Chấn Thương Cổ Chân ** [178 Cases]

I. Giải phẫu

  Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh   NỘI DUNG WEB » 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh » X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI » 25.000 Hình ảnh case lâm sàng   ĐỐI TƯỢNG » Kỹ thuật viên CĐHA » Sinh viên Y đa khoa » Bác sĩ khối lâm sàng » Bác sĩ chuyên khoa CĐHA   Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !   Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!

Đăng nhập tài khoảnTên đăng nhập | EmailMật khẩu Lưu tài khoản Thành viên mới ⇒ Đăng ký ↵

Chú thích: 1. Thân xương chày; 2. Hành xương chày; 4. Mắt cá trong; 6. Diện khớp dưới; 7. Thân xương mác; 8. Hành xương mác; 9. Mắt cá ngoài; 10. Ròng rọc xương sên; 11. Xương sên; 12. Cổ xương sên; 13. Chỏm xương sên; 14. Mỏm sau xương sên; 15. Thân xương gót; 16. Lồi củ xương gót; 18. Xương ghe; 19. Xương hộp; 23. Lồi củ xương bàn V; 24. Diện khớp xương sên; 25. Khuyết mác; 27. Khớp cổ chân ngang; 30. Gân Achilles.

[gallery columns="2" link="file" ids="30874,30875"]

Chú thích: 1. Thân xương chày; 2. Hành xương chày; 4. Mắt cá trong; 6. Diện khớp dưới; 7. Thân xương mác; 8. Hành xương mác; 9. Mắt cá ngoài; 10. Ròng rọc xương sên; 11. Xương sên; 12. Cổ xương sên; 13. Chỏm xương sên; 14. Mỏm sau xương sên; 15. Thân xương gót; 16. Lồi củ xương gót; 18. Xương ghe; 19. Xương hộp; 23. Lồi củ xương bàn V; 24. Diện khớp xương sên; 25. Khuyết mác; 27. Khớp cổ chân ngang; 30. Gân Achilles.

[gallery columns="2" link="file" ids="30876,30877"]

Chú thích: 1. Thân xương chày; 2. Hành xương chày; 4. Mắt cá trong; 6. Diện khớp dưới; 7. Thân xương mác; 8. Hành xương mác; 9. Mắt cá ngoài; 10. Ròng rọc xương sên; 11. Xương sên; 12. Cổ xương sên; 13. Chỏm xương sên; 14. Mỏm sau xương sên; 15. Thân xương gót; 16. Lồi củ xương gót; 18. Xương ghe; 19. Xương hộp; 23. Lồi củ xương bàn V; 24. Diện khớp xương sên; 25. Khuyết mác; 27. Khớp cổ chân ngang; 30. Gân Achilles.

II. Vỡ xương gót

* Đại cương

– Gãy xương gót gặp khoảng 2% trong số các loại gãy xương nói chung và 60% trong số các gãy xương vùng cổ chân. – Nguyên nhân thường do ngã cao, 10-30% gặp các tổn thương phối hợp như chấn thương cột sống, gãy xương chậu, cẳng chân… – Xương gót là xương lớn nhất cổ chân, có mặt khớp ở nửa trước, phía trên. Ở cuối nửa sau có lồi củ xương gót là nơi bám tận của gân Achille.

* Cơ chế chấn thương

– Nén trục dọc: ngã cao là cơ chế của hầu hết các chấn thương xương gót phạm khớp. Gãy xương gót xuất hiện do lực nén từ xương sên xuống xương gót. – Lực xoắn: có thể đi kèm với gãy xương gót ngoài khớp trong gãy mỏm trước, mỏm giữa, mỏm chân đế sên. Ở những bệnh nhân tiểu đường, có sự gia tăng tỷ lệ gãy lồi củ xương gót do cơ chế giật gân Achilles.

* Phân loại

– Gãy ngoài khớp (25-30%): + Gãy mỏm phía trước + Gãy lồi củ xương gót + Gãy mỏm trong + Gãy thân xương gót không liên quan đến diện khớp xương sên.

– Gãy nội khớp (70-75%) + Phân loại Essex Lopretti 1952: + Gãy kiểu lưỡi: đường gãy phụ xuất hiện bên dưới mấu khớp đi ra phía sau qua lồi củ xương gót. + Gãy lún: đường gãy phụ đi ra ngay phía sau mấu khớp sau.

* Chẩn đoán x-quang

– Tư thế thẳng: mất tính liên tục của vỏ xương, thay đổi trục của xương.

[gallery link="file" ids="147250,38437,38439,38438,147251,180467"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="123781,123782,123783"]

– Tư thế nghiêng: Đánh giá theo góc Bohler được lấy tên của Lorenz Böhler(15/1/1885 – 20/1/1973). Góc Bohler được tạo bởi 2 đường thẳng tiếp tuyến từ đỉnh đĩa gót đến đỉnh mặt trước và đỉnh sau xương gót. Trên phim nghiêng, đo góc giữa 3 lồi củ (trước-giữa-sau) cho ta góc Bohler, bình thường là 20-40 độ.

[gallery link="file" columns="5" ids="38367,171667,38366,18141,154982"]

– Góc Bohler < 20 độ: cơ chế gãy lún. Dồn lực toàn thân xuống xương sên và xương gót trong ngã từ trên cao và tiếp đất bằng xương gót, thường đi kèm chấn thương các xương cột sống do xương gót chịu lực trực tiếp và thân mình hứng gia tốc theo chiều thẳng đứng. – Góc Bohler trong khoảng bình thường cũng không loại trừ gãy xương gót không do gãy lún như trong va đập, yếu xương hay mòn xương (gãy ngoài bao khớp).

[gallery link="file" columns="4" ids="147253,38365,18143,38368,147367,154983,155764,180469"]

– Góc Gissane: + Góc Gissane được đo bằng cách vẽ các đường dọc theo bề mặt trên của mỏm trước và mỏm sau của xương gót, cắt gặp nhau tại rãnh xương gót. + Góc Gissane bình thường thường < 130° (120°-145°). Có sự biến đổi khá rộng về kích thước của góc giữa các cá nhân, nhưng có sự khác biệt tương đối ít giữa chân trái và chân phải của từng bệnh nhân. + Góc Gissane, cùng với góc Böhler, được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của gãy xương gót. Mục tiêu của điều trị phẫu thuật là khôi phục các góc này về giá trị bình thường. Tuy nhiên, góc Gissane ít hữu ích hơn góc Böhler, do đó ít được sử dụng hơn.

[gallery link="file" ids="180459,180457,180458"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="180465,180461,180462"]

* Một số dạng gãy

– Gãy giật lồi củ xương gót (Calcaneal tuberosity avulsion): + Gãy bong điểm bám lồi củ xương gót hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 3% tổng số các trường hợp gãy xương gót. Những gãy xương này thường xảy ra do ngã trong tư thế bàn chân gập xuống, quá duỗi cổ chân, hoặc co cơ đột ngột khi bàn chân cố định trên mặt đất. + Mảnh xương bị di lệch lên trên do gân Achilles kéo. Chấn thương này thường liên quan tới bệnh nhân tiểu đường, liên quan đến thưa xương.

[gallery columns="5" link="file" ids="18148,173716,18147,18146,18145"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="2" ids="87583,87584"] [playlist type="video" ids="87585"]

– Gãy xương của người tình (Lover’s fracture): + Còn được gọi là gãy xương Don Juan hoặc gãy xương Casanova. Đây là những gãy xương của thân xương gót và có thể là nội khớp hoặc ngoại khớp. + Tên gọi ‘gãy xương của người tình’ bắt nguồn từ thực tế rằng một người tình có thể nhảy từ độ cao lớn khi cố gắng trốn thoát khỏi vợ/chồng của người yêu. Có một mối liên hệ quan trọng giữa gãy xương của người tình và gãy cột sống thắt lưng. + Cơ chế dồn lực xuống xương gót theo tục dọc do ngã hoặc nhảy cao.

[gallery link="file" ids="18149,18150,18151"]

– Gãy xương do mệt mỏi (Stress fracture): + Gãy xương mệt mỏi hay gãy vi chấn (Stress fracture) là một chấn thương do chịu lực quá mức. Xương không ngừng sửa chữa và tự phục hồi. Sự mất cân bằng hoạt động giữa tế bào hủy xương và tạo xương => gãy xương mệt mỏi xuất hiện. Cơ bắp cũng đóng vai trò trong sự xuất hiện của gãy xương mệt mỏi. Các xương không được tạo ra để chịu quá nhiều lực và cơ bắp hoạt động như 1 tấm đệm giảm xóc => khi các cơ trở lên mệt mỏi và ngừng đệm => tất cả lực dồn đến xương. + Gãy xương mệt mỏi thường xảy ra sau một sự đổi mới chế độ luyện tập đã diễn ra (vận động viên thay đổi chế độ luyện tập) hoặc chịu 1 cường độ lực trong thời gia kéo dài (người lao động, đi giày mới) hoặc những người ít vận động đột nhiên thay đổi chế độ vận động. + Vị trí thường gặp ở các xương chịu lực chi dưới: xương đùi, xương cẳng chân, xương bàn chân.

[gallery columns="6" link="file" ids="155766,18153,18154,18155,18156,18157"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="89705,89707,89706,89708"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="113176,113177,113178,113179,113180"]

III. Vỡ xương sên

– Xương sên là một trong những xương quan trọng nhất của bàn chân, chịu lực phân bố của cơ thể. Gãy xương sên là loại gãy phổ biến thứ 2 ở cổ chân. Xương sên không có cơ hay gân bám vào. 60% bề mặt xương sên có sụn che phủ. Khi xương sên gãy, mạch máu nuôi dễ tổn thương => di chứng nặng. – Cơ chế gãy xương sên: phần trước bàn chân duỗi quá mức. Ví dụ: đạp phanh khi có tai nạn. – Gãy xương xương sên là một chấn thương hiếm gặp, chiếm dưới 5% tổng số gãy xương bàn chân. – Vị trí tổn thương: + Gãy đầu xương sên (5%) + Gãy cổ xương sên (30-50%) + Gãy thân xương sên (61%)

1. Gãy đầu xương sên

– Gãy chỏm xương sên là những gãy xương hiếm gặp, chiếm 5% gãy xương sên. – Gãy chỏm xương sên gần như luôn đi kèm với các gãy xương khác ở bàn chân, thường là với trật khớp quanh xương sên và/hoặc chấn thương Chopart. – Bốn loại gãy xương sên được mô tả: + Gãy nén/ép, thường với sự vụn nát đáng kể + Gãy ngang hoàn toàn + Gãy cắt + Gãy giật – Đặc điểm hình ảnh: + Gãy xương tại bề mặt khớp của xương sên – xương ghe + Thường đi kèm với trật khớp sên-ghe + Thường đi kèm với các gãy xương khác ở giữa bàn chân

2. Gãy cổ xương sên

– Gãy cổ xương sên kéo dài qua phần mỏng nhất của xương sên, ngay gần đầu xương sên. – Những gãy xương này thường liên quan đến trật khớp dưới xương sên và/hoặc gãy thân sau – Phân loại (Hawkins) + Loại I: gãy cổ không di lệch. Loại này có 0-15% nguy cơ hoại tử vô mạch. + Loại II: gãy cổ di lệch + trật một phần hay hoàn toàn khớp sên gót, khớp chày sên bình thường. Loại này có 20-50% nguy cơ hoại tử vô mạch. + Loại III: gãy cổ di lệch + trật thân xương sên ra ngoài khớp chày sên, gót sên. Loại này có gần 100% nguy cơ hoại tử vô mạch. + Loại IV (Canale và Kelly): hiếm gặp, tổn thương loại III + trật khớp hoặc bán trật đầu xương sên khỏi khớp sên ghe. Loại ngày 100% nguy cơ hoại tử vô mạch. Hiếm gặp, không có trong phân loại Hawkins ban đầu nhưng được thêm vào bởi Canale và Kelly.

[gallery link="file" columns="4" ids="89836,174318,89837,174319,89838,174320,89839,174321"]

– Đặc điểm hình ảnh: + Đường gãy vuông góc với trục dài của xương sên + Trước mỏm bên của xương sên + Gãy không di lệch khó phát hiện + Gãy di lệch gợi ý sự gián đoạn của khớp sau dưới => Đánh giá sự mất song song của bề mặt khớp + Thân xương sên thường xoay so với mắt cá chân

[gallery link="file" ids="180421,180422,180423"]

3. Gãy thân xương sên

– Gãy thân xương sên được chia thành: + Gãy xương sụn vòm xương sên, thường gãy nén (26%). + Gãy mỏm sau xương sên (21%). + Gãy mỏm bên xương sên (24%). Gãy mỏm bên và gãy mỏm sau thường xảy ra cùng nhau – Gãy nén vòm xương sên có tỷ lệ bỏ sót cao nhất. Khó phân biệt gãy thân xương sên với gãy cổ xương sên trên hình ảnh X-quang. – Gãy thân xương sên chiếm 61% tổng số gãy xương sên, thường là gãy vụn (62%). – Gãy thân xương thường kéo dài đến vòm xương sên hoặc khớp sau dưới. – Đánh giá hình ảnh X-quang để tìm: + Sự gián đoạn của vỏ xương thân xương sên + Sự kéo dài của gãy xương đến các bề mặt khớp + Sự đồng nhất của bề mặt khớp: khớp xương sên-xương ghe, vòm xương sên, mỏm bên với góc Gissane – Gãy mỏm bên: + Mảnh xương rách bên ngoài mỏm + Sưng mô mềm dưới đầu xương mác

[gallery columns="5" link="file" ids="147260,180430,173564,146874,147257,147258,169639,169638,66834,66835,66836,66837,180431,180432"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="73694,73691,73692"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="89692,89694,89693"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" ids="172296,172297,172298"]

4. Viêm xương sụn bóc tách

– Viêm xương sụn bóc tách “Osteochondritis Dissecans (OCD)” là một bệnh của khớp xương. Trong đó, các đường rạn vỡ xảy ra tại lớp sụn khớp và trong lớp xương mỏng dưới sụn, kết quả là hình thành một mảnh rời của lớp sụn – xương này và sẽ bong ra khỏi đầu xương. Nguyên nhân chính của bệnh được cho là do thiếu máu trong lớp xương dưới sụn dẫn đến hoại tử vô mạch. – Viêm sụn – xương bóc tách gặp nhiều nhất ở người trẻ, nhất là sau một chấn thương khớp. Thường gặp nhất là ở đầu gối, tuy nhiên có thể gặp ở các khớp khác như khớp cổ chân và khớp khuỷu. – Nếu mảnh sụn-xương bong ra vẫn dính chặt với đầu xương, đặc biệt ở những người đang độ tuổi xương phát triển mạnh, người bệnh vẫn có thể không có hay chỉ có ít triệu chứng và tổn thương có thể tự lành. Vùng tổn thương dễ có xu hướng tách rời khỏi lớp sụn-xương. – Chỉ định phẫu thuật được đặt ra khi mảnh rời di chuyển tự do trong khớp hoặc gây kẹt khớp hay khi người bệnh bị đau liên tục và vận động khớp rất hạn chế.

IV. Gãy xương ghe

1. Đại cương

– Gãy xương xương ghe, cùng với gãy xương hộp, là những loại gãy xương giữa bàn chân phổ biến nhất. – Chiếm khoảng 5% tổng số các trường hợp gãy xương bàn chân và 35% trường hợp gãy xương giữa bàn chân. – Lâm sàng: có thể xuất hiện với đau, sưng hoặc tụ máu trực tiếp ở phần giữa bàn chân. Gãy xương do căng thẳng (stress fracture) ở các vận động viên và công nhân xây dựng có thể xuất hiện với đau mơ hồ và sưng ở phần giữa bàn chân, tình trạng này trở nên tồi tệ hơn khi tập thể dục. – Cơ chế chấn thương: + Chấn thương do quá mức quá mức (thường gặp ở các vận động viên). + Chấn thương cấp tính lực tác động mạnh khi đầu xương sên va chạm vào phần lõm của xương thuyền. – Phân loại (Sangeorzan): + Loại I: đường gãy nằm trong mặt phẳng đứng ngang, và không có sự di lệch của bàn chân trước. + Loại II: đường gãy từ mặt lưng-bên đến mặt gan chân-trong và bàn chân trước bị lệch vào trong. + Loại III: có gãy vụn trong mặt phẳng đứng dọc và bàn chân trước bị lệch ra ngoài.

2. Đặc điểm hình ảnh

– Chụp X-quang có thể bỏ sót 40% các trường hợp gãy xương thuyền. – Gãy củ xương ghe: quan sát rõ nhất trên phim chụp tư thế thẳng trước sau (AP) và chếch trong. Do bong điểm bám gân gân cơ chày sau. Cũng liên quan đến chấn thương nghiền nát khớp gót-hộp. –Gãy thân xương ghe: thường xảy ra ở cả mặt phẳng đứng dọc và ngang. Thường liên quan đến các chấn thương khác ở giữa bàn chân. Làm phẳng đường viền xương ghe có thể là dấu hiệu duy nhất trên phim X-quang. Gãy ngang qua thân xương có thể nhìn thấy trên phim nghiêng. Bong điểm bám gân phía lưng: bong điểm bám gân dây chằng sên-ghe phía lưng. – Gãy xương do căng thẳng (stress fracture): gãy xương dọc giữa xương ghe, không hoàn toàn hoặc hoàn toàn, có thể thấy trên phim chụp tư thế thẳng. Độ nhạy của chụp X-quang là 33%. Phát hiện phổ biến nhất trên phim X-quang là xơ hóa xương ghe không rõ ràng. Khuyến nghị chụp cộng hưởng từ để phát hiện ở các vận động viên có đau nhức giữa bàn chân liên quan đến tập luyện. – Trật khớp xương ghe: mất sự đồng nhất giữa đầu xương sên và xương ghe.

[gallery link="file" columns="4" ids="180487,180488,180489,123791,123790,155768,123792,123793,123794,180491,180492,180493"]

V. Gãy xương hộp

– Gãy xương xương hộp (Cuboid Fracture) là một loại gãy xương ở phần ngoài của bàn chân, nằm giữa xương gót và xương bàn chân thứ tư và thứ năm. – 70% các trường hợp gãy xương hộp có thể bị bỏ sót ban đầu trên phim X-quang. – Hình ảnh gián đoạn vỏ xương, hình thái xương bất thường. – Trật khớp gót-hộp: + Trật khớp gần như luôn liên quan đến gãy xương hoặc trật khớp sên-ghe. + Khớp gót-hộp thường di lệch.

[gallery link="file" ids="180497,180498,180499,123797,123798,123799"]

VI. Gãy xương chêm

– Gãy xương chêm đơn độc thực sự rất hiếm, chỉ chiếm 1,7% tổng số các trường hợp gãy xương giữa bàn chân. phần lớn các trường hợp gãy xương chêm xảy ra kết hợp với các trường hợp gãy-trật khớp khác ở giữa bàn chân. Khi kết hợp với các gãy xương khác, xương chêm trong thường bị gãy hơn so với xương chêm giữa hoặc xương chêm ngoài.

[gallery link="file" ids="180513,180514,180515"]

VII. Gãy mắt cá

1. Đại cương

– Gãy xương mắt cá chân chiếm khoảng 10% tổng số gãy xương gặp phải trong chấn thương, chỉ đứng sau gãy xương đùi gần ở chi dưới. – Chấn thương mắt cá chân đóng vai trò quan trọng trong suy giảm chức năng sau đa chấn thương hoặc chấn thương nhiều vùng, do đó cần đánh giá chi tiết. – Gãy đầu dưới xương chày và xương mác được chia thành: + Gãy xương Pilon: gãy mặt khớp xương chày do lực nén trục. + Gãy xương mắt cá: do lực cắt hoặc lực xoắn.

2. Phân loại

* Phân loại Danis Weber

– Loại A: + Do cổ chân bị khép và bàn chân xoay trong. + Dưới mức của khớp chày-mác + Thường gãy ngang mắt cá ngoài tại ngang hay dưới trần xương sên + Khớp chày-xương mác còn nguyên vẹn + Dây chằng tam giác còn nguyên vẹn. + Có thể kèm theo gãy chéo mắt cá trong.

[gallery link="file" ids="18338,18339,18340,127735,127736,180379"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="114931,114932,114933"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="114935,114936,114937"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" ids="114941,114942,114943"]

– Loại B: + Do cổ chân bị dạng và bàn chân xoay ngoài. + Gãy chéo mắt cá ngoài do lực nén + Lực kéo có thể làm rách dây chằng chày mác dưới gây gãy mắt cá trong hay rách dây chằng Delta. + Thường là gãy xoắn + Khớp chày-mác thường còn nguyên vẹn, nhưng sự mở rộng của khớp chày-mác. + Xương mắt cá trong có thể bị gãy + Dây chằng tam giác có thể bị rách, được chỉ ra bởi sự mở rộng của không gian giữa xương mắt cá trong và vòm xương sên.

[gallery link="file" columns="4" ids="18347,18349,18350,18351,18352,114947,180380"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="114948,114949,114950"]

– Loại C: + Trên mức độ của khớp chày-mác. + Mở rộng khớp chày mác. + Gãy xương mắt cá trong hoặc chấn thương dây chằng tam giác thường hiện diện. + Các gãy xương Weber C có thể được phân loại thêm như sau: C1: Gãy thân xương mác, đơn giản ; C2: Gãy thân xương mác, phức tạp ; C3: Gãy đầu gần xương mác + Gãy xương có thể xuất hiện gần như ở mức độ cổ xương mác và không được nhìn thấy trên phim chụp mắt cá chân. + Không ổn định: thường cần phẫu thuật mở và cố định bên trong.

[gallery link="file" columns="5" ids="127738,127739,127740,127741,127742,180382,180383,18359,18366,18367"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="114952,114953,114954"]

* Phân loại Lauge Hansen

– Loại 1: gãy ngửa xoay ngoài, cổ chân bị vẹo xoay ngoài gây gãy chéo đầu dưới xương mác, rách dây chằng Delta ở mắt cá trong hay gãy ngang mắt cá trong. – Loại 2: gãy ngửa khép cổ chân bị vẹo vào trong làm gãy ngang đầu dưới xương mác và gãy chéo, đứng dọc ở mắt cá trong. – Loại 3: sấp dạng gãy ngang mắt cá trong và gãy chéo xoắn mắt cá ngoài, tại đây đường gãy gần như nằm ngang. – Loại 4: sấp xoay ngoài, dây chằng mắt cá trong bị rách hay gãy mắt cá trong kèm gãy chéo xoắn xương mác ở trên khớp cổ chân.

3. Gãy Dupuytren

– Gãy Dupuytren là một dạng gãy xương vùng cổ chân, được Baron Dupuytren mô tả năm 1832, với tổn thương đặc trưng là gãy mắt cá trong, gãy xương mác 1/3 dưới, đứt dây chằng chày mác dưới, doãng mộng chày mác và bán trật khớp chày sên ra ngoài. Sau này, Weber, Lauge – Hansen cũng đã mô tả loại gãy này và đưa ra phân loại A, B, C. – Hiện nay gãy Dupuytren được mô tả với các tổn thương: + Gãy mắt cá trong hoặc đứt dây chằng chày sên. + Gãy 1/3 dưới xương mác hoặc gãy đầu dưới xương mác ngang khớp chày mác dưới. + Đứt dây chằng chày mác dưới, trật khớp chày mác dưới, doãn mộng chày mác. + Bán trật khớp chày sên ra ngoài.

VIII. 1 số loại gãy

* Gãy Tillaux

– Được đặt theo tên của Paul Jules Tillaux , bác sĩ phẫu thuật và nhà giải phẫu người Pháp (1834-1904). – Là loại gãy đầu dưới xương chày phía trước-ngoài, thuộc loại Salter-Harris 3 – đường gãy chạy từ bề mặt khớp chày-sên qua sụn tiếp hợp. – Thường gãy xảy ra ở thời điểm sụn tiếp hợp bắt đầu đóng, nên hiếm khi kịp phát sinh rối loạn tăng trưởng.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="114964,114965,114966"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="114967,114968,114969"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="114972,114973,114974,114975"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" ids="114976,114977,114978"]

=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="4" ids="114980,114981,114982,114983"]

* Gãy 3 mặt phẳng 

– Gãy 3 mặt phẳng (Triplane fractures) là loại gãy Salter-Harris 4 – đường gãy từ bề mặt khớp qua sụn tiếp hợp tới hành xương. – Gồm nhiều kiểu gãy, thường phức tạp. Gãy 3 mặt phẳng bên trong thường gồm 2 hoặc 3 mảnh gãy.

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="114987,114989,114990,114991"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="114993,114994,114995,114996,114997,114998,114999,115000"]

IX. Trật khớp cổ chân

– Trật khớp chày sên – Trật khớp dưới sên (sên gót & sên ghe) – Trật cả 3 khớp xương sên

1. Trật khớp chày sên

* Phân loại – Trật khớp ra sau: Do lực tác động từ phía sau lên bàn chân – Trật khớp ra trước + Lực tác động từ phía sau lên xương chày, bàn chân ở vị trí cố định +Có thể gãy thân xương sên, bờ trước của xương chày – Trật khớp ra ngoài: phổ biến nhất + Ngã với bàn chân lật ra ngoài + Gãy xương mắt cá bên theo hướng đứng dọc + Gãy ngang xương mắt cá trong hoặc rách dây chằng delta – Trật khớp vào trong + Ngã với bàn chân lật vào trong + Gãy xương mắt cá trong theo hướng đứng dọc + Gãy ngang xương mắt cá bên hoặc rách dây chằng bên – Trật khớp lên trên + Xảy ra với chấn thương Pilon nghiêm trọng của đầu dưới xương chày. + Xương sên bị dịch chuyển lên trên vào xương chày bị gãy – Gãy xương trật khớp Bosworth: hiếm gặp, mảnh gãy của xương mác bị khóa phía sau xương chày

* Đặc điểm hình ảnh – Trật khớp chày-xương sên đơn lẻ mà không có gãy xương là rất hiếm gặp. – Sự không đồng nhất hoặc chồng lấn của vỏ xương chày và xương sên. – Dịch chuyển của xương sên so với xương chày: + Cạnh bên của thân xương sên nên thẳng hàng với khía xương mác của xương chày + Vòm của xương sên phải nằm ở trung tâm dưới xương chày – Khoảng cách rộng hơn của khớp chày-mác: phải thấy 1mm chồng lấn giữa xương chày và xương mác trên hình ảnh X-quang khớp. + Di lệch của xương mác so với xương chày trên hình ảnh X-quang tư thế nghiêng: cạnh sau của xương mác nên nằm ở cạnh sau của xương chày => Khó đánh giá nếu hình ảnh X-quang nghiêng bị xoay. – Có thể gãy xương mắt cá di lệch.

[gallery link="file" columns="4" ids="180403,115018,160564,160565,169645,169646,172887,180404,180405,180406,180407"]

2. Trật khớp dưới sên

– Trật khớp dưới xương sên là sự trật khớp đồng thời của khớp sên-ghe và khớp sên-gót, mà không có gãy xương chày-xương sên hoặc gãy cổ xương sên. – Chiếm 1-2% trong tổng số các trường hợp trật khớp.

* Phân loại: – Trật vào trong (75%)+ Lật trong của bàn chân gập lòng bàn chân, xoay ngoài của xương sên + Ban đầu rách dây chằng sên-ghe, sau đó rách dây chằng gian xương từ trước ra sau – Trật ra ngoài (15-20%)+ Lật ngoài của bàn chân gập phía mu, xoay ngoài của xương sên + Ban đầu rách dây chằng delta, sau đó là dây chằng gian xương và khớp xương sên-xương gót, sau đó rách dây chằng sên-ghe – Trật ra sau (2%): gập lòng bàn chân mạnh, trượt khớp sên-gót – Trật ra trước (1%): kéo ra trước trên bàn chân phía dưới cố định, trượt khớp sên-gót

* Đặc điểm hình ảnh: – Thường gặp trật vào trong. – Xoay xương sên so với xương gót. – Sự chồng chéo bất thường của xương sên và xương gót trên phim nghiêng. – Trật khớp sên-ghe hiếm khi xảy ra đơn độc, thường thấy các gãy xương và/hoặc trật khớp khác. Đôi khi liên quan đến toàn bộ khớp Chopart (khớp sên-ghe + khớp gót-hộp). – Trật 3 khớp xương sên: xương sên bị đẩy ra khỏi tất cả các khớp (khớp chày sên, khớp sên ghe và khớp dưới sên).

[gallery link="file" columns="4" ids="180439,180440,180441,180442"]

=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="115019,115020,115021,115022"]

=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" ids="115004,115005,115006"]

=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="5" ids="115010,115011,115012,115013,115014"]

=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" ids="180453,180450,180452"]

X. Chấn thương Chopart

– Chấn thương gãy-trật khớp Chopart được đặt tên theo Francois Chopart, một bác sĩ phẫu thuật người Pháp (1743-1795). – Tổn thương gãy xương và trật khớp khớp giữa bàn chân. + Bao gồm trật khớp: khớp gót-hộp ở mặt ngoài và khớp sên-ghe ở mặt trong bàn chân. + Gãy xương: xương gót, xương hộp, xương sên, xương ghe. – Bàn chân thường bị trật vào trong và lên trên khi bị gập lòng và lật vào trong, thường là do lực tác động mạnh, ví dụ như ngã từ độ cao hoặc va chạm giao thông.

[gallery columns="2" link="file" ids="18163,66847"]

Từ khóa » Giải Phẫu Xq Xương Cổ Chân