Chanh Leo Mát, Bổ Nhưng Khi Uống Cần Tránh Những điều Này để ...
Có thể bạn quan tâm
Lợi ích của chanh leo (chanh dây) đối với sức khỏe
Ngừa bệnh hô hấp
Trong trường hợp bạn mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, chanh dây sẽ phát huy tác dụng như một loại thuốc bổ phế tự nhiên. Nước chanh dây sẽ giúp bạn giảm bớt các triệu chứng khó chịu như đờm trong cổ họng, hen suyễn, ho khan hoặc khó thở.
Nhiều nghiên cứu cũng đang tận dụng lợi ích của chanh dây như một phương thuốc trị liệu tự nhiên thay thế khi các bệnh nhân không đáp ứng với các đơn thuốc điều trị suyễn thông thường.
Nguồn vitamin và chất xơ dồi dào
Chanh leo chứa nhiều vitamin A và C, sắt, kali và các thành phần dinh dưỡng khác cung cấp một lượng đa sinh tố rất tốt cho việc bồi bổ sức khỏe con người.
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Trong chanh leo có chứa nhiều loại đường đơn giúp tăng cường thể lực mà lại không gây hại đến đường huyết nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Trong chanh leo có chứa các hợp chất phytochemica, axít phenolic và flavonoid không những giúp chống lại các tế bào ung thư mà còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch và chống nhiễm trùng. Ảnh minh họa: Internet
Ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư
Trong chanh leo có chứa các hợp chất phytochemica, axít phenolic và flavonoid không những giúp chống lại các tế bào ung thư mà còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch và chống nhiễm trùng.
An thần
Trong chanh leo có chứa nhiều hợp chất giúp hạ nhiệt, an thần rất tốt. Người khó ngủ nếu uống chanh leo trước khi đi ngủ sẽ cảm thấy thư thái và dễ đi vào giấc ngủ.
Ổn định đường huyết
Các nghiên cứu cho thấy chanh dây có thể được bổ sung trong chế độ ăn uống để điều trị bệnh tiểu đường do khả năng hạ đường huyết. Đồng thời, chanh dây cũng có công dụng làm giảm cholesterol xấu và cải thiện chức năng của insulin.
Bảo vệ tim mạch
Chanh dây rất giàu kali, một loại khoáng chất quan trọng giúp điều hòa huyết áp, làm thư giãn các mạch máu và tăng cường lưu lượng máu. Qua đó có thể làm giảm căng thẳng cho tim và cải thiện sức khỏe tim toàn diện.
Chất flavonoid và axit phenolic có trong chanh dây cũng có thể giúp kiểm soát lượng cholesterol tốt hơn: tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu gây tắc nghẽn các động mạch, làm suy yếu hoạt động của tim.
Chanh dây là một nguồn cung vitamin A dồi dào, một dưỡng chất đặc biệt có lợi giúp làm đẹp cho da. Các chất chống oxy hóa khác trong chanh dây như vitamin C, riboflavin và carotene cũng giúp tăng cường sức khỏe của da và đẩy lùi các dấu hiệu của lão hóa. Ảnh minh họa: Internet
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong chanh dây chứa hàm lượng cao vitamin C, vitamin A và các axit amin như prolin, valin, tyrosin, treonin, arginin… thúc đẩy hoạt động của bạch cầu, chống lại các nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn và virus. Đồng thời, các chất này còn có công dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa được một số bệnh vặt thông thường.
Giúp làm đẹp da
Chanh dây là một nguồn cung vitamin A dồi dào, một dưỡng chất đặc biệt có lợi giúp làm đẹp cho da. Các chất chống oxy hóa khác trong chanh dây như vitamin C, riboflavin và carotene cũng giúp tăng cường sức khỏe của da và đẩy lùi các dấu hiệu của lão hóa.
Giảm stress
Kali và folate trong chanh dây có thể cải thiện sức khỏe của não bộ và làm giảm tình trạng stress và lo âu. Trong đó, kali có công dụng giúp điều tiết lưu lượng máu và tăng cường nhận thức, còn folate có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer và suy giảm trí nhớ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung một số loại thực phẩm tự nhiên rất tốt cho não bộ như quả óc chó, dầu ô liu, cá mòi, bơ… kết hợp uống nhiều nước.
Kali và folate trong chanh dây có thể cải thiện sức khỏe của não bộ và làm giảm tình trạng stress và lo âu. Trong đó, kali có công dụng giúp điều tiết lưu lượng máu và tăng cường nhận thức, còn folate có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer và suy giảm trí nhớ. Ảnh minh họa: Internet
Giúp xương chắc khỏe
Chanh dây rất giàu nguồn khoáng chất như magie, canxi, sắt và phốt pho có thể hỗ trợ cho sức khỏe của xương. Những khoáng chất trong chanh dây, khi kết hợp cùng với các nguồn khoáng chất dồi dào khác trong rau xanh và sữa có thể giúp duy trì mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương.
Người không nên uống chanh leo
Người đang đói bụng: PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia) khuyên người đang đói bụng không nên uống nước chanh leo bởi loại quả này rất giàu tính axit, có thể gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe dạ dày.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cũng cho biết, thói quen ăn đồ chua, uống đồ chua khi bụng rỗng khiến dạ dày trong quá trình co bóp sẽ bị ăn mòn bởi axit, gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, thậm chí xuất huyết dạ dày.
Người đang mắc bệnh dạ dày: Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) khuyến cáo, bệnh nhân mắc bệnh dạ dày không được tùy tiện ăn uống những thực phẩm có tính axit.
Trong đó, chanh leo là một trong những loại trái cây có nhiều tính axit nhất. Nếu sử dụng quá nhiều nước chanh leo một lúc có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh dạ dày như hội chứng trào ngược dạ dày, chứng ợ chua… Lương y Trung khuyên người mắc bệnh dạ dày cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống chanh leo để phù hợp tình hình sức khỏe, cơ địa của bản thân, tránh nhận về những hậu quả không mong muốn.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, người có cơ địa dị ứng không nên dùng chanh leo bởi trong loại trái cây này có chứa các chất dễ gây ra dị ứng nổi mề đay, khó thở, phù mạch, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng. Ảnh minh họa: Internet
Người có cơ địa dị ứng: Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, người có cơ địa dị ứng không nên dùng chanh leo bởi trong loại trái cây này có chứa các chất dễ gây ra dị ứng nổi mề đay, khó thở, phù mạch, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Người đang dùng thuốc an thần: Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, nhóm người cần cần điều trị bệnh có sử dụng thuốc an thần thì không nên uống nước chanh leo hay sử dụng những món ăn có nguyên liệu chanh leo bởi loại trái cây này có thể làm tăng cảm giác buồn ngủ, rất nguy hiểm cho những người làm công việc yêu cầu tính chính xác cao như bác sĩ, lái xe, kĩ sư...
Trẻ nhỏ: Lương y Sáng khuyến cáo phụ huynh nên tránh cho trẻ nhỏ dùng chanh leo để tránh nguy cơ bị dị ứng. Với trẻ trên 2 tuổi, khi dùng chanh leo nên bỏ hạt để phòng nguy cơ bị hóc.
Ngoài ra, khi ăn chanh leo cũng nên lưu ý thêm một số vấn đề sau
Ăn chanh leo quá nhiều: Sử dụng chanh leo quá nhiều và thường xuyên sẽ gây mệt mỏi, buồn nôn, người đờ đẫn và nôn nửa. Đôi khi, nó còn khiến bạn cảm thấy chóng mặt và loạn nhịp tim.
Cho nên, bạn nên sử dụng chanh leo với 1 lượng vừa phải và nhớ luôn phiên với các loại hoa quả khác.
Trong trường hợp bạn mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, chanh dây sẽ phát huy tác dụng như một loại thuốc bổ phế tự nhiên. Nước chanh dây sẽ giúp bạn giảm bớt các triệu chứng khó chịu như đờm trong cổ họng, hen suyễn, ho khan hoặc khó thở. Ảnh minh họa: InternetKhi ăn chanh leo cả hạt: Dưỡng chất của chanh leo nằm nhiều ở lớp màng nhầy bám quanh hạt còn gọi là áo hạt. Vi thế, họ thường ăn luôn cả hạt để tận dụng tối đa nguồn dưỡng chất này. Song trong hạt chanh leo lại không có một loại dưỡng chất nào mà lại còn là vật liệu cứng khó tiêu. Khi ăn quá nhiều chanh leo sẽ khiến cho những hạt này không đào thải ra ngoài được. Trong quá trình di chuyển, nếu hạt này vô tình rơi vào túi thừa của ruột già sẽ khiến bạn bị viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa ruột già. Dễ gây dị ứng: Sử dụng chanh leo không điều độ có thể bị nổi mề đay, khó thở và thậm chí là phù mạch máu. Uống chanh leo quá nhiều cũng có thể khiến người mệt mỏi, thiếu minh mẫn,... Gây bệnh sỏi thận: Những người bị viêm loét dạ dày, nếu sử dụng nhiều và thường xuyên chanh leo sẽ có nguy cơ làm xuất hiện sỏi thận. Nguy cơ bị chảy máu và gây buồn ngủ: Khi dùng chanh không đúng cách, một số thành phần có trong chanh leo có thể gây phản ứng với các loại thuốc an thần và một số loại thảo dược, tạo cảm giác luôn thèm ngủ. Riêng với thuốc chống đông, chanh leo có thể khiến chảy máu nhiều hơn. Với phụ nữ mang thai hoặc bà mẹ đang cho con bú, không nên sử dụng chanh leo với mức độ quá nhiều.
Những 'cấm kỵ' khi tắm gội ngày nắng nóng, cần biết để khỏi đột tử 01/06/2020 Việt Nam còn bao nhiêu người đang cách ly y tế phòng chống COVID-19 31/05/2020 Hoại tử 'cậu nhỏ' vì dùng thuốc xịt để nâng cao bản lĩnh đàn ông 31/05/2020 61% người thích ăn gỏi nhiễm loại sán gây xơ gan, ung thư đường mật 31/05/2020 Dấu hiệu trẻ bị viêm não, cha mẹ cho đến viện khám ngay kẻo ‘muộn’ 29/05/2020 BV Việt Đức: Cứu nhiều bệnh nhân ngoại quốc nguy kịch 'mắc kẹt' vì COVID-19 27/05/2020 Quảng An (tổng hợp)Từ khóa » Tác Dụng Của Lá Chanh Dây
-
Nữ Sinh Sáng Chế Loại Trà Từ Lá Chanh Dây
-
Tác Dụng Thần Kỳ Của Nước Chanh Leo Với Sức Khỏe
-
Chanh Dây Giúp An Thần | Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng đồng
-
Công Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Từ Lá Chanh
-
12 Tác Dụng Của Chanh Dây Tốt Cho Sức Khỏe Của Bạn - Hello Bacsi
-
7 Công Dụng Và Tác Hại Khi ăn Chanh Dây Sai Cách
-
19+ Tác Dụng Của Chanh Dây Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả - WikiOhana
-
Chanh Dây, Từ điển Nấu ăn Cho Người Nội Trợ | Cooky Wiki
-
Trái Chanh Dây (chanh Leo) Có Tác Dụng Gì?
-
Tác Dụng Chanh Dây đối Với Sức Khỏe Và Lưu Y Khi Dùng
-
Lá Chanh Và Những Tác Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe - Báo Lao động
-
CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHANH DÂY
-
Cây Chanh Dây
-
Chanh Leo,Chanh Dây Có Tác Dụng Gì? Tác Hại Khi Lạm Dụng