Chất Có ở đâu? Vật Thể Có ở đâu? - DinhNghia

0 (0)

Hóa học là môn học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chất. Vậy, chất có ở đâu? Tình chất của chất là gì? Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN giải đáp những câu hỏi trên và tìm hiểu cả những bài tập thực tế về chất nhé.

Chất có ở đâu? Vật thể có ở đâu?

Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Mỗi chất có tính chất vật lí và hóa học nhất định. Và chất này có thể biến đổi thành chất khác.

Để tạo ra một vật thể, cần có sự tham gia của nhiều chất. Và ngược lại, một chất cũng có thể tạo ra nhiều vật thể. Ví dụ như thanh thép được tạo ra từ hỗn hợp sắt (Fe) và cacbon (C).

Vật thể có thể “cân đo đong đếm” được, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Và được chia làm 2 loại là vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.

Vật thể tự nhiên chính là những vật chất có sẵn trong tự nhiên do chất cấu tạo nên như cây cối, núi đồi, sông hồ,… Vật thể nhân tạo là những vật chất do con người tạo nên làm từ vật liệu như thuyền bè, nhà cửa…

Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất
Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất

Tính chất của chất

Tính chất của chất

Tính chất của chất gồm có tính chất vật lý và tính chất hóa học. Cả hai tính chất này luôn tồn tại song song trong cùng một chất.

  • Tính chất vật lý của chất: Gồm các trạng thái vật chất của chất như màu sắc, mùi vị, điểm sôi, điểm nóng chảy, độ cứng, độ tan, độ dẫn nhiệt, dẫn điện, có tan trong nước hay không… Ví dụ như đường có thể rắn, màu trắng, dạng hạt, không mùi và có vị ngọt, tan trong nước.
  • Tính chất hóa học của chất: là khả năng biến đổi từ chất này sang chất khác của chất, khả năng bị phân hủy, khả năng oxy hóa… Ví dụ tính chất hóa học của muối là tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới. Hay nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

Tính chất của một chất sẽ không bao giờ thay đổi. Khi tính chất thay đổi cũng có nghĩa chất đó đã biến đổi thành một chất khác.

Ví dụ với đường, khi đun sôi cùng nước trên bếp đến một nhiệt độ nhất định thì nó sẽ mất đi những tính chất vật lý cũng như hóa học vốn có, chuyển thành một hỗ hợp dạng lỏng có màu nâu cánh gián.

Tính chất của chất gồm có tính chất vật lý và tính chất hóa học
Tính chất của chất gồm có tính chất vật lý và tính chất hóa học

Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?

Chúng ta có thể tìm hiểu về tính chất của mỗi chất thông qua việc quan sát chất bằng mắt thường, cân đo hay làm các thí nghiệm với chất. Và việc hiểu biết tính chất của chất có những lợi ích sau:

  • Giúp ta phân biệt chất này với chất khác, tức là nhận biết được chất. Ví dụ nhờ tính chất mà ta phân biệt được giữa nước và cồn. Dù đây là hai chất lỏng trong suốt, không màu khá giống nhau.
  • Giúp ta biết cách sử dụng chất. Ví dụ như nhờ có sự phân biệt giữa muối và đường về tính chất mà khi nấu ăn, ta biết phải cho loại gia vị nào cho phù hợp.
  • Giúp ta biết các ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất.
Chúng ta có thể tìm hiểu về tính chất của mỗi chất thông qua việc quan sát chất bằng mắt thường
Chúng ta có thể tìm hiểu về tính chất của mỗi chất thông qua việc quan sát chất bằng mắt thường

Chất tinh khiết

Chất tinh khiết là chất không được pha trộn với bất kỳ chất nào khác. Nó ngược lại với khái niệm của hỗn hơp.

Ví dụ như trong bình oxi thì chỉ có duy nhất khí oxi. Nhưng trong không khí thường ngày chúng ta hít thở là một hỗn hợp nhiều loại khí như oxi, cacbonic, nito…

Chất tinh khiết là chất không được pha trộn với bất kỳ chất nào khác
Chất tinh khiết là chất không được pha trộn với bất kỳ chất nào khác

Bài tập

Bài tập 1: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa nước tự nhiên và nước cất.

Giải:

Điểm giống nhau là: Đều là chất lỏng không màu, không mùi, không vị. Có thể hòa tan một số chất và đều sôi ở nhiệt độ 100 độ C.

Điểm khác nhau là:

  • Nước tự nhiên là nước được lấy từ môi trường tự nhiên, chưa được qua các quá trình xử lý. Là một chất hỗn hợp và nó chứa nhiều chất tan khác.
  • Còn nước cất là nước đã qua xử lý thông qua quá trình chưng cất để tách nước cất ra khỏi nước tự nhiên ban đầu. Quá trình này sẽ giúp những chất bẩn trong nước tự nhiên bị kết tủa và chỉ còn giữ lại nước cất. Nước cất có thể sử dụng trong y tế, pha chế thuốc tiêm.

Bài tập 2: So sánh tính chất: màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy của các chất muối ăn, đường và than.

Giải:

  • Muối ăn có màu trắng, vị mặn, tan được trong nước và không cháy.
  • Đường có nhiều màu, vị ngọt, tan được trong nước và có tính cháy.
  • Than có màu đen, không có vị, không tan được trong nước và có tính cháy.

Xem thêm:

  • Công thức hóa học là gì? Ý nghĩa và Bài tập về công thức hóa học
  • Khí metan là gì? Công thức hóa học và Các phản ứng đặc trưng của khí metan
  • Chuyên đề phản ứng cracking: Cơ chế, lý thuyết và Bài tập

Tóm lại, từ bài viết trên, ta đã biết được chất có ở đâu, vật thể có ở đâu, cũng như các tính chất của chất. Hi vọng các bạn có được cho bản thân nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn thành công!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Gửi đánh giá

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Từ khóa » Ví Dụ Vật Thể