Giải Bài Tập Sinh Học 6 - Bài 6: Quan Sát Tế Bào Thực Vật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 6
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 6
  • Giải Sinh Học Lớp 6 (Ngắn Gọn)
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 6
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6

Giải Bài Tập Sinh Học 6 – Bài 6: Quan sát tế bào thực vật giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài 1 (trang 22 sgk Sinh học 6): So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào biểu bì vảy hành và tế bào thịt quả cà chua chín

Lời giải:

    – Giống nhau:

      + Đều là tế bào thực vật.

    – Khác nhau:

      + Tế bào biểu bì vảy hành: hình đa giác xếp xít nhau, màu trắng.

      + Tế bào thịt quả cà chua chín: tế bào gần tròn, xếp rời rạc, màu hồng nhạt.

Bài 2 (trang 22 sgk Sinh học 6): Nhắc lại các bước tiến hành làm tiêu bản hiển vi tế bào thực vật.

Lời giải:

    + Các bước làm tiêu bản hiển vi tế bào vảy hành:

      – B1: Tách vảy hành, rạch một ô vuông kích thước 1/3 ×1/3 (cm) ở phía trong vảy hành, dùng kim mũi mác khẽ lột ô vuông bỏ vào đĩa đồng hồ có nước.

      – B2: Nhỏ 1 giọt nước vào lam kính sạch, đặt mặt ngoài của vảy hành vào mặt bản kính, lấy lá kính (lamen) đặt lên (để lamen hợp với lam kính tại vị trí tiêu bản một góc 45o, thả nhẹ nhàng để hạn chế bọt khí bên trong tiêu bản), thấm nước thừa.

      – B3: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính; điều chỉnh ốc to, ốc nhỏ, ốc vi chỉnh để quan sát rõ nét tiêu bản dưới kính hiển vi.

      – B4: Quan sát tiêu bản, chụp ảnh, vẽ hình.

    + Các bước làm tiêu bản thịt quả cà chua:

      – B1: Cắt đôi quả cà chua, dùng kim mũi mác gạt lấy một lớp mỏng thịt quả

      – B2: Nhỏ một giọt nước lên lam kính sạch, đưa đầu kim mũi mác vào giọt nước để các tế bào tan ra, lấy lamen đặt lên (để lamen hợp với lam kính tại vị trí tiêu bản một góc 45o, thả nhẹ nhàng để hạn chế bọt khí bên trong tiêu bản), thấm nước thừa.

      – B3: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính; điều chỉnh ốc to, ốc nhỏ, ốc vi chỉnh để quan sát rõ nét tiêu bản dưới kính hiển vi.

      – B4: Quan sát tiêu bản, chụp ảnh, vẽ hình.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 909

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Từ khóa » Khi Quan Sát Tế Bào Thực Vật Cần Chú ý điều Gì để Quan Sát Tế Bào Tốt Nhất