CHẤT NỔ HÓA HỌC - Chào Mừng Bạn đến Với Trang Cá Nhân Của ...

Bình thường, hydro peoxit trong hiệu thuốc tây bán được gọi là oxy già, có nồng độ thấp (3%), trong tiệm hóa chất thường bán là 30%, dung dịch đó được gọi là perhydrol. hydro peoxit đặc tinh khiết là một chất lỏng không màu, vị kim loại, sánh như nước đường, sôi ở 152,1 độ C và hóa rắn ở -0,89 độ C, có tính OXH rất mạnh, giấy hay gỗ tiếp xúc với Hidropeoxit 65% là bốc cháy ngay, cho nên bạn hãy cẩn thận đó nhé, nồng độ của Hydropeoxit trên 10% sẽ làm rộp da và rất đau đớn Nếu bạn muốn biết hydropeoxit bao nhiêu % thì bạn hãy nhìn xem khối lượng riêng (D) trên nhãn, nều nó ghí 1,1122 là H2O2 30%, nếu ghi là 1,1966 là 50%

Axít fulminic là một axit hữu cơ có công thức tổng quát là H2C2N2O2, và công thức phân tử là HCNO-HCNO được Justus von Liebig phát hiện năm 1824. Axít này là đồng phân của axít xyanic, được Friedrich Woehler phát hiện một năm sau đó. Axít fulminic và các muối của nó (ví dụ bạc fulminat) thông thường rất nguy hiểm và được sử dụng như là chất kích nổ trong các loại thuốc nổ. Hơi của nó cũng rất độc.

Axit Picric (công thức phân tử: C6H3N3O7, công thức cấu tạo: C6H2(NO2)3OH) là một hợp chất hóa học thường được biết đến với cái tên 2,4,6-trinitrophenol. Nó có dạng tinh thể màu vàng và là một trong những hợp chất có tính axit mạnh nhất của phenol. Như các hợp chất chứa nhiều nitrat khác (TNT), axit picric là một chất nổ. Tên của axit picric bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp πικρος-có nghĩa là đắng, để diễn tả vị đắng của nó.

Baratol là một chất nổ được tạo thành bởi sự trộn lẫn TNT và barium nitrate, với một lượng nhỏ (khoảng 1%) sáp dùng như chất kết dính. TNT thường chiếm khoảng 25-33% hỗn hợp. Bởi khối lượng riêng của barium nitrate rất lớn, Baratol thường có tỉ trọng ít nhất là 2,5. Baratol từng được sử dụng như là hợp phần "chậm" trong thấu kính chất nổ (explosive lense) của các bom nguyên tử thời kỳ đầu với Composition B được dùng như hợp phần "nhanh". Bom nguyên tử được cho nổ ở Trinity năm 1945, Soviet Joe 1 vào năm 1949, và ở Ấn Độ năm 1972 sử dung Baratol và Composition B.

Pentolite là một chất nổ mạnh dùng cho quân đội và cho một số mục đích dân sự, ví dụ như làm đầu đạn hoặc thuốc đẩy. Pentolite dùng trong quân đội là một hỗn hợp gồm 50% PETN và 50% TNT. Pentolite dùng cho dân sự thường có tỉ lệ PETN thấp hơn và có vận tốc phát nổ xấp xỉ 7800 m/s. Tetryl là một loại chất nổ nhạy nổ, được sử dụng để làm các kíp nổ và các lượng nổ mồi. Tên danh pháp của nó là 2,4,6-trinitrophenyl-N-methylnitramine đôi khi cũng được dùng với những tên khác như nitramine, tetralite, hay tetril. Công thức hóa học của nó là C7H5N5O8. Đặc tính Tetryl có dạng tinh thể rắn màu vàng, không mùi, nó không được tìm thấy trong môi trường tự nhiên. Trong một điều kiện nhất định, tetryl có thể tồn tại ở dạng bụi trong không khí. Nó có thể hòa tan được một lượng nhỏ trong nước hay trong các chất lỏng khác. Tetryl có tốc độ nổ 7.570 m/s. Sử dụng Tetryl được sử dụng chủ yếu trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Chiến tranh thế giới lần thứ hai và các cuộc xung đột sau đó. Tetryl thường được sử dụng chỉ mình nó, mặc dù đôi khi có thể được tìm thấy ở dạng hợp phần. Trong lĩnh vực quân sự, Tetryl được sử dụng làm thuốc nổ mồi, thường ở dạng viên nén, nó cũng được sử dụng để nhồi vào các đầu đạn cỡ nhỏ từ 20 mm - 37 mm do nó có khả năng tạo ra nhiều mảnh văng hơn so với TNT.

Thuốc nổ TNT (còn gọi là TNT, Tôlit, hay Trinitrotoluen) là một hợp chất hóa học có công thức C6H2(NO2)3CH3. Chất rắn màu vàng này là một loại chất thử trong hóa học nhưng nó là loại chất nổ nổi tiếng được dùng trong lĩnh vực quân sự. Sức công phá của TNT được xem là thước đo tiêu chuẩn về sức công phá của các quả bom và của các loại thuốc nổ khác (được tính tương đương với TNT). Đặc điểm nổ Trong phản ứng nổ, TNT được phân thành các sản phẩm: 2 C7H5N3O6 →3 N2 + 5 H2O + 7 CO + 7 C Phản ứng này thuộc loại tỏa nhiệt, nhưng nó cần năng lượng hoạt hóa cao. Do việc tạo ra các sản phẩm của cacbon, những vụ nổ TNT có muội khói, độc. Các tính chất nổ điển hình của TNT là: 1. Độ nhạy nổ với sóng xung kích: Không nhạy nổ 2. Độ nhạy nổ với cọ xát: Không nhạy nổ 3.Tốc độ nổ: 6900 m/s 4. Áp suất nổ ở 20 độ C: 150-> 600 Pa 5. Thử khối chì: 300ml/10g 6. Độ nhạy nổ với va chạm: 15 Nm 7. Độ nhạy nổ vứoi cọ xát: Đến 353 N(36 kg lực) Tính độc hại TNT độc hại với con người và khi tiếp xúc với da có thể làm da bị kích thích làm cho da chuyển sang màu vàng. Những người làm việc, tiếp xúc nhiều với TNT sẽ dễ bị bệnh thiếu máu và dễ bị bệnh về phổi. Những ảnh hưởng về phổi và máu và những ảnh hưởng khác sẽ phát triển dần và tác động vào hệ thống miễn dịch, nó cũng được phát hiện thấy ở những động vật đã ăn hay hít thở phải TNT. Có các bằng chứng về sự ảnh hưởng bất lợi của TNT đối với khả năng sinh sản của đàn ông, đồng thời TNT cũng đựoc ghi vào danh sách các chất có khả năng gây ung thư cho con người. Việc ảnh hưởng của TNT làm nước tiểu có màu đen. Một số khu đất thử nghiệm của quân đội đã bị nhiễm TNT. Nước thải từ vũ khí, bao gồm nước mặt và nước ngầm, có thể chuyển thành màu tím bởi sự hiện diện của TNT. Những sự ô nhiễm như vậy, gọi là "nước tím", có thể rất khó khăn và tốn kém để xử lý. Sử dụng TNT là một trong những chất nổ thông dụng nhất cho các ứng dụng của quân đội và công nghiệp. Giá trị của nó nằm ở chỗ không nhạy với sốc và ma sát, vì thế giảm thiểu nguy cơ nổ ngoài ý muốn. TNT nóng chảy ở 80°C (180°F), thấp hơn nhiều so với nhiệt độ mà nó tự phát nổ, nhờ đó nó có thể được trộn chung một cách an toàn với các chất nổ khác. TNT không hút nước hay hòa tan trong nước nên có thể sử dụng rất hiệu qua trong môi trường bị ẩm ướt. Hơn nữa, nó tương đối bền khi so sánh với các chất nổ mạnh khác. Cách thuốc nổ khác có thành phần chính của TNT RDX Hexogen (còn được gọi là RDX, cyclotrimethylenetrinitramine, cyclonite, T4) là một loại thuốc nổ đựoc sử dụng rộng rãi trong quân sự và ngành công nghiệp ứng dụng. Các tên gọi khác của nó là cyclotrimethylene-trinitramine and cyclotrimethylene trinitramine. Ở dạng tinh khiết, RDX có dạng tinh thể rắn, màu trắng. Nó tương đối nhạy nổ, thường đựoc sử dụng ở dạng hỗn hợp với các loại thuốc nổ khác có độ nhạy nổ kém hơn, hoặc với các chất phụ gia làm giảm độ nhạy nổ để nhồi vào trong các loại bom, đạn, mìn, tên lửa, rốc két. Nó ổn định trong tích trữ và đựoc xem là một trong những chất nổ mạnh nhất trong những loại thuốc nổ quân sự. RDX là thành phần cơ bản trong rất nhiều loại thuốc nổ quân sự: composition A (hỗn hợp của RDX và xáp làm dẻo), composition A5, composition B (RDX+ TNT), composition C (hỗn hợp RDX, chất nổ khác, chất làm dẻo), composition D, HBX ( hỗn hợp RDX, TNT, bột nhôm, xáp), H-6, cyclotol và thuốc nổ dẻo C4 (hay còn có tên M112). RDX cũng đựoc sử dụng như là thành phần chính trong nhiều loại thuốc nổ để kích nổ cho vũ khí hạt nhân. Đặc tính Tốc độ nổ của RDX ở mật độ 1.76 grams/cm³ là 8.750 m/s. Nó là chất rắn không màu, ở mật độ lớn nhất theo lý thuyết 1.82 g/cm³. Nó đựoc tạo thành nhờ phản ứng cô đặc axit nitric với hexamine. (CH2)6N4 + 4HNO3 → (CH2-N-NO2)3 + 3HCHO + NH4+ + NO3- Nó là một mạch vòng, bắt đầu bị phân hủy ở khoảng 170°C và nóng chẩy ở 204°C. công thức phân tử của nó là: hexahydro-1,3,5-trinitro-1,3,5-triazine hay (CH2-N-NO2)3. Lịch sử Việc phát minh ra RDX được xác định từ khoảng những năm 1890, khi một người Đức tên là Hans Henning cung cấp nó như một loại thuốc y khoa. Đặc tính nổ của nó không đựoc khám phá đến tận năm 1920. Vào những năm 1920, RDX đã đựoc sản xuất bằng cách nitro hóa của hexamin. RDX được sử dụng ở cả hai phe trong Đệ nhị thế chiến. Ở Vương quốc Anh RDX đã được sản xuất tại một nhà máy ở RGPF Waltham Abbey năm 1938 và tại một phòng nghiên cứu trong Xưởng chế tạo vũ khí và đạn dược Hoàng gia, Woolwich. Có rất nhiều cách giải thích về tên gọi RDX theo các cách khác nhau (ví dụ Royal Demolition eXplosive: viết tắt là RDX). Ấn phẩm đầu tiên giới thiệu ở Anhdcos tên gọi RDXlà tên gọi chính thức xuất hiện vào những năm 1948.

PETN PETN (pentaerythritol tetranitrat, tên thường gọi: penthrit; công thức hóa học: C(CH2ONO2)4) là môt trong số những chất nổ mạnh nhất đã biết, nó nhậy nổ ma sát và nhậy nổ chấn động hơn TNT, không bao giờ sử dụng một mình làm thuốc dẫn nổ. PENT ban đầu được dùng làm thuốc dẫn nổ và thuốc nổ chính của đạn nhỏ, nay nó được dùng làm thuốc nổ sau trong kíp nổ, được dùng làm thuốc lõi của dây truyền nổ. Trong dược phẩm, PETN được dùng làm thuốc dãn mạch như glyceryl trinitrat, "lentonitrat", là PETN nguyên chất. Tính chất Là một chất hóa học bền. Bảo quản vận chuyển dễ hơn RDX. Tan mạnh trong methyl acetate, có thể phân hủy trong acetone, tan một ít trong ethanol và benzene. Tốc độ truyền nổ của PETN khi mật độ 1,7 g/cm³ là 8.400 m/s. Mật độ tối đa của tinh thể khoảng 1,773 g/cm³, chảy ở 141°C. Các thông số kỹ thuật: 1.Nhiệt độ phát nổ 215°C 2.Trị tương đương TNT: 1,66 3.Trị thử khối chì: 52,3 4.Năng lượng nổ: 5.8 MJ/kg Ảnh hưởng tới môi trường PETN không phải là một chất có sẵn trong tự nhiên, nên nó ảnh hưởng không tốt với môi trường. PETN bị phân hủy bởi vi khuẩn, khi nó thải ra từ phân hay nước tiểu chưa xử lý, hoặc sản phẩn không bảo quản. Theo một số báo cáo, PETN bị phân hủy bởi vi khuẩn, denitrat chuyển thành các trinitrat và dinitrat, pentaerythritol dinitrat là sản phẩm cuối cùng được biết đến, sau đó chưa rõ. Điều chế Nitrát hóa pentaerythritol, bằng hốn hợp axít sulfuric và axít nitric đậm đặc. Một phương pháp được ưa chuộng là ICI, theo phương pháp này, người ta nitrát hóa bằng riêng axít nitric đậm đặc, việc trộn axít có thể tạo ra các sản phẩm chứa lưu huỳnh không ổn định. C(CH2OH)4 + 4HNO3 → C(CH2ONO2)4 + 4H2O Lịch sử Được điều chế lần đầu năm 1891 bởi Tollens và Wiegand bằng nitrát hóa pentaerythritol, thu được từ acetaldehyde và formaldehyde. PETN được trộn vào thuốc tạo khói yếu Thieme năm 1894. Sau khi Chính phủ Đức xác nhận và bảo hộ, PETN được khảo cứu tính nổ mạnh từ 1912, và sản xuất. Một số người cho rằng PETN được quân Đức dùng trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. [2]. Tuy nhiên, việc sử dụng này nếu có chỉ là thuốc nổ rời. Người Đức cho rằng những ứng dụng công nghiệp đầu tiên năm 1926, tên công nghiệp Pentaerythrit. Lúc này dược dùng làm kíp nổ và trộn với TNT làm thuốc nhồi đạn cỡ nhỏ. PETN là một thành phần của thuốc nổ dẻo Semtex.

HMX HMX, thường gọi octogen hoặc cyclotetramethylene-tetranitramine. Các tên khác: Octogen, Oktogen, beta-Hmy, beta-HMX, Tetramethylenetetranitramine, HW 4, CHEBI:33176, Cyclotetramethylene Tetranitramine, HSDB 5893, EINECS 220-260-0, octahydro-1,3,5,7-tetranitro-1,3,5,7-tetrazocane, tetrahexamine tetranitramine, LX 14-0 HW 4. Như là RDX, có nhiều cách hiểu sai tên HMX, như: High Melting eXplosive (thuốc nổ khó nóng chảy), Her Majesty's eXplosive (thuốc nổ ma thuật) hay High-velocity Military eXplosive (thuốc nổ tốc độ cao). Thật ra là "High-Molecular-weight rdX" (RDX có phân tử lượng cao). HMX là một chất nổ mạnh và an toàn. Tính chất Chất rắn không mầu nhiệt độ nóng chảy 276°C đến 286°C, Phân hủy 280°C, phát nổ 337°C mật độ cao nhất 1,91 g/cm³, mật độ tinh thể cao nhất khoảng 1,96. Có tan nhưng không đáng kể trong nước: 20°C khoảng 5 mg/l. Chịu nén tại 20°C: 4.4 10-14 mbar. Năng lượng nổ: 5,7 MJ/kg. Trị thử khối chì: 48. Thể tích sinh khí: 0,9085 l/g Trị tương dương TNT:1,7. Nhậy nổ do va chạm: 7,4Nm. Khó tan trong axít sulfuric và dung dịch kiềm soda, tan trong acetone ít hơn nhiều RDX. Bằng tính chất đó người ta tách HMX ra, HMX kết tinh trước, Dimethyl sulfoxide và Nitromethane còn lại. Phân tử HMX gồm vòng 8, 4 nguyên tử carbon và 4 nguyên tử Nitơ xen kẽ nhau, mỗi nguyên tử Nitơ có một nhóm nitro bám vào. Vì phân tử lượng lớn, nên đây là một trong những chất nổ tốt nhất, như HNIW và octanitrocubane, giá trị của HMX tăng do an toàn. Sản xuất Nó được sản xuất bằng cách nitrat hóa hexamine có mặt acetic anhydride, paraformaldehyde và ammonium nitrate. RDX sản xuất bằng phương pháp Bachmann thông thường chứa 8%-10%HMX. HMX xuất hiện cùng RDX từ những năm 1930, nhưng người ta rất khó phân lập chúng. Điều này làm sản phẩm RDX không ổn định, do tỷ lệ HMX và các chất nổ khác thay đổi, nhưng lúc dó người ta chưa giải thích được thành phần HMX. Đến đầu những năm 1940, người ta phát triển các phương pháp mới sản xuất RDX, nhưng phương pháp này làm tăng thành phần HMX trong đó, từ đó người ta tách riêng được HMX. Ở Đức phát triển phương pháp sản xuất RDX mới là phương pháp KA, gần giống phương pháp Bachmann, HMX được tinh chế và thí nghiệm các đặc tính, nhưng kết quả không cho thấy nó trội hơn RDX. Năm 1940, W. E. Bachmann và John Sheehan phát triển phương pháp sản xuất RDX mang tên ông ở Mỹ, ông cũng nhận thấy đồng sản phẩm lạ làm tính chất của RDX không dồng đều. Đến năm 1943 ông tìm được cấu trúc phân tử của HMX và một phương pháp sản xuất nhiều HMX. Điều đó đưa HMX vào các ứng dụng. Ứng dụng Đây là một chất nổ rất mạnh, tin cậy, ổn định, những ưu điểm đó nó thay thế cho chất RDX. Ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của thuốc nổ, như ngòi nổ bom hạt nhân, chất nổ dẻo, nhiên liệu tên lửa rắn. Ứng dụng lớn của HMX là các đầu đạn có liều nổ lõm, nó ổn định khi bắn đi, thời điểm nổ chính xác và tốc độ truyền nổ nhanh rất cần thiết cho loại đầu đạn này. Chất nổ HMX thông thường dùng làm thuốc nổ bằng dạng octol chứa 75%HMX, 25%TNT. Thuốc nổ này có thể nấu chảy, đúc. Thứ này dùng được ở đầu đạn xuyên phá, ở đó HMX không dễ kích nổ như RDX và rất mạnh. HMX hay được dùng làm trạm truyền nổ, tốc độ truyền nổ cao tạo thuận lợi cho các thuốc nổ khác phát nổ đồng đều. Một kíp nổ bằng loại thuốc nổ khác kích nổ trạm truyền nổ HMX, trạm này lan truyền phản ứng nổ trong khối thuốc chính làm bằng loại thuốc nổ chậm hơn, vai trò của HMX như vậy còn được gọi là thuốc nổ trên. HMX cũng được dùng trong các dây truyền nổ do tính tin cậy cao. Dây truyền nổ có tốc độ truyền rất cao so với dây cháy. HMX dùng trong động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, nó tạo ra ít khói, điều này thuận lợi cho việc điều khiển tên lửa và khả năng địch phát hiện ra vị trí bắn.

Chất nổ hạt nhân Một loại chất nổ hạt nhân lạ, đang được Bộ Quốc phòng Mỹ phát triển, có thể làm lu mờ sự khác biệt quan trọng giữa vũ khí thông thường và hạt nhân. Nó cũng làm dấy lên sự lo ngại rằng các vũ khí được dựa trên công nghệ này có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang mới. Chất nổ hoạt động bằng cách kích thích hạt nhân của các nguyên tố nhất định giải phóng năng lượng song không liên quan tới phản ứng phân hạch hoặc tổng hợp hạt nhân. Năng lượng, được giải phóng dưới dạng bức xạ gamma, lớn gấp hàng nghìn lần so với chất nổ hoá học thông thường. Công nghệ này đã được đưa vào ứng dụng tại Công ty Militarily Critical Technologies List trực thuộc Bộ Quốc phòng. Nó có tiềm năng cách mạng hoá mọi khía cạnh của chiến tranh. Trong nhiều năm, giới khoa học biết rằng hạt nhân của một số nguyên tố chẳng hạn như hafnium có thể tồn tại trong trạng thái năng lượng cao (chất đồng phân hạt nhân). Nó chậm chạp phân rã thành trạng thái năng lượng thấp bằng cách phát ra tia gamma. Chẳng hạn như hafnium-178m2, dạng đồng phân hạt nhân bị kích thích của hafnium-178, có chu kỳ bán rã 31 năm. Họ phát hiện tiến trình này có thể gây nổ khi Carl Collins và đồng nghiệp thuộc ĐH Texas chỉ ra rằng có thể làm cho hafnium-178m2 phân rã bằng cách sử dụng tia X năng lượng thấp bắn phá nó. Thí nghiệm đó giải phóng năng lượng lớn gấp 60 lần năng lượng đầu vào và có thể là lớn hơn nữa. Trước khi sử dụng hafnium làm chất nổ, người ta phải ""bơm"" năng lượng vào hạt nhân của nó. Giống như các electron trong nguyên tử bị kích thích khi nguyên tử hấp thụ photon, hạt nhân hafnium có thể bị kích thích bằng cách hấp thụ photon năng lượng cao. Sau đó, hạt nhân trở lại trạng thái năng lượng thấp nhất của nó bằng cách phát ra một photon tia gamma. Ban đầu, các chất đồng phân hạt nhân được coi là một phương tiện dự trữ năng lượng song khả năng đẩy nhanh quá trình phân rã đã làm Bộ Quốc phòng Mỹ quan tâm. Họ đang xem xét sử dụng các vật liệu khác chẳng hạn như thorium và niobium. Hiện phương pháp sản xuất liên quan tới việc bắn phá tantalum bằng proton, làm nó phân rã thành hafnium-178m2. Để làm được điều đó cần có lò phản ứng hạt nhân hoặc máy gia tốc hạt. Tuy nhiên, chỉ có thể sản xuất được một lượng nhỏ hafnium-178m2 mà thôi. Hiện Phòng nghiên cứu của Không quân Mỹ tại Kirtland, bang New Mexico, mua hafnium-178m2 từ Công ty nghiên cứu và phát triển SRS Technologies. Công ty này tinh lọc hafnium từ vật liệu hạt nhân còn thừa từ các thí nghiệm khác và đang thực hiện hợp đồng sản xuất nguồn hafnium-178m2 thí nghiệm với số lượng nhỏ, chưa tới 1 phần 10.000 của 1gr. Trong tương lai, có thể có những phương pháp sản xuất hafnium-178m2 rẻ hơn chẳng hạn bắn phá hafnium thông thường bằng photon năng lượng cao. Hill Roberts, một nhà khoa học tại SRS, tin rằng công nghệ sản xuất hafnium-178m2 số lượng nhỏ sẽ ra đời trong vòng 5 năm nữa. Giá thành sản xuất sẽ cao, tương đương với uranium làm giàu (hàng nghìn đola/kg). Tuy nhiên, không giống uranium, có thể sử dụng hafnium-178m2 với bất kỳ số lượng nào vì nó không cần khối lượng lớn để duy trì phản ứng hạt nhân. Chất nổ hafnium cực mạnh. Một gram chất đồng phân hạt nhân hafnium nhiễm điện hoàn toàn có thể chứa năng lượng mạnh hơn 50kg chất nổ TNT. Một vụ nổ chất đồng phân hạt nhân sẽ giải phóng tia gamma năng lượng cao, có khả năng giết mọi sinh vật sống trong khu vực gần kề. Nó gây ra ít bụi phóng hơn so với một vụ nổ phân hạch hạt nhân. Tuy nhiên, chất đồng phân hạt nhân chưa nổ sẽ bị phân tán dưới dạng các hạt phóng xạ nhỏ, làm cho nó trở thành một loại bom ""bẩn"", có thể gây ra các vấn để sức khoẻ lâu dài cho bất kỳ ai hít phải nó.

Chất nổ thế hệ mới: Mạnh hơn, an toàn hơn Các nhà khoa học Đức vừa phát triển thành công một loại chất nổ thế hệ mới, mạnh hơn các loại chất nổ “truyền thống”, ít có khuynh hướng nổ đột ngột, và tạo ra ít chất khí độc hại hơn. Trong nghiên cứu mới về loại chất nổ thân thiện với môi trường này, hai nhà khoa học Thomas M. Klapötke và Carles Miró Sabate cho biết rằng các loại chất nổ “truyền thống” được sử dụng rộng rãi trong quân sự, như TNT, RDX và HMX, có chứa nhiều carbon và sản sinh ra nhiều khí độc khi được kích nổ. Các loại chất nổ “truyền thống” không chỉ làm ô nhiễm môi trường, mà còn có độ nhạy cao với các tác động vật lý, như sự va chạm mạnh và tia lửa điện, nên cực kỳ nguy hiểm khi sử dụng. Theo nhóm nghiên cứu, chất nổ thế hệ mới phải “xanh” hơn và an toàn hơn. Để đáp ứng yêu cầu đó, Klapötke và Sabate đã dùng loại nguyên liệu mới tên là tetrazoles mà hầu hết năng lượng nổ của nó có nguồn gốc từ nitrogen thay vì carbon. Họ đã nhận diện được 2 loại tetrazoles có nhiều triển vọng và từ 2 loại nguyên liệu này, nhóm nghiên cứu đã tạo ra những “quả bom” bé xíu và kích nổ chúng trong phòng thí nghiệm. Kết quả thử nghiệm cho thấy so với các loại thuốc nổ thông thường hiện nay, loại chất nổ mới này ít nhạy với chấn động hơn và phát ra ít khí độc hơn khi nổ. Nghiên cứu này sẽ được công bố trên tập san Hóa học vật liệu của Hội Hóa học Hoa Kỳ ngày 24/6.

Các chất này, thường được gọi là các chất phá nổ, để đốt cháy bột và thuốc nổ. Nhóm này bao gồm: A. Ngòi an toàn và ngòi nổ. Ngòi an toàn (ngòi chậm hoặc ngòi Bickford) là những bộ phận được thiết kế để chuyển ngọn lửa về phía bộ phận đánh lửa hoặc kíp nổ thông thường. Chúng thường được bao bọc bằng lớp vải dệt mỏng, được quét hoặc thấm cao su hoặc nhựa, có chứa một linear charge thuốc súng. Ngòi nổ dùng để cuyển một hoặc hai bộ phận nổ, và thường bao gồm lõi pentrite hoặc thuốc nổ khác trong một lớp bọc không thấm nước bằng vải dệt hoặc nhựa (ngòi co giãn) hoặc trong vỏ bằng chì hoặc kẽm (ngòi được bọc chì hoặc kẽm). Trong một số trường hợp phần thuốc nổ được đặt sẵn, trong một lớp mỏng, trong mặt trong của ống nhựa. Chúng hay được dùng nhất trong trong khai thác mỏ và mỏ đá và trong các điểm xây dựng của dân cư. B. Nụ xoè hoặc Kíp nổ. 1. Nụ xoè bao gồm một hộp nhỏ, thường là bằng kim loại, chứa một hỗn hợp có thành phần cơ bản là trinitroresorcinate chì (styphnate) với tetrazene và nhiều chất dùng để oxy hoá và chất tác nhân giảm; ống của hỗn hợp chất nổ này thường có trọng lượng giữa 10 và 200mg. Các loại kíp này dùng để cố định hộp thuốc nổ và đánh lửa bột phóng. 2. Kíp nổ cọ sát hoặc ống bắn thường bao gồm hai kim loại đồng tâm hoặc ống các tông có chứa những hộp khác nhau. Các hộp thuốc nổ trong ống trong được đánh lửa bằng dây kim loại hình răng cưa và như vậy đốt cháy hộp thuốc ở giữa hai ống mà truyền sự đánh lửa. Giống như kíp được nêu ở phần (1) trên đây, ống bắn dùng để bắn bột phóng. 3. Kíp nổ có chứa lượng nhỏ chất nổ thêm một lượng, ví dụ như pentrite, hexogen hoặc tetryl trong một ống kim loại hoặc nhựa dưới một nắp bảo vệ chúng thường được dùng để đánh lửa những chất nổ đã được pha chế từ bột phóng và thường được đốt cháy bằng ngọn lửa từ ngòi an toàn dẫn tới chúng. C. Bộ phận đánh lửa Nhóm này bao gồm: 1. Bộ phận đánh lửa điện bao gồm một đầu ngòi điện và một lượng nhỏ bột đánh lửa, thường là thuốc súng. Một đầu ngòi điện bao gồm hai vật dẫn điện được ở hai đầu cách điện của một dây tóc kim loại dẫn điện được hàn lại để tạo thành một cầu chịu điện; Dây tóc kim loại này được gắn trong một chuỗi hạt đánh lửa. Nó được dùng để đánh lửa hoặc tạo ra tiếng nổ. 2. Bộ phận đánh lửa hoá học như những bộ phận bao gồm một hình trụ có đựng một ống thuỷ tinh chứa đầy chất hoá học (ví dụ, axit sulphuric) và một lượng chlorat kali, hai chất này được tách biệt nhau bằng một màng kim loại. Khi ống thuỷ tinh này vỡ ra thì axit ăn màng kim loại (nó hoạt động như một yếu tố cản trở) và phản ứng với chlorate kali, tạo ra nóng gắt có khả năng đánh lửa bột hoặc ngòi an toàn. D. Kíp nổ điện. Kíp nổ diện bao gồm một đầu ngòi điện, được mô tả trong phần C.1 ở trên, trong một ống kim loại (hoặc có thể là nhựa), một lượng nhỏ chất nổ mồi (50 đến 500mg của một chất có thành phần cơ bản là azide chì) và một lượng lớn hơn chất nổ khác (Ví dụ, pentrite, hexogen hoặc tetryl). Nhóm này cũng bao gồm kíp nổ điện được gọi là ngòi nổ điện. Những ngpòi nổ này thường được thu nhỏ, và đầu ngòi có thể được thay thế bằng việc hợp hất, trong thành phần đầu tiên chất cho thêm vào làm cho kết cấu có khả năng dẫn điện và có thể làm cho nó bị đốt cháy bằng phương pháp quy nạp. Nhóm này không bao gồm: a. Dải hoặc cuộn amorce paraffin được dùng trong đèn mỏ, không dùng làm nắp van đẩy của đồ chơi. b. Những hàng hoá không chứa bất kỳ một lượng chất nổ hoặc dễ cháy nào (những nắp nhỏ, ống, thiết bị điện, vv..) chúng được phân theo bản chất của chúng theo riêng từng nhóm. c. Vỏ ngòi và vỏ đạn có hoặc không có nắp.

Nhắn tin cho tác giả Đỗ Đình Toản @ 12:26 03/07/2012 Số lượt xem: 9128 Số lượt thích: 0 người

Từ khóa » Thành Phần Của Thuốc Nổ Dẻo C4