Chế Biến Thức ăn Cho Cá Từ Các Sản Phẩm Nông Nghiệp - Tép Bạc
Có thể bạn quan tâm
Các sản phẩm nông nghiệp chế biến thức ăn cho cá
- Cám gạo: Đây là nguồn phụ phẩm rẻ và nhiều từ xay xát lúa gạo. Trong cám gạo hàm lượng đạm dao động từ 8 - 10 %. Cám gạo sau khi nghiền cần phơi khô dưới nắng nhẹ, sau đó để nguội và bảo quản để chế biến dần làm thức ăn cho cá.
- Hạt đậu tương: Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng chủ yếu trong thành phần thức ăn của cá, nó quyết định phần lớn đến chất lượng thức ăn do chứa hàm lượng đạm cao từ 45 - 50 %.
- Ngô hạt: Đây là nguồn nguyên liệu có hàm lượng tinh bột cao, lượng đường thấp, hàm lượng đạm từ 8 - 13%. Ngoài ra trong hạt ngô còn chứa các nguyên tố vi lượng và khoáng chất như các vitamin B1, vitamin PP...
- Sắn khô: Là nguồn nguyên liệu nhiều và dễ kiếm, giá thành rẻ và là thành phần chính làm tăng độ kết dính của thức ăn khi phối trộn. Sắn được xay nhỏ, phơi khô để bảo quản dùng dần.
- Các loại rau xanh: Gồm lá sắn, rau ăn các loại như rau muống, lá su hào, bắp cải...là các sản phẩm chứa nhiều khoáng chất, đạm thực vật và các loại vitamin...
- Cá tạp: Có hai nguồn cá tạp là cá tạp nước ngọt và cá tạp biển. Tuy nhiên, hiện nay người dân sử dụng chủ yếu là cá biển. Có thể kể một số nhóm cá chủ yếu sau: nhóm cá cơm, cá nục, cá trích, cá liệt, cá chỉ vàng,… Thành phần đạm các loại cá tạp dao động từ 44,1% (như đầu cá nục, đầu cá trích…) đến 69,2% (như cá hố, cá cơm…). Hàm lượng khoáng của nhóm đầu cá khá cao (22 - 23,4%) trong khi ở cá tạp nguyên con là 11,5 - 16,9%.
Chất đạm đóng vai trò quan trọng nhất trong thành phần hóa học của thức ăn. Chất đạm từ cá được động vật thủy sản tiêu hóa rất tốt (>90%), cung cấp đầy đủ các acid min cần thiết cho cá nuôi. Hàm lượng chất béo của các loại cá tạp không khác nhau nhiều, dao động trong khoảng từ 15,3 - 19,3. Cá tạp là nguồn cung cấp các acid béo cần thiết và năng lượng trong thức ăn cho cá.
Lưu ý: Các sản phẩm nông nghiệp dùng để chế biến thức ăn cho cá phải được bảo quản an toàn không bị ẩm và nấm mốc gây hại. Những sản phẩm đã bị nấm mốc cần phải thải loại không được dùng để chế biến thức ăn cho cá và nuôi gia súc, gia cầm nhằm phòng tránh ngộ độc cho vật nuôi.
2- Tỷ lệ phối trộn thức ăn cho cá.
Để đảm bảo dinh dưỡng cho cá phát triển tốt, đạt chất lượng cao, người nuôi cần nắm vững nhu cầu dinh dưỡng của cá, trong đó nhu cầu chất đạm từng giai đoạn phát triển rất quan trọng. Việc sử dụng các chất cung cấp tinh bột như cám, tấm, mì lát… phải trong giới hạn, dùng quá nhiều cá sẽ không tiêu hóa hết, tích luỹ trong cơ thể dưới dạng mỡ hoặc thải ra ngoài làm ô nhiễm môi trường nuôi. Ngoài ra để tăng cường sức khỏe cho đàn cá cần bổ sung thêm vitamin (1 - 2%), đặc biệt là vitaminC.
(*) có thể thay thế bột cá bằng cá tạp theo tỷ lệ lượng cá tạp = lượng cá bột x 4
Tuỳ điều kiện của nông hộ mà áp dụng các phương thức chế biến khác nhau. Tuy nhiên việc nấu chín các nguyên liệu là cần thiết, đặc biệt là cám, bột sắn vì sẽ làm gia tăng độ tiêu hoá thức ăn, giảm lượng phân thải vào môi trường.
- Đối với những ao có nuôi cá trắm cỏ thì các sản phẩm thực vật như lá sắn, lá chuối non, các loại rau và các loại cỏ có thể cho ăn trực tiếp không cần qua khâu chế biến.
3- Các bước tiến hành chế biến thức ăn cho cá.
- Kiểm tra nguyên liệu trước khi chế biến, loại bỏ các sản phẩm bị mối mọt, nấm mốc.
- Cân, nghiền và phối trộn đều các nguyên liệu với nhau.
+ Cân các loại nguyên liệu sau khi đã nghiền nhỏ như cám gạo, ngô, sắn khô, đậu tương, rau xanh (và cá tạp nếu có) theo tỷ lệ định trước như phần trên sau đó phối trộn đều.
+ Sau khi đã nghiền nhỏ và phối trộn đều cần tiến hành nấu chín thức ăn, để nguội sau đó làm nhỏ thức ăn hoặc ép thành viên và cho cá ăn. Thức ăn chín giúp cá hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trong ao nuôi.
+ Phương pháp cho cá ăn: Tuỳ theo mật độ cá thả có trong ao mà có thể cho cá ăn từ 2 - 4 lần/ngày. Nên cho cá ăn ở một vị trí cố định trong ao. Thường xuyên kiểm tra thức ăn của cá nếu không hết cần giảm số lần cho cá ăn và số lượng thức ăn nhằm tiết kiệm nguồn thức ăn và đảm bảo vệ sinh môi trường ao nuôi do thức ăn thừa phân huỷ.
Ngoài phương pháp chế biến và sử dụng thức ăn cho cá như trên, người nuôi cần bổ sung một lượng nhỏ vitaminC vào thức ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho cá. Vitamin C có thể ở dạng viên rời hoặc viên nén đóng vỉ có bán tại các hiệu thuốc. Lượng vitaminC dùng khoảng từ 1,5 - 2g/1kg thức ăn. Mỗi tháng nên cho cá ăn bổ xung vitamin C một lần, mỗi lần cho cá ăn từ 3 - 5 ngày. Khi cho cá ăn cần nghiền nhỏ vitaminC thành bột mịn và trộn đều với thức ăn đã nấu chín.
Trên đây là các bước chế biến nguồn thức ăn trực tiếp cho cá, ngoài ra cần kết hợp tạo nguồn thức ăn gián tiếp cho cá bằng định kỳ bón phân chuồng hoai mục và phân vô cơ như đạm, lân,ka ly và vôi bột nhằm tạo nguồn thức ăn thuỷ sinh cho cá.
Sử dụng nguồn thức ăn được chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp như trên có thể giúp người nuôi cá tiết kiệm được được từ 30 - 40 % kinh phí so với thức ăn công nghiệp mà cá vẫn lớn nhanh và ít bị bệnh.
Từ khóa » Thức ăn đạm Cao Cho Cá
-
Tuyệt Chiêu Nuôi Cá Sạch, Lớn Nhanh
-
Thức Ăn Cho Cá Đạm Cao Giảm Giá, Thanh Toán Khi Nhận - Sendo
-
Có Gì Trong Thức ăn Cho Cá?
-
Thức Ăn Cho Cá Có Vảy De Heus – Lời Giải Cho Bài Toán Khó Về ...
-
Thức ăn Cá Giàu đạm Cho Cá Con, Cá Nhỏ, Cá Thủy Sinh - Shopee
-
Thức ăn Cho Cá Bột Từ 65% -72% Protein Từ Nhà Sản Xuất Trung Quốc
-
Thức ăn Cho Cá Có Vảy Tốt Nhất Mang Lại Năng Suất Cao - Cargill
-
9 Loại Thức ăn Cho Cá Cảnh Thủy Sinh Cực Tốt Và Kích Màu Cá
-
Chế Biến Thức ăn Cho Cá Giá Rẻ - Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học
-
9 Loại Thức ăn Cho Cá Cảnh Tốt Và Dễ Mua - Bách Hóa XANH
-
Nhu Cầu Protein (đạm) Cho Cá Tra - Tép Bạc
-
Thức ăn Công Nghiệp Cho Cá | Các Loại Thức ăn Cho Cá Mau Lớn
-
Top 10 Thức ăn Cho Cá Từ Thành Phần Tự Nhiên Cung Cấp đủ độ Dạm ...