[Chân Trời Sáng Tạo] Giáo án Toán 2 Bài: Đề-xi-mét

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: ĐỀ - XI - MÉT

(2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết được đơn vị đo độ đài đề-xi-mét: tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết; độ lớn.

- Thực hiện được việc ước lượng và đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là đề-xi-mét trên một số đó vật quen thuộc như sách giáo khoa, bàn học, đồ dùng học tập (phạm vi 100 cm).

- So sánh độ dải của gang tay với l dm, 2 dm.

- Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị đề-xi-mét, xăng-ti-mét (trong phạm vị 100).

- Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị đề-xi-mét và xăng-ti-mét để chuyển đổi đơn vị đo.

- Thực hiện các phép tính cộng, trừ với các đơn vị đo độ dài đã học.

  1. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

  1. Phẩm chất:

- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Thước thẳng có vạch chia từng xăng-ti-mét (thước dài 15cm)

  1. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng - ti – mét (thước dài 15cm)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

* Tạo tình huống: nhu cầu xuất hiện đơn vị đo chuẩn

- GV phát cho các nhóm băng giấy có chiều dài 30cm, yêu cầu HS: nêu cách đo chiều dài băng giấy đã cho.

+ Dùng gang tay đo khoảng gần 3 gang tay —› sẽ không biết chính xác dài bao nhiên.

+ Dùng thước đo theo đơn vị xăng-ti-mét.

+ 15cm + l5 cm —› chưa học cách cộng có nhớ.

+ l0cm + 10cm + 10 cm = 30 cm —› cộng từng chục.

- GV nêu nhu cầu xuất hiện đơn vị đo rnới: Để đo được độ dài băng giấy, chúng ta phải thực hiện các phép cộng các số đo theo xăng-ti-mét, có khi gặp phải các phép cộng chưa biết cách thực hiện. Vậy phải sử dụng một đơn vị đo mới lớn hơn xăng-ti-mét để thuận tiện khi đo.

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS nhận biết được đơn vị đo độ dài (dm), dụng cụ đo độ dài và cách đo độ dài bằng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét.

Cách tiến hành:

Bước 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài (dm) và dụng cụ đo độ dài (thước thẳng của HS có vạch chia thành từng xăng – ti – mét)

- GV giới thiệu:

+ Tên gọi: Đơn vị đo mới chính là đê-xi-mét

+ Đê-xi-mét là một đơn vị đo độ dài (cả thế giới đều dùng).

- GV cho HS đọc lại nhiều lần

- GV giới thiệu kí hiệu của đê-xi-mét: viết tắt là dm, đọc là đê-xi-mét.

- GV yêu cầu HS thực hành làm bài tập 1: viết và đọc trên bảng có nền kẻ ô: 1 dòng dm, 2dm, 7m, 12dm

- GV yêu cầu HS vẽ hai đoạn thẳng 1 cm và 10 cm trên bảng con.

+ GV giới thiệu độ lớn của đề-xi-mét: 1 dm = 10 cm, 10 cm = l dm.

+ GV hướng dẫn HS

+ Dùng đầu bút chì kéo từ vạch 0 cm đến vạch 10 cm hoặc cho tay chạm trên đoạn thẳng 10 em vừa vẽ để cảm nhận độ lớn 1 dm, đọc 1 dm.

+ Đo độ dài viên phân nguyên đề cảm nhận độ lớn 1 đề-xi-mét gần bằng chiều dài viên phấn.

Bước 2: Giới thiệu cách đo độ dài bằng thước thẳng có vạch chia thành từng xăng – ti – mét

a) GV Giới thiệu cách đo trên một mẫu vật cụ thể (băng giấy ban đầu) trên bảng lớp. HS quan sát và thực hiện theo.

- GV giới thiệu cách đo:

+ Cầm thước: Các số ở phía trên.

Số 0 phía ngoài củng, bên trái.

+ Đặt thước: Vạch 0 của thước trùng với một đầu của băng giấy.

Mép thước sát mép (cần đo) của băng giấy

(luôn kiểm tra xem có đặt đứng thước theo hai yêu cầu trên không).

+ Đọc số đo: Đầu còn lại của băng giấy trùng vạch số 10 trên thước thì đọc số đo theo vạch đó (1 đề-xi-mét). Làm dấu tại vạch 10, tiếp tục nhắc thước lên và thực hiện tương tự đề có 2 đê-xi-mét. Và cuối cùng lần 3, HS đọc 3 đề-xi-mét.

+ Viết số đo: 3 dm.

b) Thực hành đo

* Đo gang tay và sử dụng ngôn ngữ diễn đạt

- GV hướng dẫn HS đặt gang tay lên thước thẳng để xác định “gang tay em dài bao nhiêu cm”

- GV yêu cầu HS xác định gang tay của mình so với l dm; 2 dm qua việc sử dụng cụm từ “dài hơn”, “ngắn hơn” hay “dải bằng”. HS nêu được lí do dựa vào mối quan hệ giữa đề-xi-mét và xăng-ti-mét.

* Ước lượng

- GV cho HS tập ước lượng chiều rộng và chiều dài quyển sách Toán 2 bằng mắt đề có kết luận:

+ Chiều rộng khoảng 2 dm.

+ Chiêu dài khoảng 2 dm.

- Sau khi ước lượng và ghi lại kết quả, GV yêu cầu HS dùng thước để kiểm tra tính chính xác khi ước lượng bằng mắt.

+ Nếu kết quả sai lệch nhiều quá thì cần cảm nhận lại độ lớn 1 dm qua hình ảnh chiều dài viên phấn để hướng dẫn ước lượng lại.

- GV lưu ý HS:

+ Kết quả ước lượng thường dùng từ “khoảng” (vì không biết có chính xác không).

+ Khi kiểm tra lại cần chú ý cách đặt thước.

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại kiến thức về đơn vị đo đề-xi-mét

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1

- GV gợi ý cho HS nhìn hình vẽ thước có vạch chia xăng-ti-mét trong SGK đề xác định kẹp giấy dài bao nhiêu xăng-ti-mét.

+ Với dụng cụ gọt bút chì gồm 2 kẹp giấy như thế thì dụng cụ độ dài bao nhiêu xăng-ti-mét.

+ Với cây bút chì có độ dài gồm 3 kẹp giấy như thế thì bút chì dài bao nhiên xăng-ti-mét.

- GV gọi 1 số HS đọc số đo của kẹp giấy, dụng cụ gọt bút chì và bút chì và giải thích kết quả

- GV nhận xét, tuyên dương các HS có câu trả lời đúng

- HS thảo luận nhóm

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe GV giới thiệu

- HS đọc: đề-xi-mét (nhiều lần)

- HS lắng nghe

- HS viết và đọc

- HS vẽ trên bảng con theo hướng dẫn của GV

- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS lắng nghe, quan sát và thực hiện theo giáo viên vào bảng con

- HS đo xác định gang tay của mình dài bao nhiêu cm rồi ghi vào bảng con.

- HS so gang tay của mình với 1dm; 2dm và giải thích lí do.

- HS ước lượng chiều dài và chiều rộng quyển sách Toán 2 bằng mắt.

- HS dùng thước đo để kiểm tra tính chính xác khi ước lượng bằng mắt

- HS lắng nghe và ghi nhớ

Từ khóa » Giáo án Bài Dm