Chế Biến - Giải Pháp Nâng Cao Giá Trị Nông Sản Lâm Đồng
Có thể bạn quan tâm
Cũng như nhiều địa phương trong cả nước, do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, nên những tháng gần đây, giá nhiều mặt hàng nông sản của nông dân Lâm Đồng biến động mạnh. Thậm chí nhiều thời điểm, nông sản bị ùn ứ, gây thất thu cho nhà nông. Trước tình hình đó, sơ chế, chế biến nông sản được xem là một trong những giải pháp giúp các sản phẩm nông nghiệp ở Lâm Đồng nâng cao chất lượng, thuận tiện trong việc tìm đầu ra.
Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Nông sản Phong Thúy (huyện Đức Trọng) có xưởng sơ chế rộng 2.500 m2. Bình quân mỗi năm, doanh nghiệp này sơ chế khoảng 8.500 tấn rau, củ, quả các loại. Đặc biệt, với trái cà chua, hệ thống phân loại nông sản vận hành hết sức hiệu quả, năng suất phân loại khoảng 200 tấn/tháng. Hệ thống phân loại nói trên đã giúp Công ty Phong Thúy giảm 75% công lao động mỗi ngày. Hiệu quả của các giải pháp sơ chế nông sản mang lại khả quan đã khuyến khích doanh nghiệp tăng cường liên kết với các HTX, tổ hợp tác và hàng chục nông hộ (ở TP. Đà Lạt và các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng...) hợp đồng cung ứng nông sản cho những đối tác là các siêu thị, chợ đầu mối, doanh nghiệp trong cả nước. Ngoài những nông hộ liên kết, Công ty Phong Thúy còn làm dịch vụ phân loại nông sản cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu ở nhiều địa phương trong tỉnh. Hoạt động sơ chế nông sản đảm bảo như thế đã góp phần hình thành các liên kết sản xuất - cung ứng nông sản hoạt động hiệu quả.
Trong sản xuất nông nghiệp, chế biến đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngoài việc đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng - nhất là thị trường xuất khẩu, các sản phẩm chế biến có thời gian bảo quản lâu, nên giảm được tổn thất khi chưa thể tiêu thụ ngay. Phát triển công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch giúp nông sản thâm nhập những thị trường lớn, nhất là khi phần lớn các rào cản thuế quan của nhiều mặt hàng nông sản chế biến được dỡ bỏ theo cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Chính tầm quan trọng đó mà thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng luôn chú trọng đẩy mạnh đầu tư phát triển hoạt động sơ chế, chế biến nông sản. Thống kê, toàn tỉnh có 118 doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, mỗi năm chế biến được khoảng 44.210 tấn thành phẩm. Đối với cây công nghiệp, đã có 167 công ty chế biến chè với quy mô gần 38.600 tấn thành phẩm/năm, 25 doanh nghiệp hoạt động chế biến cà phê (với quy mô chế biến trên 190.000 tấn) và trên 250 cơ sở sơ chế nhỏ lẻ quy mô hộ cá thể (với công suất khoảng gần 110.000 tấn cà phê nhân…). Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng còn có hàng trăm doanh nghiệp, cơ sở chế biến trái cây, atisô, macca…
Sự đầu tư và phát triển tương đối mạnh mẽ các hình thức sơ chế, chế biến nông sản thời gian qua đã góp phần rất lớn nâng cao giá trị nông sản Lâm Đồng. Ví dụ dễ nhận thấy là với mặt hàng cà phê, sau khi được rang xay, chế biến, giá trị 1 kg cà phê tăng gấp từ 3 đến 6 lần. Hoặc với trái hồng Đà Lạt, nếu bán tươi chỉ có giá trung bình từ 5.000 đến 7.000 đồng/kg. Nhưng khi đã được sấy khô, giá bán đã tăng lên từ 100.000 đến 150.000 đồng/kg; hồng khô treo gió, giá trị tăng lên từ 300.000 đến 400.000 đồng/kg… Hiệu quả khả quan, nhiều doanh nghiệp, HTX và nông hộ đã chú trọng hơn đến khâu sơ chế, chế biến nông sản trước khi xuất bán cho bạn hàng.
Nhà nông Đặng Bình Phúc, chuyên canh các loại rau, củ, quả ở xã Xuân Thọ (thành phố Đà Lạt) cho biết, sau khi thu hoạch, anh cũng như nhiều nhà nông ở địa phương thường tiến hành sơ chế, làm sạch nông sản ngay tại vườn. Điều đó, vừa giúp các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo cả về mẫu mã, chất lượng, vừa góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp khi cung ứng cho thị trường.
Mục tiêu mà tỉnh Lâm Đồng đặt ra là đến năm 2025, tỷ lệ nông sản được sơ chế đạt trên 80%, tỷ lệ nông sản qua chế biến đạt 25% tổng sản lượng, giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 13%... Hiện, nhiều giải pháp tiếp tục được triển khai, nhằm tiếp thêm lực cho hoạt động sơ chế, chế biến nông sản phát triển, đáp ứng ngày càng đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt, trong những thời điểm thị trường tiêu thụ khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, chính các giải pháp sơ chế, chế biến đã góp phần rất lớn nâng cao chất lượng và giá trị nhiều mặt hàng nông sản Lâm Đồng. Đó là cơ sở để bà con nông dân các địa phương tham gia chuỗi liên kết sản xuất – cung ứng nông sản hiệu quả và bền vững hơn./.
Anh Vũ - Đài PT-TH Lâm Đồng
Từ khóa » Sơ Chế Sản Phẩm Nông Nghiệp
-
KỸ THUẬT SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP ...
-
Chế Biến, Bảo Quản Sản Phẩm Nông Nghiệp Tại Hà Nội
-
Sơ Chế, Bảo Quản Nông Sản Sau Thu Hoạch - Báo Thanh Hóa
-
Danh Mục Sản Phẩm Thực Phẩm Do Bộ Nông Nghiệp Cấp Phép ATTP
-
Thu Hoạch, Sơ Chế, Bảo Quản, Chế Biến Sản Phẩm Cây Trồng
-
Khái Niệm Nông Sản Chế Biến, Hàng Nông Sản Theo Hiệp định Nông ...
-
Yêu Cầu Phát Triển Cơ Sở Sơ Chế, Chế Biến Nông Sản - Báo Đắk Nông
-
Nâng Giá Trị Nông Sản Bằng Công Nghệ Thông Tin - Hànộimới
-
Khai Giảng Lớp “Tập Huấn Sơ Chế, Bảo Quản, Chế Biến Sản Phẩm Sau ...
-
Đảm Bảo Tổ Chức Sản Xuất, Thu Hoạch, Chế Biến Và Tiêu Thụ Nông Sản ...
-
Chú Trọng Bảo Quản Nông Sản Sau Thu Hoạch Góp Phần Nâng Cao ...
-
Đắk Nông Phát Triển Cơ Sở Sơ Chế, Chế Biến Sâu Nông Sản
-
Hỗ Trợ Nông Dân Bảo Quản, Sơ Chế Các Mặt Hàng Nông Sản
-
QĐ 01/2012/QĐ-TTg Về Một Số Chính Sách Hỗ Trợ Việc áp Dụng Quy ...
-
Nâng Cao Giá Trị Nông Sản - Bài Cuối: Đầu Tư Cho Công Nghiệp Chế Biến
-
Đẩy Mạnh Sản Xuất, Chế Biến Nông Sản - Báo Nhân Dân
-
Kế Hoạch Bảo đảm An Toàn Thực Phẩm Trong Lĩnh Vực Nông Nghiệp ...
-
Sản Phẩm Nông Nghiệp Qua Sơ Chế Có Kê Khai, Nộp Thuế GTGT Không?