[Chân Trời Sáng Tạo] Giáo án địa Lí 6 Bài 4: Lược đồ Trí Nhớ

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 4: LƯỢC ĐỒ TRÍ NHỚ

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

Biết được thế nào là lược đồ trí nhớ.

Vẽ lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với mỗi HS.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Vẽ lược đồ trí nhớ về một số đối tượng địa lí thân quen.
  1. Phẩm chất

Thêm gắn bó với không gian địa lí thân quen, yêu trường lớp.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Một số dụng cụ đơn giản để vẽ lược đồ trí nhớ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều lúc các em sẽ gặp tình huống hỏi đường đi từ khách du lịch hoặc những người ở nơi khác đến. Vậy làm thế nào để các em có thể giúp họ đến đúng nơi mà họ muốn tới mà không phải trực tiếp dẫn họ đi ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi: Để giúp họ, em sẽ tưởng tưởng lại những địa điểm đi qua nơi họ muốn đến, địa điểm đặc trưng sau đó chỉ dẫn cho họ theo trí nhớ.

- GV dẫn dắt vấn đề: Khi các em có người từ nơi khác đến hỏi đường đi một nơi họ không quen thuộc các em sẽ nghĩ mội lúc, sau đó hướng dẫn họ tìm ra nơi cần đến. Một số em sẽ sử dụng các điểm mốc như trường học, cột đền giao thông, một số em sẽ sử dụng bảng tên đường, các ngã rẽ,.. để hưỡng dân. Các em có thể đưa ra được chỉ dẫn vì các em đã có lược đồ trí nhớ về khu vực đó. Sau bài học này, các em sẽ hiểu lược đồ trí nhớ là gì và em vẽ được lược đồ trí nhớ đề thể hiện các khu vực, đối tượng địa lí thân quen. Chúng ta cùng vào Bài 4: Lược đồ trí nhớ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Lược đồ trí nhớ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được lược đồ trí nhớ là gì, tác dụng của lược đồ trí nhớ trong cuộc sống.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- Gv yêu cầu HS đọc nội dung mục I Lược đồ trí nhớ SHS trang 123 và trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là lược đồ trí nhớ?

+ Lược đồ trí nhớ có tác dụng gì?

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc câu hỏi phần I SHS trang 123, các HS chú ý theo dõi: Em hãy đọc đoan văn sau và hoàn thành nhiệm vụ phía đưới:

Bằng xe máy, chứng tôi xuất phát từ Hà Nội đi về hướng nam đọc theo quốc lộ 1A. Dừng ở một trạm ven đường trong thành phố Phủ Lý (Hà Nam), sau đó chúng tôi tiếp tục đi chuyển. Sau hơn 3 giờ đồng hồ, chúng tôi đã có mặt ở thành phố Ninh Bình. Từ đây, theo đại lộ Tràng An về hướng tây khoảng 6 km, danh thắng Tràng An hiện lên trước mắt chúng tôi với khung cảnh thật đẹp.

Hãy vẽ lại hành trình của chuyến đi được mô tả trong đoạn văn trên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Lược đồ trí nhớ

- Lược đồ trí nhớ là hình ảnh về một địa điểm hoặc một khu vực cụ thể trong tâm trí của con người.

- Lược đồ trí nhớ có tác dụng:

+ Giúp chúng ta định hướng di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng cách vẽ phác họa tuyến đường đi.

+ Giúp chúng ta hiểu về thế giới xung quanh, sắp xếp không gian và thể hiện lại các đối tượng, phác hoa hinh ảnh của một địa điểm, một hành trình một vùng nào đó.

Hà Nội

Phủ Lý

Ninh Bình

Tràng An

- Hành trình của chuyến đi được mô tả trong đoạn văn:

Hoạt động 2: Vẽ lược đồ trí nhớ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được các bước để thực hiện vẽ lược đồ trí nhớ.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- Gv yêu cầu HS đọc nội dung mục II Vẽ lược đồ trí nhớ SHS trang 124 và trả lời câu hỏi:Em hãy nêu các bước để vẽ lược đồ trí nhớ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Vẽ lược đồ trí nhớ

- Các bước để vẽ lược đồ trí nhớ:

+ Hình dung: Nhớ lại và suy nghĩ về nơi mà em sẽ về lược đồ.

+ Sắp xếp không gian: Suy nghĩ về tất cả những hình ảnh em có về nơi đó và sắp xếp chúng lại với nhau trong tư duy của mình.

+ Vị trí bắt đầu: là địa điểm hoặc khu vực em chọn để vẽ lược đồ của mình. Nó có thể là nhà của em, trường học hoặc một địa điểm bất kì.

Từ khóa » Các Bước Vẽ Lược đồ Trí Nhớ