Chân Vòng Kiềng, Chân Chữ X, Tật Bàn Chân Bẹt ở Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Khi trẻ lớn lên, bạn có thể thấy rằng sự phát triển của trẻ không hoàn toàn diễn ra theo một đường thẳng. Nhiều trẻ có biểu hiện bàn chân bẹt, chân vòng kiềng và khớp gối quay vào trong (chân chữ X)... trong những năm tuổi đầu tiên. Đây là những dị tật xương khớp thường gặp. Một số dị tật này sẽ tự hết mà không cần điều trị khi trẻ lớn lên. Một số khác tồn tại dai dẳng hoặc trở nên nặng hơn có thể liên quan với những chứng bệnh khác.
Chân vòng kiềng (chân chữ O)
Trẻ nhỏ thường bị chân vòng kiềng, tức là hai đầu gối xa nhau nhưng mắt cá chân lại sát nhau và ngón chân quặp (các ngón chân chĩa vào nhau). Hiện tượng này sẽ từ từ cải thiện. Chân sẽ thẳng lại, thường là sau 3 tuổi. Trừ một số bé có chân cong di truyền của cha mẹ.
(Ảnh minh họa)
Lời khuyên: nếu thấy con có chân vòng kiềng, hãy bình tĩnh đợi cho đến khi bé 4 - 6 tuổi, tuy nhiên nếu sau 3 tuổi mà chân của bé không bớt hoặc vòng kiềng nặng hơn thì nên tư vấn và khám với bác sĩ Nhi khoa.
Lưu ý: bế cắp nách không tạo nên chân vòng kiềng.
Chân hình chữ X (chữ chi)
Khi các bé bắt đầu tập đi, xương chày sẽ xoắn lại, hiện tượng xoắn xương chày sẽ tạo thành chân chữ chi nhẹ nhiều nhất vào năm 2 - 3 tuổi (đầu gối gần nhau nhưng hai mắt cá chân cách xa nhau). Sự cong vẹo này sẽ tự điều chỉnh ở tuổi thứ 10. Đai và giày điều chỉnh không có tác dụng hầu hết chân trẻ đều thẳng ở tuổi thiếu niên (13 - 17 tuổi).
(Ảnh minh họa)
Lời khuyên: khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Nhi nếu sau 11 tuổi chân chữ chi không bớt mà còn nặng hơn.
Tật bàn chân bẹt bẩm sinh
Là dị tật làm cho gan bàn chân phẳng và bàn chân mềm dẻo hơn bình thường. Có thể đơn độc hoặc phối hợp với các bệnh lí thần kinh cơ khác. Thường có tính chất di truyền.
Xử trí: đa số cần phải phẫu thuật, lứa tuổi phù hợp là 4 tuổi. Trước khi mổ có thể mang giày chỉnh hình có độn phần đế bên trong.
(Ảnh minh họa)
Lời khuyên: nếu nghi ngờ con có bàn chân bẹt, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ hoặc gọi bác sĩ trực tuyến để được tư vấn thêm.
Cách xử trí khi trẻ bị dị tật bàn chân
Cha mẹ nên tới gặp bác sĩ Nhi khoa hoặc khám từ xa nếu thấy trẻ có:
- Một chi bị cong vẹo nhiều hơn bên kia
- Cong vẹo chỉ một bên, bên kia bình thường
- Có chân vòng kiêng hoặc chữ chi kèm theo chiều cao rất kém so với tuổi.
BS Trần Văn Công
Phòng khám Victoria Healthcare
Từ khóa » Hình Chân Vòng Kiềng
-
7 Cách Khắc Phục Chân Vòng Kiềng Hiệu Quả Nhất - VIPTEEN
-
3 Dấu Hiệu Trẻ Bị Chân Vòng Kiềng Và Cách Kiểm Tra Chính Xác Nhất
-
Các Bài Tập Cho Người Có Chân Vòng Kiềng | Vinmec
-
Các Bài Tập Khắc Phục Chân Vòng Kiềng ở Người Lớn
-
Nguyên Nhân Bị Chân Vòng Kiềng Và Những điều Cha Mẹ Cần Lưu ý
-
10 Cách Chữa Chân Vòng Kiềng Cho Người Lớn Tại Nhà đơn Giản
-
Tất Tần Tật Cách Chữa Chân Vòng Kiềng ở Trẻ đơn Giản, Hiệu Quả
-
Chân Vòng Kiềng Có Chữa được Không, Chân Vòng Kiềng Mặc Gì đẹp ?
-
[Kèm Quà Tặng] Đai Chỉnh Hình Thằng Chân Vòng Kiềng Pretty
-
Vật Lý Trị Liệu Chân Vòng Kiềng Và Thông Tin Cần Biết
-
Chân Vòng Kiềng Có Chữa được Không, Ai Bị Nhất định Phải Xem Ngay
-
Nẹp Chân Vòng Kiềng Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Các Phương Pháp Nắn Chỉnh Chân Vòng Kiềng - Khỏe đẹp - Zing