Chất Liệu đúc Tiền Xu Việt Thay đổi Ra Sao? - 24H

Tiền xu từng được đúc bằng bạc, không phải lúc nào cũng hình tròn, sạch hơn tiền giấy... là những sự thật thú vị về những đồng tiền kim loại Việt Nam qua các thời kỳ.

Chất liệu đúc tiền xu Việt thay đổi ra sao? - 1

Ra đời sớm hơn tiền giấy tới gần 4 thế kỷ, tiền xu từng là loại tiền duy nhất tại Việt Nam từ những năm 900 đến 1390. Thời phong kiến, những đồng tiền xu Việt được mô phỏng giống như tiền xu Trung Quốc, thường có vành hình tròn, lỗ tròn ở giữa.

Chất liệu đúc tiền xu Việt thay đổi ra sao? - 2

Đợt phát hành tiền xu gần nhất ở Việt Nam là vào năm 2003 với các mệnh giá 200, 500, 1.000, 2.000 và 5.000 đồng.

Chất liệu đúc tiền xu Việt thay đổi ra sao? - 3

Chất liệu làm tiền xu thời xưa phụ thuộc chủ yếu vào các kim loại có sẵn, phổ biến như đồng, kẽm, nhôm... Sau này, với tiến bộ kỹ thuật, các loại tiền hợp kim đồng-nhôm-niken, thép mạ niken... mới ra đời, làm tăng chất lượng tiền. Tuy nhiên, chất liệu làm tiền xu đắt nhất là bằng bạc, từng xuất hiện tại thời vua Tự Đức, hay Thiệu Trị (1841-1883).

Chất liệu đúc tiền xu Việt thay đổi ra sao? - 4

Khối lượng tiền xu phụ thuộc vào chất liệu và độ dày của tiền. Nhẹ nhất là các loại tiền làm bằng nhôm với khối lượng thường chỉ dao động từ 1-2g. Các loại tiền làm bằng hợp kim có khối lượng nặng hơn nhiều, ví như tiền xu 5.000 đồng có khối lượng lên tới hơn 7,7g.

Chất liệu đúc tiền xu Việt thay đổi ra sao? - 5

Tuy nhiên, khối lượng này không thấm vào đâu so với tiền xu vào những năm giữa thế kỷ 19, thời vua Thiệu Trị. Được làm bằng bạc, khối lượng của những đồng xu giá trị cao nhất vào thời này có cân nặng tới gần 40g, nghĩa là cứ một xâu tiền với 25 đồng sẽ có cân nặng tới 1kg.

Chất liệu đúc tiền xu Việt thay đổi ra sao? - 6

Thông thường, tiền xu thường có vành hình tròn, tuy nhiên, một số loại tiền lại được đúc với hình lượn sóng hoặc gấp góc cạnh.

Chất liệu đúc tiền xu Việt thay đổi ra sao? - 7

Tiền xu thường được định bằng đồng, hào, xu. Vào những năm cuối thế kỷ 19, tiền xu được phân chia theo thứ tự tiền, lạng, phân... Mệnh giá các loại tiền xu có khi chưa tròn một đơn vị.

Chất liệu đúc tiền xu Việt thay đổi ra sao? - 8

Với đợt phát hành tiền xu gần nhất, tuổi thọ của một đồng tiền kim loại được xác định lên tới hơn 20 năm, cao gấp 4 lần so với tiền cotton và gấp 3 lần so với tiền polymer.

Chất liệu đúc tiền xu Việt thay đổi ra sao? - 9

Một trong những ưu điểm lớn của tiền xu là chúng chứa ít vi khuẩn trên bề mặt hơn, nên gây ra ít rủi ro về sức khỏe cho người dùng so với tiền giấy thông thường.

Chất liệu đúc tiền xu Việt thay đổi ra sao? - 10

Chênh lệch giữa tiền xu giá trị thấp nhất và cao nhất của nhiều nước như Mỹ lên tới cả trăm lần, nhưng ở Việt Nam hiện chỉ là 25 lần. Do đó, tiền xu chỉ được xem là tiền lẻ, dễ biến mất trong lưu thông do tác động tự nhiên của lạm phát.

Chất liệu đúc tiền xu Việt thay đổi ra sao? - 11

Tại các quốc gia trên thế giới, tiền xu có môi trường giao dịch khá riêng biệt so với tiền giấy, là loại tiền duy nhất được chấp nhận cho một số dịch vụ như gọi điện thoại công cộng, mua hàng tại máy bán tự động, thanh toán vé xe buýt... Tuy nhiên, tại Việt Nam, tiền xu chưa có những yếu tố giúp phát triển như vậy. Đây cũng là một trong những lý do khiến tiền xu chết yểu.

Từ khóa » Tiền Xu Làm Bằng Chất Liệu Gì