc hay Quang Phục) đều lui vào bóng tối hay không còn hoạt động nữa vì rằng Nhật Bản không còn là cường quốc để cho họ trông nhờ nữa. Sao hôm lặn thi sao mai xuất hiện. Nhật bại trận, đầu hàng Đồng Minh thì Trung Hoa dưới quyền lãnh đạo của Tổng Thống Tưởng Giới Thạch Quốc Dân Đảng Trung Hoa trở thành một trong các cường quốc Đồng Minh thắng trận. Vì thế, Quốc Quân Trung Hoa được giao phó cho việc gửi quân sang Đông Dương đảm trách nhiệm vụ giải giới quân đội Nhật từ biên giới Việt Hoa đến vĩ tuyến 16. Lợi dụng nhiệm vụ này, Tưởng Giới Thạch gửi sang Đông Dương tới 180 ngàn quân. Những người đã từng chứng kiến sự hiện diện của đoàn quân Tầu này ở Việt Nam lúc bấy giờ đều khẳng định rằng đoàn quân này quả thật là một đoàn quân ô hợp, có những tác phong và hành động của quân thổ phỉ ăn cướp. Bản thân người viết cũng đã từng chứng kiến sự thật như vậy suốt dọc Đường Số 10 từ huyện An Lão (Kiến An) đến Hải Phòng trong những ngày đầu tháng 11 năm 1945. Nói về những hành động thổ phỉ của các binh đoàn Quốc Quân Trung Hoa này, sử gia Bernard B. Fall ghi nhận: “Trái lại, (so với quân Anh để giải giới quân Nhật ở miền Nam) đạo quân Trung Quốc sang giải giới quân Nhật ở miền Bắc dưới quyền chỉ huy của Lư Hán, người sau này đảo ngũ theo Cộng Sản Trung Quốc, thật là to lớn phi thường. Đạo quân này gồm có các quân đoàn 60, 62, và 93, được tăng cường với các sư đoàn 23, 39 và 93, tổng số lên đến hơn 152 ngàn quân. Giống như đàn châu chấu, vừa đi vừa vơ vét của dân, cho nên chúng di chuyển chậm chạp và phải mất 6 tuần lễ chúng mới vượt qua đoạn đường hơn 100 dặm Anh. Tiến quân chậm chạp như vậy, không những chúng đã giúp cho Việt Minh có đủ thì giờ nắm quyền kiểm soát hầu hết Việt Nam, mà còn làm sống lại mối hận thù thâm niên cố đế của người Việt Nam đối với người Trung Quốc về đủ mọi thứ. Đạo quân Trung Quốc này đã làm cho các đảng phái Quốc Gia mất hết niềm tin mà trước đó họ đã hy vọng có thể trông nhờ vào sự ủng hộ của chúng để chống lại cụ Hồ Chí Minh.” Nguyên văn: “As for the Chinese occupation forces under Lu Han, who later defected to Chinese Communists, they were, on the contrary, enormous. They were composed of the 60th, 62nd, 93rd armies, reinforced by the 23rd 39th, and 93rd divisions, comprising some more than 152,000 men and it took them almost six weeks to cover 100 miles from border to Hanoi, like a sawrm of locusts, they slowly pilfered their way through the countryside. In the process, they not only gave the Viet Minh’s sufficient time to gain control over much of Viet Nam, but they also revived the century old Vietnamese hatreds for all things. Chinese and thus thoroughly discredited the Vietnamese natrionalists who had hoped to be able to use Chinese support in their forthcoming struggle against Ho Chi Minh.”[14] Đã có nhiều người nêu lên thắc mắc là khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, trên toàn thể lãnh thổ Đông Dương chỉ có 60 ngàn quân Nhật, trong khi người Anh chỉ gửi sang Việt Nam có một đạo quân nhỏ bé 1400 quân để giải giới quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, thì TẠI SAO Tổng Thống Tưởng Giới Thạch lại gửi sang Đông Dương tới 180 ngàn ngàn quân để giải giới (khoảng 30 ngàn) quân Nhật từ vĩ tuyễn 16 trở ra Bắc? Theo sự tìm hiểu của người viết, Tổng Thống Tưởng Giới Thạch gửi sang Đông Dương một số quân nhiều như vậy là có kế sách nhất tiễn tam điểu: 1.- Giải giới quân Nhật (nhiệm vụ đương nhiên phải làm và chỉ là mặt nổi). 2.- Làm thế lực đờ đầu và trợ lực cho hai đảng Việt Quốc và Việt Cách đánh bại chính quyền Việt Minh Kháng Chiến do cụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo. Nếu thành công, thì Việt Nam sẽ trở thành một thuộc địa của Trung Hoa và cũng là căn cứ để chống lại thế lực Cộng Sản Trung Hoa đang bành trướng mạnh ở Hoa Bắc. 3.- Để cho gần 200 ngàn quân này tàn phá Việt Nam bằng những hành động ăn cuớp với mục đích làm cho dân ta vốn đã đói khổ do Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican gây ra lại càng trở nên đói khổ hơn với chủ đích làm giảm thiểu sức đề kháng của dân ta hầu dễ dàng biến Việt Nam thành một thuộc địa của Trung Hoa. Lập luận này được Đại Tướng Võ Nguyên Giáo nói rõ như sau: “Sau khi Nhật đầu hàng, Hà Ứng Khâm, Tổng Tham Mưu Quân Đội Quốc Dân Đảng Trung Hoa, một tên chống Công khét tiếng, đã thúc Lư Hán điều quân vào Bắc Việt Nam cho thật nhanh. Kế hoạch “Hoa Quân Nhập Việt” đã được chuẩn bị từ lâu. Bọn quân phiệt Quốc Dân Đảng tin rằng đây là một thời cơ rất thuân lợi để thôn tính miền Bắc Việt Nam. Chúng tính ít nhất cũng đặt được từ vĩ tuyến 16 trở ra, một chính quyền tay sai ngoan ngoãn thực hiện mọi chỉ thị của chúng. Bọn quân phiệt Quốc Dân Đảng (Trung Hoa) sắp sẵn những con bài, gồm những tên tay sai người Việt ở Trung Hoa như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam… Chúng thuộc hai tổ chức Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội và Việt Nam Quốc Dân Đảng, sống từ lâu ở nước ngoài, không có liên hệ gì với phong trào trong nước. Chúng tự nhận là những người Việt Nam yêu nước theo chủ nghĩa quốc gia, nhưng thực ra là một bọn phản động mưu toan dựa vào Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch và mũi súng quân Tưởng để kiếm sống. Quân Tưởng đi vào Việt Nam bằng hai đường nên bọn này cũng chia làm hai bộ phận đi theo chúng. Vì tổ chức luộm thuộm, thiếu phương tiện vận chuyển, phải đi bộ, không có hậu cần đi cùng, đến đâu cũng phải xoay ăn, lại thiếu cả quân số, vừa đi vừa vét quân lính dọc đường, nên chúng đi khá chậm. Phía Vân Nam, Quân Đoàn 93 thuộc Đệ Nhất Phương Diện Quân của Lư Hán, theo kế hoạch sẽ đi dọc sông Hồng đến Hà Nội, cuối tháng Tám mới tới Lào Cai. Phía Quảng Tây, Quân Đoàn 62, lực lượng của Quốc Dân Đảng Trung Ương, có Tướng Tiêu Văn đi cùng, sẽ đi đường Lạng Sơn, Cao Bằng xuống Hà Nội, mãi đầu tháng 9 mới vượt qua biên giới. Hai quân đoàn khác, Quân Đoàn 52 của trung ương và Quân Đoàn 60 của Vân Nam đi tiếp theo, sẽ chia nhau xuống Hải Phòng, vào Vinh và Đà Nẵng. Tổng số quân của chúng vào miền Bắc là 18 vạn người. Các quân đoàn Vân Nam nhiều binh lính ốm đau, ô hợp, kém huấn luyện. Những quân đoàn của trung ương mạnh hơn, về tổ chức cũng đỡ luộm thuộm. Bốn quân đoàn này được đặt dưới quyền chỉ huy của Tướng Lư Hán. Tiêu Văn, một phó tướng của Trương Phát Khuê, từ lâu theo dõi vấn đề Việt Nam, lãnh trách nhiệm với bọn quân phiệt Quốc Dân Đảng trong việc sắp xếp chế độ chính trị tại miền Bắc.”[15] Thế nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Ý đồ này của Quốc Quân Trung Hoa bị chính quyền Kháng Chiến Việt Minh vô hiệu hóa. Vấn đề này đã được trình bày đầy đủ nơi Mục XIV, Phần IV nói về Mặt Trận Việt Minh và Đảng Cộng Sản Lãnh Đạo Cuộc Kháng Chiến 1945-1954). Tới đây, xin trở lại chuyện Việt Cách và Việt Quốc dựa thể quân Tầu để củng cố thế lực. Sự hiện diện của gần hai trăm ngàn quốc Quân Trung Hoa ở phía bắc vĩ tuyến 16 làm cho Việt Quốc và Việt Cách ở thế mạnh có khả năng có thể lật đổ chính quyền Kháng Chiến Việt Minh để nhẩy lên nắm chính quyền. Sách Những Ngày Tháng Không Thể Nào Quên ghi nhận: “Nguyễn Hải Thần theo Quân Đoàn 62 vào Lạng Sơn, thì được tin Chính Phủ Lâm Thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ra mắt trước một triệu đồng bào tại thủ đô Hà Nội. Những tên chỉ huy Quân Đoàn 62 đòi tước khí giới các lực lượng vũ trang ta tại Lạng Sơn và Cao Bằng. Bộ đội ta không chịu. Chúng đem quân đến chiếm các doanh trại của Quân Giải Phóng. Bọn Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội núp sau lưỡi lê quân Tưởng, xông vào trụ sở của nhân dân tỉnh. Để tránh xô xát lớn, các cơ quan chính quyền, đoàn thể và các lực lượng vũ trang ta phải tạm giãn ra vùng chung quanh. Nhân dân lập tức thực hiện “vườn không nhà trống”. Thị xã trở nên vắng ngắt. Bọn Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội đi lùng khắp nơi cũng không kiếm ra đủ số người để làm một cuộc mít tinh nhỏ cho Nguyễn Hải Thần ra mắt. Chúng đành in một số truyền đơn phản đối việc Việt Minh lập Chính Phủ Lâm Thời và nêu lên 13 điều thảo phạt Chính Phủ Hồ Chí Minh. Không có ai phân phát, chúng đem truyền đơn rải khắp đường ngang lối tắt. Bọn Việt Nam Quốc Dân Đảng do Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam cầm đầu, đi theo Quân Đoàn 93 Vân Nam. Cũng dựa vào mũi súng của quân Tưởng, chúng tới đâu là tìm cách lật đổ chính quyền của nhân dân ta tại đó. Chúng lập trụ sở, tập họp bọn phản động ở địa phương, quấy nhiễu, phá phách, cướp của giết người. Thầy nào tớ ấy, bọn quân ô hợp của Long Vân hoạt động giống y như những tên thổ phỉ. Tại một số nơi chưa được phổ biến kỹ chủ trương, những cuộc xung đột giữa các lực lượng vũ trang của nhân dân ta với quân Tưởng đã xẩy ra. Các cơ quan chính quyền và bộ đội ta được lệnh tạm rút ra ngoài một số thị trấn, thị xã ở vài tỉnh miền biên giới và dọc đường xe lửa từ Vân Nam về. Trong nửa đầu tháng Chín, gần hai chục vạn quân Tưởng đã tràn ra hầu khắp các tỉnh miền Bắc như một bệnh dịch. Theo gót chúng là những bọn tay sai tức tối vì thấy khó có cơ hội kiếm ăn to. Trước mắt chúng là lực lượng cách mạng rất lớn mạnh, một chính quyền rất đàng hoàng với những cơ sở chính trị vững chắc, được nhân dân hết lòng ủng hộ. Chúng càng trở nên trơ tráo, lộ rõ nguyên hình bọn lưu vong mất gốc, được che chở bằng lưỡi lê quân đội phản động nước ngoài. Ngày 11/9 (1945), Tướng Lư Hán đáp máy bay đến Hà Nội. Mấy hôm sau, những bản bố cáo dài dằng dặc được gián khắp nơi. Bọn quân phiệt Quốc Dân Đảng Trung Hoa coi như chúng tới một nơi không có chính quyền. Chúng tự cho chúng cái quyền giữ trị an trong thành phố. Chúng quy định giá trị của tiền Quan kim, tiền Quốc tệ, những thứ tiền từ lâu đã trở thành mớ giấy lộn. Chúng đề ra những quy định để kiểm soát xe cộ đi lại trong thành phố. Lư Hán tới được vài ngày thì A-lét-xăng-đơ-ri (Tướng Alessandri) cũng xuất hiện ở Hà Nội. Viên tướng chỉ huy quân đội lê-dương Pháp tại Bắc Kỳ, đã đem bọn tàn quân chạy trốn sang Côn Minh trước cuộc tấn công của quân đội Nhật đêm mồng 9 tháng Ba năm này, tại sao cũng đến được đây? Tình ý giữa bọn Tưởng và bọn Pháp ra sao là vấn đề cần được chú ý.” [16] Thế nhưng, nhiều yếu tố đã khiến cho cả Việt Quốc và Việt Cách đều thất bại. Những yếu tố đó là: 1.- Cả Việt Cách và Việt Quốc đều không có những người lãnh đạo tài giỏi. Tất cả đều là những người ưa thích huênh hoang phô trương thanh thế, nhưng không có thực tài, đã thiếu các khả năng về chính trị, kỹ thuật tổ chức , lại cũng không có cả kinh nghiêm đấu tranh cách mạng. Vì thế mà hai đảng này mới ở trong tình trạng vừa luộm thuộm, vừa không có bộ phận điều nghiên và theo dõi tình hình thế giới để khai thác và hành động cho thích ứng với thời cơ, và cũng không có những tổ chức trong nhân dân để dấy lên khi hoàn cảnh thuận lợi. 2.- Hầu hết tất cả các ông lãnh đạo cũng như các cán bộ cao cấp, trung cấp, cấp thấp và đảng viên đều mang nặng căn bệnh tiểu tư sản và trưởng giả học làm sang, ưa thích hưởng thụ, nặng tính cách làm dáng và lãng mạn. Vì cái đặc tính làm dáng và lãng mạn này mà họ gia nhập Việt Cách hay Việt Quốc hay theo cách mạng. Nếu vì lý tường cứu nước hay cứu dân, THÌ họ đã không gia nhập vào mấy đảng xôi thịt như vậy, mà phải gia nhập các chính đảng cách mạng có chủ trương rõ rệt đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Vì mang căn bệnh tiểu tư sản, họ lè phè, khệnh khạng và không quen với đời sống kham khổ. Vì thế họ không có khả năng chịu đựng những cảnh gian truân vất vả vào những khi cần phải chịu đựng. Tình trạng này khiến cho họ dễ dàng thoái chí. 3.- Không có chính nghĩa hay không làm sáng tỏ chính nghĩa đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Vì không có chính nghĩa, cho nên tất cả các nhân vật lãnh đạo và đảng viên của hai đảng này không có nhiệt tam hăng sau liều chết, quyết tâm nhẫn nhục, chịu khó, chịu cực để vừa học hỏi trau dồi kiến thức về chính trị, về cách mạng và về tổ chức, vừa kiên trì xông pha lăn lộn vào đại khối dân cày nghèo khổ ở nông thôn trong ba miền đất nươc và anh em công nhân lao động trong các đồn điền cao su, trà, cà phê ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ cũng như trong các công trường khai thác quặng mỏ ở Bắc Bộ, để giác ngộ họ và lôi cuốn họ nhập cuộc, rồi tổ chức họ thành các đội ngũ làm hạ tầng cơ sở của đảng tại các địa phương. Có thể vì lười suy nghĩ nên không nghĩ ra hay có thể vì dốt nát quá nên mới không biết cần phải làm như vậy, cho nên hai đảng này đều không có hạ tầng cơ sở và đều không được đại khối nhân dân gần 99% biết đến. 4.- Không có hạ tầng cơ sở và không được đại khối gần 99% nhân dân hơn biết đến. Không được đại khối nhân dân biết đến tức là không được đại khối nhân dân tham gia hay nhập cuộc vào tổ chức để cùng chung lo cho đại cuộc. Không được đại khối nhân dân dân tham gia vào tổ chức, có nghĩa là không có thực lực hay không có lực lượng xung kích để chuẩn bị cướp chính quyền khi có thời cơ. Vì không có lực lượng xung kích để chuẩn bị cướp chính quyền, cho nên các đảng phái xôi thit này mới thi hành sách lược chính trị "há miệng chờ sung rụng" và "cáo đội lốt hùm" theo kiểu Lê Chiêu Thống và kiểu của tên bạo chúa tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm, nghĩa là kết thân vơi chính quyền Nhật hay chính quyền Quốc Dân Đảng Trung Hoa với hy vọng nhờ các thế lực quan thày ngoại bang này lật đổ chính quyền đương thời rồi đưa họ lên cầm quyền. Đây là trường hợp của Đảng Việt Nam Quang Phục còn gọi là Đại Việt Phục Hưng Hội của ông Cường Để và ông Ca-tô Ngô Đình Diệm trong những năm trước ngày 9/3/1945 và các đảng Việt Quốc và Việt Cách trong những năm 1939-1946 hoàn toàn trông cậy vào sự sắp xếp hay lòng bố thí của các vị tướng lãnh chỉ huy các đoàn "Hoa Quân nhập Việt" của" Quốc Quân Trung Hoa. Làm chính trị theo cái kiểu này được gọi làm chính trị "há miệng chờ sung rụng" . Nếu thành công, thì lại trở thành làm cái chuyện "đuổi cọp cửa trước, rước beo vào cửa sau". Đây là sự thật lịch sử không ai có thể phủ bác được. 5.- Vì trông cậy vào quan thày Quốc Quân Trung Hoa của chính quyền Tưởng Giới Thạch lật đổ chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa dưới quyền lãnh đạo của Cụ Hồ Chí Minh để rồi hy vọng được chúng đưa lên cầm quyền, hai đảng Việt Quốc và Việt Cách cũng rơi vào tình trạng thảm thương giống y như Đảng Việt Nam Quang Phục tức Đai Việt Phục Hưng Hội của hai ông Cường Để và Ngô Đình Diệm. Nói về tình trạng thê thảm của Quốc Dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Cách, sách Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 ghi nhận như sau: "Về kinh tế, QDĐ không có một nguồn lợi kinh tế nào... Về võ khí được Trùng Khánh điện cho biết đến Bộ Tổng Tham Mưu của Lư Hán mà lãnh số võ khí của Nhật, nhưng "Tàu phù" lánh mặt... Đến khi họ sắp rút lui, mới gọi đến lãnh thì chỉ toàn là quần áo, giày, bít tất đã rách nát của quân Nhật bỏ lại mà thôi."[17] "Các ông Việt Cách (Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội) ở Hoa Nam - mà ở rất xa cách nhau, tổ chức thì lỏng lẻo, tiền nong võ khí thì không, cũng như Sainteny ở Côn Minh, De Gaulle ở Paris, Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh, Mountbatten ở Kandy đều không kịp trở tay. “[18] 6.- Vì hoàn toàn trông cậy vào các đạo quân thổ phỉ ăn cướp Quốc Quân Trung Hoa để đối phó với chính quyền Cách Mạng Việt Minh, một chính quyền được toàn dân hết lòng thương mến, nhiệt liệt ủng hộ và tích cực tham gia, cho nên đối với đại khối nhân dân, Việt Quốc và Việt Cách chỉ là những đứa con đỡ đầu của đạo quân Tầu ô thổ phỉ, giống như băng đảng Lê Chiêu Thống là đứa con đỡ đầu của quân Thanh xâm lăng và băng đảng Ca-tô là đứa con đỡ đầu của Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican. Cũng vì thế mà hình ảnh về hai đảng Việt Quốc và Việt Cách còn lưu lại trong lòng người dân là hình ảnh của những quân thổ phỉ ăn cướp, đúng như Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: “Bọn Việt Nam Quốc Dân Đảng do Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam cầm đầu, đi theo Quân Đoàn 93 Vân Nam. Cũng dựa vào mũi súng của quân Tưởng, chúng tới đâu là tìm cách lật đổ chính quyền của nhân dân ta tại đó. Chúng lập trụ sở, tập họp bọn phản động ở địa phương, quấy nhiễu, phá phách, cướp của giết người. Thầy nào tớ ấy, bọn quân ô hợp của Long Vân hoạt động giống y như những tên thổ phỉ.” Xin xem lại phần trích dẫn ở trên. Thực trạng này đưa đến hậu quả là khi quân thổ phỉ ăn cướp Quốc Quân Trung Hoa phải rút về Tầu, thì Việt Cách và Việt Quốc cũng phải cuốn gói chạy theo đoàn quân Tầu ô thổ phỉ ăn cướp này sang Tầu sống lưu vong, giống những băng đảng Lê Chiêu Thống chạy theo quân Thanh sang Tầu sống lưu vong vào mùa xuân năm Dậu 1789, giống như băng đảng chính quyền và quân đội miền Nam Việt Nam cuốn gói chạy theo người Mỹ sang Mỹ sống lưu vong vào mùa xuân năm 1975. 7.- Giống như các ông lãnh tụ và các thành viên của các đảng Đại Việt thân nhật như đã nói trong Chương 5 ở trên, các ông lãnh tụ và thành viên của Việt Cách và Việt Quốc đều dốt về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, dốt đặc cán mai táu về lịch sử thế giới. Vì dốt nát như vậy, cho nên họ: a.- Không biết một chút gì về vai trò của Giáo Hội La Mã trong việc vận động Pháp liên kết với Vatican thành một lỉiên minh chính trị bất thành văn, rồi xuất quân đánh chiếm Đông Dương làm thuộc địa để cùng thống trị, cùng chia nhau lãnh vực khai thác tài nguyên, cùng áp bức và cùng bóc lột dân ta. b.- Không biết gì về vai trò của Vatican ở đàng sau Việt Nam Quang Phục hay Đại Việt Phục Hưng Hội. c.- Không biết gì về vai trò của Giáo Hội La Mã về việc Liên Minh Đế Quốc Xâm Lươc Pháp để cử cựu Linh-muc Thierry d’ Argenlieu đảm trách việc tái chiếm Đông Dương. d.- Không biết gì hay biết mà vẫn tích cực và nhiệt liệt ủng hộ Giải Pháp Bảo Đại do Vatican chủ trương và được công khai hóa vào ngày 28/12/1945 qua lời tuyên bố của người đại diện của Vatican tại Hà Nội là Giám Mục Antoni Drapier (như đã nói rõ ở Chương 2 trước đây). Những cái không biết trên đây của Việt Quốc và Việt Cách giống y như những cái không biết của các chính đảng thân Nhật như đảng Đại Việt và Việt Nam Quang Phục Hội hay Đại Việt Phục Hưng Hội. Chính vì những cái không biết này, đặc biệt là vì cái không biết về toàn bộ lịch sử thế giới từ A đến Z, và không biết lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại một cách đầy đủ và trung thực, cho nên các chính đảng này không những đã không coi Giáo Hội La Mã là kẻ thù thâm độc nhất và nguy hiểm nhất của dân tộc, không những đã không đề phong hay đề cao cảnh giác đối với giới tu sĩ và tín đồ Ca-tô người Việt, mà lại còn bênh vực, đề cao Giáo Hội La Mã bằng hành động tố cáo Việt Minh khi thấy Việt Minh lên án và đưa ra những biện pháp mạnh để đối phó với “Cái Giáo Hội Khốn Nạn” này. Thực trạng thê thảm này được chính Việt Quốc Nghiêm Kế Tổ, một thành viên quan trọng trong Việt Quốc, nói rõ trong tác phẩm Việt Nam Máu Lửa nơi trang 89 mà chúng tôi đã trích dẫn ở trong mục nói về “Những Đặc Tính Chung” ở trên trong chương sách này. Nói tóm lại, các nhân vật lãnh đạo và các thành viên của hai chính đảng Việt Quốc và Việt Cách đều là những “chính khách phong trà" (chính khách salon) và đều có tất cả những đặc tính của các ông chính khách phòng trà. Nói cho rõ hơn, họ là những nhà cách mạng tài tử, mang nặng tính cách lãng mạn, quen với nếp sống phong lưu, mưa không đến mặt, nắng không tới đầu, luôn luôn có hạ nhân hầu hạ, lúc nào cũng lè phè, khệnh khạng, quan liêu phong kiến, sợ khó, ngại khổ, dốt nát về lịch sử. Vì những nhược điểm này mà họ không chịu dấn thân lăn lộn đi sâu vào đại khối nông dân và công nhân lao động nghèo khổ để hòa mình với họ, tìm hiểu tình cảnh của họ, giác ngộ họ hầu có thể lôi cuốn họ nhập cuộc vào đảng để tổ chức họ thành những đội ngũ cách mạng, những lực lượng xung kích nằm tiềm phục tại các địa phương. Nói tóm lại, các chính đảng này không có hạ tầng cơ sở và cũng không có các lưc lượng xung kích để chuẩn bị tiến lên nắm chính quyền bằng vũ lực khi hoàn cảnh cho phép. Đây là những yếu kém chung của các "đảng phái Quốc Gia" mà điển hình là hai chính đảng Việt Quốc và Việt Cách. Về mục tiêu tranh đấu, họ chỉ học lóm được một số những danh từ rỗng tuếch lấy từ cương lĩnh của Quốc Dân Đảng Trung Hoa, giống như những lời nói suông, nói cho sướng miệng. Trong thực tế, vì không có chủ tâm tranh đấu để đạt được mục tiêu đã đề ra, cho nên họ chằng bao giờ dồn nỗ lực vào việc điều nghiên tìm ra những phương pháp hay kế sách hành động cho có hiệu quả để đạt được mục đích. KẾT LUẬN Với tình trạng như trên, ta có thể nói các nhân vật lãnh đạo và các thành phần đảng viên của các đảng Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt có quá nhiều nhược điểm không thích hợp với cuộc đời bôn ba lăn lộn vào sinh ra tử của những người dấn thân vào đại cuộc cứu nước như các chiến sĩ cách mạng hay những người nghĩa quân kháng chiến đuổi giặc xâm lăng để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Đây cũng là những nhược điểm chung của những thành phần mang nặng các đặc tính tiểu tư sản và trưởng giả học làm sang như là lè phè, khệnh khạng, kênh kiệu, quan liêu, phong kiến, sợ khó, sợ khổ, không dám dấn thân, lặn lộn hòa mình với đại khối nhân dân. Tình trạng này khiến cho họ xa rời quần chúng, tức là không được quần chúng ủng hộ. Cũng vì thế mà họ không thể chịu đựng được những khó khăn, gian khổ, cực nhọc, gian truân giống như những người nghĩa quân kháng chiến trong các tổ chức nghĩa quân của các cụ Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Mai Xuân Thưởng, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, v.v... Vì thế, các "đảng phái ái quốc" này không có những tổ chức hạ tầng cơ sở tại các địa phương trên toàn lãnh thổ. Với thực trạng như vậy, tất nhiên là không có lực lượng xung kích nằm tiềm phục tại các địa phương để chờ thời cơ hay khi được lệnh thì nổi lên cướp chính quyền. Cũng vì thế mà khi Nhật đầu hàng Đồng Minh vào ngày 15/8/1945, các đảng cách mạng này không có một đội quân xung kích nào nhẩy lên cướp chính quyền dù rằng tình hình Việt Nam ở vào thời điểm này là cơ hội bằng vàng để chớp lấy mà xông lên giành lấy thắng lợi về cho họ. Ngoài những nhược điểm này, họ còn có nhiều nhược điểm quan trọng khác nữa. Quan trọng hơn cả là họ quá dốt về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại. Ôn cố tri tân. Dốt nát về lịch sử, có nghĩa là không hề “ôn cố”. Không hề “ôn cố”, thì làm sao họ có thể “tri tân”? Vì dốt nát lịch sử, cho nên, họ không biết Vatican đã vận động Pháp liên kết thành một liên minh chính trị để cùng đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa, cùng khai thác và cùng cưỡng bách dân ta làm nô lệ. Vì không biết Vatican là kẻ thù thâm độc nhất và nguy hiểm nhất của nhân loại và của dân tộc ta, cho nên họ mới triệt để ủng hộ chủ trương của Vatican đưa Bảo Đại trở lại ngai vàng lập chính quyền chống lại chính quyền Kháng Chiến của nhân dân ta dưới quyền lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh. Cũng vì quát dốt nát về liwjch sử thế giới, hai chính đảng này còn bênh vực Vatican qua việc lên án và chỉ trích thậm tệ chính quyền Việt Minh dùng biện pháp mạnh để đối phó với Vatican. Trong khi đó thì Mặt Trận Việt Minh có hệ thống tổ chức đảng rất là chú đáo, có bộ phận điều nghiên tình hình thế giới và theo dõi thời cuộc, luôn luôn nắm vũng được thời cơ để sẵn sàng ra lệnh cho các chi bộ nằm tiềm phục ở khắp nơi trong nước cùng tổng nổi dậy cướp chính quyền ngay khi chính quyền tại chính quốc Nhật đầu hàng đồng Minh vào ngày 15/8/1945. Nhờ vậy mà họ đã làm nên lịch sử: “Chỉ có Hồ Chí Minh đang chiếm vùng Việt Bắc, là có thể nhanh chân, với sự ủng hộ của OSS Mỹ, chớp thời cơ về Hà Nội trước cướp được chính quyền." [19] Nói về những nhược điểm của Việt Quốc và Việt Cách, Người trong chăn” là ông Nguyễn Tường Bách (em ruột ông Nguyễn Tường Tam), một nhân vật quan trọng trong Đảng Việt Quốc ghi nhận như sau: “Tháng 8.1945, Việt Minh cướp chính quyền. Cùng với VN Cách Mệnh Đồng Minh Hội, VN Quốc Dân Đảng xuất hiện đấu tranh công khai. Tôi là ủy viên trung ương, phụ trách tờ Việt Nam để tuyên truyền chống CS. Mặt khác, tôi tổ chức Quốc gia Thanh niên Đoàn. Tháng 6/1946, Việt Minh tăng cường áp lực. Sau khi cầm cự lối nửa năm, đảng trưởng Vũ Hồng Khanh, tôi và Lê Khang, trong Bộ Chỉ huy, phải rút lên Việt Trì, rồi Yên Báy và Lào Kay. Lực lượng Đệ tam khu lúc đó gồm có lối một nghìn người: hai, ba trăm chí nguyện quân từ Trung Hoa về, cộng với một số cựu lính khố xanh của Pháp, võ trang khá thô sơ. Thành phần kể sau không có ý chí tranh đấu mạnh. Phía ta không có đài phát thanh, thiếu phương tiện quảng bá, chỉ có tờ báo Việt Nam. Quân ta đóng chốt tại các tỉnh lỵ nên bị Việt Minh bao vây. Việt Minh không đông nhưng có ảnh hưởng mạnh quần chúng vi họ có tổ chức, biết đoạt thời cơ, tuyên truyền sâu rộng và lôi cuốn đồng bào với các chiêu bài ăn khách như đả thực, chống đế quốc và áp bức. Phía quốc gia xích mích nội bộ, chủ quan, coi thường đảng CS và đặt hết niềm tin vào sự hỗ trợ của quân đội Trung hoa nên thua là phải. Tháng 7/1945, khi hay tin Việt Minh nhóm đại hội tại Thái Nguyên và Nhật bản sắp đầu hàng, cánh quốc gia đã không tổng hành động kịp thời, tiến tới khởi nghĩa. Bị kẹt giữa Pháp và Việt Minh, các đảng quốc gia không chiếm được địa bàn đủ rộng và không có đủ sức chống lại hai thế lực đó từ Nam ra Bắc.”[20] Giáo-sư Lê Xuân Khoa viết trong cuốn Việt Nam 1945-1995 như sau: ”Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội là những đảng cách mạng đã có nhiều kinh nghiệm hoạt động với Hồ Chí Minh và các đảng viên Cộng Sản Việt Nam ở Trung Hoa. Bởi vậy, khi theo đoàn quân Quốc Dân Đảng Trung Hoa trở về nước năm 1945, hai đảng quốc gia này đã tin tưởng có thể giành được chính quyền và cương quyết không chịu hợp tác với Việt Minh. Tuy nhiên, do những nhược điểm về tổ chức và lãnh đạo và cũng do áp lực của tướng lãnh Trung Hoa, cả hai đảng này rốt cuộc vẫn phải chấp nhận tham gia vào chính phủ liên hiệp và quốc hội của Việt Minh. Trong cuộc tranh chấp quyền hành với Việt Minh, các đảng phái quốc gia hiểu biết khá rõ về khả năng và kế hoạch nguy hiểm của đối thủ nhưng không có điều kiện và phương tiện để đối phó. Trước hết, không ai thấy rõ lực lượng quân sự của VNQDĐ và VNCMĐMH như thế nào. Lực lượng này chắc không quá mấy trăm đảng viên đã được huấn luyện quân sự ở Trung Hoa cùng với một số chí nguyện quân mới tuyển mộ trước và sau ngày trở về nước. Kinh nghiệm tổ chức và chiến đấu chưa có, kinh nghiệm hành chánh cũng không, tài chánh và vũ khí cũng chẳng có được bao nhiêu. Một số cơ sở địa phương chiếm giữ được trên đường từ biên giới Việt Hoa về Hà Nội và một số chiến khu lập được sau này đều còn lỏng lẻo sơ sài, không đủ sức chống chọi với lực lượng Việt Minh. Thiệt thòi nhất là vũ khí đáng lẽ được các tướng lãnh Trung Hoa cung cấp như đã sắp đặt trước thì lại bị họ đem bán cho Việt Minh. Ngòai ra, VNQDĐ và VMCMĐMH là những đoàn thể cách mạng lưu vong ở Trung Hoa lâu đời và không có cơ sở họat động ở trong nước, do đó không có hậu thuẫn nhân dân. Riêng việc đi theo quân Tầu về để giành lấy chính quyền đã là một bất lợi chính trị rất lớn cho hai đảng này. Hồ Chí Minh trước đó cũng đã nhờ Trương Phát Khuê và Tiêu Văn giúp cho về nước với danh nghĩa VNCMĐMH mà Việt Minh là một thành viên, nhưng ông đã tẩy xóa được hình tích đó. Tổ chức chính trị đáng kể họat động ở trong nước lúc bấy giờ là Đảng Đại Việt lại chia thành hai ba nhóm và không có thực lực để tiếp tay cho hai đảng quốc gia từ hải ngoại. Tất cả những đảng phái này, mặc dù hợp tác với nhau để cùng đối phó với đảng cộng sản, vẫn có những tị hiềm giữa cá nhân các lãnh tụ, vì vậy không có được một bộ máy chỉ đạo nhất trí và có kỷ luật như Mặt Trận Việt Minh. Chính vì sự chia rẽ giữa các lãnh tụ quốc gia mà VNCMĐMH đã gần như tan rã từ khi còn ở Liễu Châu, Trung Quốc, để cho Hồ Chí Minh được Trương Phát Khuê giao cho tổ chức lại VNCMĐMH và có cơ hội củng cố lực lượng Việt Minh ở trong nước. Lòng yêu nước của các lãnh tụ quốc gia thực sự rất cao, thể hiện tinh thần độc lập truyền thống của dân tộc. Dưới thời Pháp thuộc, trước và sau khi cộng sản ra đời, đã có biết bao nhiêu nhà cách mạng yêu nước bị tù đày, hành hạ và xử tử. Nhiều nhà trí thức đáng lẽ dùng mảnh bằng của mình để hưởng vinh hoa phú quý thì lại chọn con đường gian khổ tranh đấu cho quyền làm dân của một nước độc lập và tự do. Tuy nhiên, chính các đặc tính tự do và đa nguyên (nhưng lại thiếu dân chủ) của những tổ chức cách mạng không cộng sản đã khiến các lãnh tụ không thể kết hợp thành một lực lượng có đủ khả năng đối phó với đảng cộng sản về cơ sở lý thuyết và phương pháp hành động. Các lãnh tụ của hai đảng nòng cốt hồi đó là VNQDĐ và VNCMĐMH đều ở Trung Hoa đã quá lâu, khả năng và tầm nhìn chính trị rất giới hạn và lệ thuộc vào Trung Quốc, nên khi cơ hội đến tay thì chỉ biết trông cậy vào sự giúp đỡ của đám tướng lãnh tham nhũng Tiêu Văn và Lư Hán. Một thí dụ điển hình là Nguyễn Hải Thần, người được Quốc Dân Đảng Trung Hoa giúp cho về nước để lãnh đạo một nước Việt Nam không cộng sản. Mọi người Việt Nam yêu nước năm 1945 đều thất vọng đối với nhà cách mạng lão thành này qua hình ảnh của một ông già không nói rành tiếng Việt và bị đồn là hút thuốc phiện. Không còn mấy ai biết đến một Nguyễn Hải Thần anh dũng đã từng ám sát hụt Tòan Quyền Albert Sarraut bằng lựu đạn năm 1912. Trong khi đó, Hồ Chí Minh đã bôn ba nhiều nước trên thế giới, được huấn luyện ở Nga, tranh đấu lâu năm với các đảng Xã Hội và Cộng Sản Pháp, rồi lại đại diện cho Ban Phương Đông của Nga để tổ chức và phối hợp các họat động cộng sản ở Đông Nam Á và Trung Hoa, thường xuyên điều động các hoạt động ở Việt Nam và đã trở về nước lập cơ sở cho Mặt Trận Việt Minh từ năm 1941. Trong thời gian một năm ở Liễu Châu, từ sau khi được Trương Phát Khuê thả tự do cho đến ngày trở về Việt Nam nhân danh VNCMĐMH (tháng Chín năm 1944), Hồ Chí Minh lại thường lui tới Phòng Thông Tin Chiến Lược (OWI) của Hoa Kỳ để tham khảo sách báo và bắt liên lại với cơ quan tình báo OSS. Nhờ thành tích và kinh nghiệm quốc tế cùng với việc lấy được lòng tin của Trương Phát Khuê và móc nối được với OSS, Hồ Chí Minh đã có một lợi thế vượt xa các nhà cách mạng đương thời. Lực lượng quân sự của Việt Minh tuy chưa mạnh, nhưng có tổ chức, có kỷ luật, được hỗ trợ bởi các đòan thể quần chúng và nhất là được lãnh đạo bởi những đảng viên sẵn sàng sống chết với chủ nghĩa cộng sản. Sự so sánh trên đây cho thấy các lực lượng quốc gia có quá nhiều nhược điểm nên đã không thể giành được chính nghĩa và vai trò lãnh đạo nhân dân. Ưu điểm lớn nhất của Việt Minh là khả năng tuyên truyền và vận động quần chúng. Việt Minh đã khéo che đậy được lai lịch cộng sản dưới hình thức một mặt trận đoàn kết toàn dân với mục tiêu duy nhất là chống Pháp để đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc. Nhờ có thành tích chống cả Pháp lẫn Nhật, nhất là biết khai thác tối đa các quan hệ hợp tác với OSS, chủ thuyết Roosevelt và triển vọng hỗ trợ của Hoa Kỳ, Việt Minh đã dễ dàng đem lại cho mọi người niềm tin tưởng là có sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Đó cũng là một trong những lý do khiến chính phủ Trần Trọng Kim không dám chống lại Việt Minh và vua Bảo Đại sẵn sàng thoái vị. Hồ Chí Minh đã tự chứng tỏ là một lãnh tụ có tài tổ chức, một chính trị gia đầy mưu lược và một nhà ngoại giao uyển chuyển biết lợi dụng thời cơ nên đã tạo được cho mình hình ảnh của một nhà cách mạng suốt đời hy sinh cho đất nước. Vì thế, đa số dân chúng và nhiều trí thức yêu nước đã ủng hộ Mặt Trận Việt Minh. Ngay cả trong đảng phái hàng ngũ quốc gia cũng có một số người bị Việt Minh thuyết phục. Ưu điểm này đã giúp cho các nhà lãnh đạo cộng sản nắm được chính nghĩa và động viên được đại khối nhân dân trong suốt cuộc chiến tranh chống Pháp cho đến hoàn toàn thắng lợi.”[21] Cái gương thảm họa làm chính trị theo kế sách "há miệng chờ sung rụng" như Lê Chiêu Thống trông cậy vào nhà Thanh hồi năm 1788-1789, và cái gương của Đảng Ca-tô Việt Nam Quang Phục của các ông Cường Để và Ngô Đình Diệm trong những năm trong thời Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945) trông cậy vào người Nhật còn rành rành trong sách sử và còn rõ mồn một trong trí nhớ người dân. Ấy thế mà hai đảng Việt Quốc và Việt Cách vẫn không học được. TẠI SAO lại như vậy? Lời giải thích thích hợp nhất cho thắc mắc này là các thành phần lãnh đạo và đảng viên của hai đảng này đều: 1.- Nặng lòng vị kỷ, háo danh và thèm khát quyền lực, chỉ biết tranh đấu cho quyền lực và địa vị của cá nhân và phe đảng của họ. Lê Chiêu Thống chỉ có mục đích duy nhất là tranh đấu cho ngôi vua của ông ta. Cường Để và Ngô Đình Diệm thì có mục đích duy nhất là tranh đấu để giành lại ngai vàng từ trong tay dòng vua Minh Mạng mà vào thời điểm lúc đó đang nằm trong tay Bảo Đại và cũng là tranh đấu cho quyền lực của Giáo Hội La Mã. 2.- Vì dốt nát về lịch sử thế giới, lại dốt luôn cả về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, cho nên họ mới không rút được những kinh nghiệm xương máu từ những bài học của tiền nhân, cho nên họ mới làm chính trị theo kế sách "há miệng chờ sung rụng" của Lê Chiêu Thống và của mấy tên Ca-tô vong bản phản dân tộc như Cường Để và Ngô Đình Diệm trông cậy vào người Nhật với hy vọng sẽ được họ cho nhẩy lên bàn độc để thỏa mãn khát vọng quyền lực cá nhân của họ. Cũng may là Lê Chiêu Thống, Việt Nam Quang Phục của Cường Để và Ngô Đình Diệm, Việt Quốc, Việt Cách và Đại Việt đều thất bại. Nếu họ thành công, thì chắc chắn là dân tộc và tổ quốc Việt Nam lại rơi vào cái cảnh "tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa" và lịch sử sẽ kết án bọn người này vì quyền lợi riêng mà đã "rước voi về giày mã tổ". Cái gương của tên bạo chúa phản thần Ngô Đình Diệm thành công trong việc rước hai con voi Vatican và Hoa Kỳ về thay thế cho Liên Minh Pháp - Vatican để tiếp tục giày mả tổ Việt Nam trong những năm 1954-1975 là bằng chứng rõ ràng nhất cho sự kiện này. Chính vì thế mà sách sử mới khẳng định rằng Ngô Đình Diệm là một trong số 100 tên bạo chúa độc ác trong lịch sử nhân loại.[22] CHÚ THÍCH [1] Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945 (Montreuil, Pháp: L’ Insomniaque, 2000), tr. 292-293. [2] Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002), tr. 2076. [3] Nghiêm Kế Tổ, Việt Nam Máu Lửa (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1989), tr. 89. [4] Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Cộng Giáo – Phần Nhì (Sàigòn: Chân lý, 1972), tr. 165. [5] Trần Chung Ngọc, Đức Tin Công Giáo (Garden Groive, CA: Giao Điểm, 2000), 287. [6] Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr.92. [7]Trần Chung Ngọc, Sđd., tr. 287. [8] Trần Chung Ngọc, Sđd., 292. [9] Trần Chung Ngọc, Sđd., tr. 192. [10] Trần Chung Ngọc, Sđd., tr. 300. [11] (J.E. Boshier, The French Revolution (New York: W. W Norton & Company, 1988), p 155. [12] ( Nhiều tác giả, Sđd., tr. 242-245). [13] Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư (Houston, TX: Văn Hóa, 2000 ) tr. 340-341. [14] Bernard B. Fall, The Two Viet Nams (New York: Frederick A. Praeger, 1964), pp. 63-64. [15] Võ Nguyên Giáp, Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 2001), tr. 31. [16] Võ Nguyên Giáp, Sđd., tr. 32-34 . [17] Hoàng Cơ Thụy, Sđd., tr. 2029. [18] Hoàng Cơ Thụy, Sđd., tr. 1964. [19] Hoàng Cơ Thụy, Sđd., tr. 1964. [20] Nguồn: Tạp Chí Cách Mạng Số 52 Của Đại Việt Cách Mạng Đảng (www.daiviet.org) Ngày 29/6/2006. [21] Lê Xuân Khoa, Việt Nam 1945-1995 - Tập I (Bethesda, MD, Tiên Rồng, 2004)., tr. 71-74. [22] Nigel Cawthorne, Tyrants History's 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), pp. 167-168. |
Trang Nguyễn Mạnh Quang |
Từ khóa » Việt Quốc Và Việt Cách
-
Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội - Wikipedia
-
Việt Nam Quốc Dân Đảng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Việt Quốc, Việt Cách Là Tay Sai Của Ai - Học Tốt
-
Việc Xây Dựng Và Củng Cố Chính Quyền Sau Cách Mạng Tháng Tám ...
-
Hồ Chí Minh Với Sách Lược "Hòa để Tiến"
-
Chính Sách “Chiêu Hiền đãi Sĩ” Của Hồ Chí Minh Và Chế độ Mới Sau ...
-
Cách Mạng Thánh Tám Năm 1945 Và Cuộc đấu Tranh Chống
-
TỔNG TUYỂN CỬ VÀ QUỐC HỘI ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM
-
[PDF] Chính Quyền Cách Mạng 1945 - 1946 Bài Học Về Sự đoàn Kết Dân Tộc
-
Bổ Sung 70 đại Biểu Vào Quốc Hội Khóa I - Một Quyết định "khác ...
-
Tổ Chức Bầu Cử Quốc Hội (khóa I) - TỈNH CÀ MAU
-
Sách Lược Hòa Hoãn, Nhân Nhượng Với Kẻ Thù Trong Giai đoạn (1945
-
Chỉ Thị Kháng Chiến Kiến Quốc Của Đảng Ngày 25/11/1945