Tất Tần Tật Cách Chữa Chân Vòng Kiềng ở Trẻ đơn Giản, Hiệu Quả

Chân vòng kiềng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu bị chân vòng kiềng, hầu hết cha mẹ đều không khỏi lo lắng, muốn tìm cách chữa đơn giản, hiệu quả cho trẻ. 

Gõ từ khóa “chân vòng kiềng” lên các trang tìm kiếm, bạn có thể sẽ hoa mắt với hàng trăm bài viết về chủ đề này. Lướt sơ qua vài trang, hẳn bạn sẽ thấy mơ hồ bởi có quá nhiều thông tin liên quan nhưng tính chính xác lại không đảm bảo.

Hiểu được điều đó, Hello Bacsi đã tổng hợp và gửi đến bạn đọc những hiểu biết đúng nhất về dị tật này, những kiến thức cơ bản và cách chữa chân vòng kiềng hiệu quả.

Thế nào là chân vòng kiềng?

Chân vòng kiềng (còn gọi là chân cong, chân hình chữ O) là một dạng bất thường ở chân hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Theo đó, 2 đầu gối sẽ hướng ra xa nhau, thậm chí ngay cả khi áp 2 mắt cá chân sát bên thì vẫn có khoảng cách giữa hai đầu gối.

Để kiểm tra bé có bị chân vòng kiềng không, đầu tiên, hãy đặt bé ở tư thế nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, 2 mắt cá trong chạm vào nhau. Sau đó bạn đo khoảng cách giữa 2 đầu gối của trẻ (tại vị trí lồi cầu trong xương đùi). Nếu khoảng cách này nhỏ hơn 10cm, điều này nghĩa là trẻ vẫn phát triển bình thường. Trong trường hợp, khoảng cách đo lớn hơn 10cm, bạn không nên quá lo lắng mà cần đưa trẻ đi khám để kiểm tra thêm.

Đa số các trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng đều phát triển tốt. Dị tật này có thể là do tư thế sai của thai nhi trong bụng mẹ, khi trẻ lớn dần, chân sẽ trở lại trạng thái bình thường mà không cần bất kỳ tác động nào. Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý, việc xoa bóp hay nắn chỉnh chân hoàn toàn không có tác dụng gì.

Nên làm gì khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng?

Khi quan sát thấy bé có hiện tượng chân cong, bố mẹ nên kiểm tra theo các bước trên để xác định chân bé có nằm trong giới hạn bình thường hay không. Nếu chân bé phát triển trong giới hạn bình thường, bố mẹ có thể yên tâm cho con vận động, đồng thời theo dõi sự phát triển của bé. Nếu khoảng cách giữa 2 gối khi đo lớn hơn 10cm, bố mẹ có thể mang bé đến khám để được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân và theo dõi tiến triển mỗi 3 − 6 tháng.

5 cách khắc phục chân vòng kiềng cho trẻ

chân vòng kiềng ở trẻ

1. Nắm rõ kiến thức về tình trạng chân cong

Để khắc phục tình trạng này, bản thân bố mẹ phải nắm rõ các kiến thức liên quan. Dù chân vòng kiềng có thể cải thiện theo thời gian nhưng bạn cũng nên biết thời điểm nào nên đưa con đến gặp bác sĩ. Ví dụ:

  • Khi bé tỏ ra khó chịu về cơn đau với cường độ từ vừa phải đến nặng (chân vòng kiềng thường không gây đau)
  • Bé bắt đầu đi khập khiễng
  • Chỉ có một chân bị vòng kiềng
  • Chân con trở nên cong hơn trong một thời gian ngắn
  • Chân vòng kiềng bắt đầu phát triển sau 5 – 7 tuổi.

2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp hạn chế tình trạng chân cong ở trẻ nhỏ

Chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng sẽ làm giảm nguy cơ phát triển các vấn đề về xương như dị dạng xương cũng như ngăn chặn khả năng tái phát của các cơn viêm làm phân hủy sụn khớp. Canxi, vitamin D, khoáng chất, các loại protein và vitamin đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển bình thường của trẻ bị chân vòng kiềng. Bạn nên nghiên cứu kỹ các thực đơn cho trẻ để con vừa nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng mà lại không bị tăng cân quá nhiều.

3. Có biện pháp chữa trị sớm tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ

Cách khắc phục chân vòng kiềng ở trẻ là cho trẻ đeo nẹp vào ban đêm. Đây là hình thức thường được các bác sĩ nhi khoa sử dụng. Hầu hết các dạng chân vòng kiềng đều được cải thiện khi trẻ lớn hơn nhưng các chuyên gia trị liệu khuyến cáo rằng bạn nên đưa bé đi điều trị nhiều lần bằng các phương pháp tổng thể để phục hồi sớm.

Việc tìm đến các nhà vật lý trị liệu như xoa bóp trị liệu cũng rất hữu ích. Nhiều chuyên gia cho rằng việc xoa bóp, nắn chỉnh chân vòng kiềng cho trẻ có thể mất một khoảng thời  gian dài hơn nhưng nếu bắt đầu ở giai đoạn sớm thì phương pháp này sẽ giúp giảm bớt tình trạng cong chân khi bé lớn lên.

4. Thực hiện các bài tập cho người chân vòng kiềng

Đây là một phương pháp giúp kiểm soát tình trạng chân vòng kiềng của trẻ. Bài tập này giúp các cơ và các mô liên kết mềm của cơ thể gắn kết lại cấu trúc. Ngoài ra, bài tập còn gián tiếp cải thiện sức mạnh bên trong cơ thể và khôi phục lại tư thế đúng:

Bài tập 1

  • Đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng để 2 chân lại gần nhau
  • Nhấc cùng lúc 2 chân lên và không được tách rời chúng ra.

Bài tập 2

  • Đặt bé nằm sấp, chân duỗi thẳng và giữ ở tư thế này một khoảng thời gian. Bạn có thể thu hút sự chú ý của bé bằng các loại đồ chơi đầy màu sắc.
  • Để bé nằm ngửa và đặt đồ chơi xung quanh cho con tập đá. Bạn nên chọn những món đồ chơi mà khi bé chạm vào sẽ phát ra âm thanh. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy thích thú hơn.

Bài tập 3

  • Đặt bé nằm sấp
  • Gập chân lại và từ từ để gót chân chạm tới mông
  • Lặp lại động tác này từ 3 – 5 lần.

Bạn phải hết sức cẩn thận và đừng gây áp lực cho bé. Những hoạt động vui nhộn này có thể giúp tăng cường sự khỏe mạnh cho các cơ ở chân.

5. Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Các nghiên cứu chỉ ra rằng chân vòng kiềng có thể khiến xương và các mô liên kết chịu căng thẳng, áp lực do sự phân bố và khớp nối không đồng đều. Vì thế, đối với trẻ em, việc thừa cân sẽ khiến xương của bé bị quá tải dẫn đến biến dạng các chi dưới. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên cho bé tăng cân quá mức bằng việc khuyến khích con tập các thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn vặt và thúc đẩy hoạt động thể dục bình thường.

Ngoài ra, trẻ béo phì có nguy cơ cao bị tổn thương khớp gây chân vòng kiềng. Nguy cơ này thậm chí còn cao hơn nếu trong gia đình có người bị rối loạn xương.

Nếu tình trạng chân vòng kiềng không được khắc phục, trẻ có thể gặp nhiều biến chứng như bị viêm khớp, gặp khó chịu khi đi lại, cong đầu gối. Vì vậy, nếu nhận thấy những dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng hoặc nghi ngờ con gặp phải tình trạng này, bạn nên đưa con đi khám.

Bác sĩ sẽ làm gì khi bé có chân vòng kiềng?

xử lý khi trẻ bị chân vong kiềng

Để khắc phục chân vòng kiềng, bác sĩ chỉnh hình hay chuyên viên vật lý trị liệu có thể:

  • Đo khoảng cách giữa 2 lồi cầu trong xương đùi ở tư thế nằm, sau đó cho bé đứng và đi, đồng thời quan sát biến dạng có tăng lên hay không
  • Tìm hiểu về tiền sử gia đình có ai bị chân cong hay không, bé có từng bị gãy xương chi dưới hay có mắc bệnh gì không
  • Quan sát biến dạng vòng kiềng có đối xứng hay không (cả hai chân hay chỉ một chân cong): biến dạng vòng kiềng này có tiến triển theo chiều hướng xấu đi hay không
  • Kiểm tra xem trẻ có bị thừa cân béo phì không hay chiều dài 2 chân có bằng nhau hay không
  • Nếu cần thiết, bác sĩ cho trẻ cho chụp X-quang để xác định góc lệch của chân.

Nguyên nhân gây ra tật chân cong ở trẻ

Nhiều người lầm tưởng việc bế ẵm nách là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chân cong ở trẻ. Thế nhưng, điều này hoàn toàn không đúng.

Chân vòng kiềng được chia thành 2 loại: sinh lý và bệnh lý. Chân cong sinh lý sẽ tự điều chỉnh theo thời gian mà không cần có sự can thiệp nào (thường đến 2 tuổi). Trong khi, chân cong bệnh lý lại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân:

1. Yếu tố di truyền

“Chân vòng kiềng có di truyền không?’ Câu trả lời là có, nếu bố hoặc mẹ trước đây bị tật chân cong thì bé cũng có nguy cơ gặp phải vấn đề này. Đây là đặc điểm di truyền nên thường không có biện pháp chữa trị. Nếu xét về mặt thẩm mỹ, gia đình có thể đưa bé đến khám tại khoa chỉnh hình để được tư vấn phẫu thuật chân vòng kiềng cho bé. Song phải chờ bé lớn đến độ tuổi nhất định mới can thiệp bằng phương pháp này.

2. Tình trạng thừa cân ở trẻ

Tình trạng bố mẹ cho bé tập đi sớm quá (trước 7−9 tháng) hoặc con bị thừa cân cũng là yếu tố nguy cơ đưa đến loại dị tật này. Khi bé còn nhỏ, hệ xương vẫn chưa đủ sức để có thể nâng đỡ được toàn bộ sức nặng cơ thể, do vậy việc cho đi đứng sớm đặc biệt là những trẻ thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng chân cong.

Ngoài ra, một số bệnh lý cũng có thể đưa đến tình trạng trẻ có chân hình chữ O bao gồm: còi xương do thiếu hụt vitamin D kéo dài; bệnh tạo xương bất toàn hay còn gọi là xương thủy tinh hoặc bệnh giòn xương; loạn sản sụn (rối loạn tăng trưởng khiến xương không thể phát triển) … Nếu cha mẹ thấy trẻ có bất cứ biểu hiện bất thường nào thì cần đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Từ khóa » Hình Chân Vòng Kiềng