[Chân Trời Sáng Tạo] Giáo án Sinh Học 6 Bài 18: Thực Hành Quan Sát ...

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 18: THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO SINH VẬT

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Sau khi học xong bài này, HS:

  • Quan sát được tế bào lớn bằng mắt thường, tế bào nhỏ bằng kính lúp cầm tay và kinh hiển vi quang học
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cầu trong giờ thực hành;
  • Giao tiếp và hợp tác: Xác định được nội dụng hợp tác nhớm và thực hiện nhiệm vụ được phân công để thực hành quan sát tế bào sinh vật;
  • Giải quyết vấn để và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong các nhiệm vụ thực hành.

- Năng lực khoa học tự nhiên

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Củng cố kiến thức về hình dạng, cấu tạo tế bào thông qua kết quả thực hành quan sát tế bào
  • Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát được tế bào bằng mắt thường, bằng kính lúp cầm tay và đưới kính hiển vi.
  1. Phẩm chất
  • Thông qua hiểu biết về tế bào, hiểu về thiên nhiên, từ đó thêm yêu thiên nhiên
  • Trung thực trong quá trình thực hành, báo cáo kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • Máy chiếu, slide bào giảng, SGV,...
  • Dụng cụ thí nghiệm: kính lúp cầm tay, kính hiển vi quang học, đĩa kín đồng hồ, lam kính, lamen, pipette, kim mũi mac, panh, bình thủy tinh
  • Hóa chất: xanh, methylene, nước cất
  • Mẫu vật: trứng cá, củ hành tươi, ếch đồng sống

2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về tế bào, hiểu được sự lớn lên và sinh sản của tế bào. Những những kiến thức mà chúng ta tìm hiểu chỉ là lý thuyết. Bài học ngày hôm nay các em hãy vẫn dụng những kiến thức mà em đã học được để bước vào bài thực hành ngày hôm nay, bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

  1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Quan Sát các tế bào trứng cá bằng mắt thường và kính lúp

  1. Mục tiêu: HS lấy tế bào trứng cá quan sát bằng mắt thường và kính lúp cầm tay sau đó so sánh kết quả quan sát được.
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV GV định hướng để HS tự thực hiện thí nghiệm lấy trứng cá và quan sát bằng mắt thường và kính lúp cầm tay. GV có thể đặt một vài câu hỏi yêu cấu

Gv lưu ý cho HS chú ý khi thực hiện thí nghiệm như: Tại sao khi tách trứng cá chép cần nhẹ tay, không để kim mũi mác làm vỡ màng trứng? (Nếu mạnh tay sẽ làm vỡ màng trứng, khó quan sát)

Yêu cầu HS nhận xét kết quả quan sát tế bào trứng cá bảng mắt thường và kính lúp.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS Hoạt động theo nhóm, thực hiện theo trình tự GV yêu cầu

+ GV: quan sát và trợ giúp các nhóm.

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét HS hoạt động thực hành nhóm

2. Cách tiến hành

a. Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường và kính lúp

Bước 1: Dùng kim mũi mác tách trứng cá cho vào đĩa kính đồng hồ đã có sẵn vài giọt nước cất

Bước 2: Quan sát bằng mắt thường và kính lúp cầm tay

Bước 3: Vẽ tế bào quan sát được

Hoạt động 2: Quan sát tế bào biểu bì vảy hành bằng kính hiển vi quang học

  1. a) Mục tiêu: HS quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vì.
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

V hướng dẫn các bước thực hiện, sau đó cho HS tự thực hiện theo các bước hướng dẫn trong SGK, đồng thời hỗ trợ HS thêm các kĩ thuật giữa các bước như: Cách lấy tế bào biểu bì vảy hành, cách quan sát tiêu bản, cách điều chỉnh kính, vị trí đặt của mắt, ... Sau quá trình thực hành có thể hỏi HS các câu hỏi sau:

+ Tại sao cần tách lớp tế bào vảy hành thật mỏng khi làm tiêu bản?

+ Khi tiến hành bước đậy lamen để hoàn thành tiêu bản quan sát, em cần lưu ý điều gì?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS Hoạt động theo nhóm quan sát, thực hành

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS xung phong phát biểu, HS còn lại nghe nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

b. Quan sát tế bào biểu bì vảy hành bằng kính hiển vi quang học

+ Bước 1: Nhỏ 1 giọt nước cất lên lam kính

+ Bước 2: Dùng kim mũi mác bóc nhẹ lớp biểu bì vẩy hành

+ Bước 3: Đặt vảy hành đã bóc lên lam kính đã có giọt nước cất, đậy lamen

+ Bước 4: Quan sát dưới kính hiển vi với vật kính 10x, 40x, về tế bào quan sát được

- Biểu bì vảy hành gồm nhiều lớp tế bào xếp sít nhau, nếu không tách mỏng thì các lớp tế bào sẽ chồng lên nhau khó quan sát.

- Khi tiến hành bước đậy lamen để hoàn thành tiêu bản quan sát, em cần lưu ý:

+ Cần chú ý đậy nhẹ nhàng, tránh để bọt khí xuất hiện sẽ khó quan sát và nhận diện tế bào.

Hoạt động 3: Quan sát hình dạng tế bào biểu bì da ếch

  1. Mục tiêu: HS quan sát tế bào biểu bì da ếch dưới kính hiển vị.
  2. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Tương tự với hoạt động 2, ở hoạt động này, HS đã có kinh nghiệm quan sát tiêu bản hiển vi nên GV tập trung hướng dẫn HS làm tiêu bản biểu bì da ếch sao cho dễ quan sát. Hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi sau:

Lấy mẫu da ếch trong bình thuỷ tỉnh nhốt ếch như thế nào để dễ quan sát tế bào biểu bì da ếch?

Sau khi làm thí nghiệm quan sát tế bào biểu bì vảy hành và biểu bì da ếch, em hãy chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm lấy mẫu làm tiêu bản để quan sát rõ hình ảnh tế bào thực vật, tế bào động vật.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS độc thêm thông tin SGK sau đó thực hành theo hướng dẫn Gv

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV yêu cầu các thành viên có kết quả thực hành quan sát tốt chia sẻ kinh nghiệm với các bạn khác về kĩ thuật thực hiện ở các bước.

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

c. Quan sát hình dạng tế bào biểu bì da ếch

+ Bước 1: Dùng panh với vài mẩu da ếch tròng bình nhốt ếch cho vào đĩa kính đồng hồ

+ Bước 2: Nhỏ 1 giọt xanh methylene vào đĩa kính khổng lofoddax có sẵn mẫu da ếch để khoảng một đến hai phút

+ Bước 3: Nhỏ 1 giọt nước cất lên lam kinh

+ Bước 4: Dùng panh với mẩu da ếch đã nhuộm trải đều lên lam kính, đậy lamen. Dùng giấy thấm thấm nước tràn ra ngoài tiêu bản

+ Bước 5: Quan sát tiêu bản dưới kính hiểu vi với vật kính 10x. 40x và vẽ tế bào quan sát được

Từ khóa » Khi Quan Sát Tế Bào Thực Vật Cần Chú ý điều Gì để Quan Sát Tế Bào Tốt Nhất