Chất Hữu Cơ Là Gì - Tìm Hiểu Về Chất Hữu Cơ - Hanimexchem

Chất hữu cơ là gì

Chất hữu cơ là những hợp chất hóa học mà trong phân tử có sự hiện diện của nguyên tử cacbon. Một số trường hợp ngoại lệ như cacbua, cacbonat, cacbon oxit, xyanua. Các hợp chất hữu cơ thường liên quan đến các quá trình sinh học tạo nên. Thường được chia làm hai loại là hidrocacbon và dẫn xuất của hidrocacbon.

Chất hữu cơ trong tự nhiên

Khí Metan là một trong những hợp chất hữu cơ đơn giản nhất

Theo giả thuyết của Handan và Oparin trong giai đoạn tiến hóa hóa học thì các hợp chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành từ các chất vô cơ. Theo con đường tổng hợp hóa học nhờ nguồn năng lượng tự nhiên như sấm sét, tia lửa điện, núi lửa.

Hợp chất hữu cơ là gì

– Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua,…);

Nguyên tắc so sánh nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ

Nguyên tắc 1: Hai hợp chất có cùng khối lượng hoặc khối lượng xấp xỉ nhau thì hợp chất nào có liên kết hiđro bền hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.

Nguyên tắc 2: Hai hợp chất cùng kiểu liên kết hiđro, hợp chất nào có khối lượng lớn hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.

Nguyên tắc 3: Hai hợp chất là đồng phân của nhau thì đồng phân cis có nhiệt độ sôi cao hơn đồng phân trans.(giải thích: Đó là do mô men lưỡng cực.Đồng phân cis mô men lưỡng cực khác 0, đồng phân trans có mô men lưỡng cực bằng 0 hoặc bé thua mô men lưỡng cực của đồng phân cis.

Nguyên tắc 4: Hai hợp chất là đồng phân của nhau thì hợp chất nào có diện tích tiếp xúc phân tử lớn hơn sẽ có nhiệt độ cao hơn hơn.

Nguyên tắc 5: Hai hợp chất có khối lượng bằng nhau hoặc xấp xỉ nhau, hợp chất nào có liên kết ion sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.

Nguyên tắc 6: Hai hợp chất hữu cơ đều không có liên kết hiđro, có khối lượng xấp xỉ nhau thì hợp chất nào có tính phân cực hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.

Cách đọc tên hợp chất hữu cơ

1. Tên gọi thông thường.

Không tuân theo quy tắc khoa học nào, thường xuất hiện từ xưa và bắt nguồn từ nguyên liệu hoặc tên nhà bác học tìm ra, hoặc một địa điểm nào đó trong tính chất của hợp chất đó.

Ví dụ: Axitfomic (axit kiến); olefin (khí dầu); axit axetic (axit giấm),…

2. Danh pháp hợp lý

Gọi theo hợp chất đơn giản nhất, các hợp chất khác được xem là dẫn xuất của chúng, ở đó nguyên tử H được thay thế bằng các gốc hữu cơ.

Ví dụ:

CH3 – OH : rượu metylic (cacbinol)

CH3 – CH2 – OH : rượu etylic (metyl cacbinol)

3. Danh pháp quốc tế:

Gọi theo quy ước của Liên đoàn quốc tế hoá học lý thuyết và ứng dụng (IUPAC).

a) Dựa vào bộ khung C xuất phát từ các hiđrocacbon no mạch thẳng. Các hợp chất cùng loại (cùng dãy đồng đẳng), cùng nhóm chức thì có đuôi giống nhau.

Cụ thể:

Hiđrocacbon no (ankan) có đuôi an:

Ví dụ:

CH3 – CH2 – CH3 : propan

Hiđrocacbon có nối đôi (anken) có đuôi en:

Ví dụ:

CH2 = CH – CH3 : propen

Hiđrocacbon có nối ba (ankin) có đuôi in:

Ví dụ:

CH = C – CH3 : propin

Hợp chất anđehit có đuôi al:

Ví dụ:

CH3 – CH2 – CHO : propanal

Hợp chất rượu có đuôi ol:

Ví dụ:

CH3 – CH2 – CH2 – OH : propanol

Hợp chất axit hữu cơ có đuôi oic:

Ví dụ:

CH3 – CH2 – COOH : propanoic.

Hợp chất xeton có đuôi ion:

– Để chỉ số nguyên tử cacbon có trong mạch chính, người ta dùng các phần nền (phần đầu) sau:

Số ng.tử C Phần nền
1 meta
2 eta
3 propa
4 buta
5 penta
6 hexa
7 hepta
8 octa
9 nona
10 đeac
……… ………..

b) Tên của nhóm thế.

Cần chú ý rằng, trong hoá hữu cơ, tất cả những nguyên tử khác hiđro (như Cl, Br, …) hoặc nhóm nguyên tử (như – NO2, – NH2,…, các gốc hiđrocacbon CH3 -, C2H5 -,…) đều được coi là nhóm thế.

– Gọi tên nguyên tố hoặc tên nhóm thế.

– Gọi tên gốc hiđrocacbon đều xuất phát từ tên hiđrocacbon tương ứng với phần đuôi khác nhau.

+ Gốc hiđrocacbon no hoá trị 1 gọi theo tên của ankan tương ứng bằng cách thay đuôi -an bằng đuôi -yl và được gọi chung là gốc ankyl.

Ví dụ:

CH3 – : metyl, C2H5 – : etyl,…

+ Gốc hiđrocacbon chưa no hoá trị 1 có đuôi -enyl đối với anken, đuôi -nyl đối với ankin và đuôi  đienyl đối với đien.

Ví dụ:

CH2 = CH -: etilenyl (thường gọi là gốc vinyl)

CH º C -: axetilenyl hay etinyl.

+ Gốc hoá trị 2 tạo thành khi tách 2 nguyên tử H khỏi 1 nguyên tử C hoặc tách nguyên tử O khỏi anđehit hay xeton. Gốc hoá trị 2 có đuôi từ -yliđen.

Ví dụ:

CH3 -CH2 -CH = : propyliđen.

c) Các bước gọi tên hợp chất hữu cơ phức tạp:

– Bước 1:

Chọn mạch C chính.

Đó là mạch C dài nhất hoặc ít C nhưng chưa nối đôi, nối ba, nhóm thế, nhóm chức, …

– Bước 2 :

Đánh số thứ tự các nguyên tử C (bằng chữ số ả rập) trong mạch chính xuất phát từ phía gần nhóm chức, nối đôi, nối ba, nhóm thế, mạch nhánh.

Quy tắc đánh số. Ưu tiên đánh số lần lượt theo thứ tự.

Nhóm chức → nối đôi →nối ba → mạch nhánh.

Đối với hợp chất tạp chức thì ưu tiền lần lượt: Axit → anđehit → rượu.

– Bước 3: Xác định các nhóm thế và vị trí của chúng trên mạch C chính.

– Bước 4: Gọi tên.

+ Trước tiên gọi tên các nhóm thế và vị trí của chúng trên mạch C chính, cuối cùng gọi tên hợp chất với mạch C chính.

Chú ý: Mạch cacbon phải liên tục, không có nguyên tố khác chen vào giữa, ví dụ đối với chất

+ Nếu có nhiều nhóm thế giống nhau thì gộp chúng lại và thêm từ đi (2), tri (3), tetra (4), penta (5),…

+ Theo quy tắc: Con số chỉ vị trí của nhóm thế đặt trước tên gọi của nó, con số chỉ vị trí nối đôi, nối ba và nhóm chức (ở mạch C chính) đặt ở phía sau.

Ví dụ: Gọi tên các hợp chất sau.

Chú ý: Hiện nay cũng tồn tại một cách gọi tên là đặt vị trí của nối đôi, nối ba, nhóm chức ở phía trước tên gọi.

Ví dụ:

CH2 = CH2 : 2-buten ;

CH2 = CH – CH = CH2 : 1,3 – butađien ;…

d ) Cho tên gọi, viết công thức cấu tạo:

Việc đầu tiên là dựa vào đuôi của tên gọi để xác định chất ứng với mạch cacbon chính.

Ví dụ: Viết CTCT của những chất có tên sau:

+ 1, 1, 2, 2 – tetracloetan

Ta đi từ đuôi an (hiđrocacbon no) → etan (có 2C), tetraclo (có 4 clo thế ở các vị trí 1, 1, 2, 2).

Do đó CTCT: CHCl2 – CHCl2.

+ 1 – clo , 2 , 3 – đimetylbutan

Cl – CH2 –  CH –   CH – CH3

        CH3    CH3

Bảng nhận biết các chất hữu cơ

A. NHẬN BIẾT CÁC CHẤT HỮU CƠ (Tổng quát)

Bảng nhận biết các chất hữu cơ

B. NHẬN BIẾT CÁC CHẤT HỮU CƠ (Chi tiết)

Bảng nhận biết các chất hữu cơ Bảng nhận biết các chất hữu cơ

Tag: sắp xếp 8 9 gam x hỗn gồm ctpt c2h7no2 bài tập lớp 11 đáp án phương cô lập pdf vi vật giải phản hết y 13 hở c6h10o4 c2h2 c2h4 ch2o ch2o2 dính chứa vòng benzen trúc c8h15o4n c2h8n2o4 c2h8o3n2 28 amino c3h7no2 c5h10o c4h8o3 c5h8o2 tan nước vận tư duy dồn toán este c-h-o quát violet c4h6o4 trần sơn c2h4o2 đốt cháy thu h2o mol z hoàn toàn g 18 5 c3h7o2n trùng ct 9g thực tác dung dịch naoh bao nhiêu điều chế metylpentan ol cộng h2 m 74 8g c7h8 20ml hơi chuyên đề tiếng anh c3h9o2n dễ bay 82 12 brom đun nóng agno3 nh3 (c2h7o2n) dd đã 7 18g t c4h7o2cl đây sản phẩm n2 khả ngoài ánh sáng về dạng h2n-r-coor’ bazo 48 lít 88 c10h8o4 47 01 vừa đủ 616 o2 bình kín 10 4g 26 21 cây chủ yếu download thấy x1 x2 c5h10o2 c3h12n2o3 thủy môi c6h10o5 z1 z2 z3 ure 44 61g ch2 biệt kiện c7h8o2 ( o) tham gia tráng bạc glucozo thuộc c4h4o pi ancol c3h12o3n2 48g 016 oxi c5h6o4 chuẩn kỹ thuật thải nghiệp bởi glixerol nitơ cxhyn 23 73 sử 5g rồi c8h12o5 đẳng kế na 4-metylpentan-2-ol iupac acrylic đa 6 đặc (mạch 200cm3 thể c5h11o2n e c10h18o4 peptit nito ô nhiễm khó hủy mx my 15 7303 cu(oh)2 c6h8o4 gặp 200ml 31 nguyễn kim phi phụng (2007) nxb đh tp hcm hàm trọng chảy 45g 12g tẩy rửa hcn thiết c3h6o2 36 56

Từ khóa » Chất Hữu Cơ Là J