Chế độ ăn Uống Tốt Nhất Dành Cho Người Bị Suy Giáp

Chế độ ăn uống có thể có tác động đáng kể đến các triệu chứng của suy giáp. Một số loại thực phẩm có thể cải thiện các triệu chứng, trong khi những loại khác có thể làm cho bệnh trở nên tồi tệ hơn hoặc gây trở ngại cho việc hấp thụ thuốc. Bài viết dưới đây sẽ đưa một số gợi ý về chế độ ăn uống tốt cho người mắc bệnh suy giáp.

Bệnh Suy giáp là gì?

Tuyến giáp là tuyến có hình bướm ở cổ họng. Hormone tuyến giáp giúp kiểm soát sự phát triển, sửa chữa tế bào và trao đổi chất. Khi bị suy giáp hoặc tuyến giáp kém hoạt động, có nghĩa là tuyến này sản xuất ít hormone hơn mức cơ thể cần. Các nghiên cứu đã chỉ ra phụ nữ có nguy cơ mắc suy giáp gấp 10 lần nam giới.

Suy giáp là gì?

Đa số những người mắc suy giáp nguyên phát là do viêm tuyến giáp Hashimoto, một bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch của bạn tấn công nhầm tuyến giáp của bạn. Còn lại là do các yếu tố di truyền, tiền sử dùng thuốc, thiếu i ốt,…

Những người bị suy giáp có thể cảm thấy mệt mỏi, rụng tóc, tăng cân, cảm thấy lạnh và cảm thấy chán nản, trong số nhiều triệu chứng khác. Tuy ở giai đoạn đầu suy giáp không có dấu hiệu gây ảnh hưởng đến cơ thể nhưng nếu không được điều trị kịp thời, suy giáp có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như béo phì, đau khớp, vô sinh, sinh con dị tật và bệnh tim mạch. 

Chế độ ăn uống tốt nhất dành cho người bị suy giáp

Chỉ riêng thực phẩm sẽ không chữa được bệnh suy giáp. Tuy nhiên, sự kết hợp của các chất dinh dưỡng và thuốc phù hợp có thể giúp phục hồi chức năng tuyến giáp và giảm thiểu các triệu chứng của người mắc.

Một số thực phẩm quan trọng để tăng cường sức khỏe tuyến giáp:

Iốt

Iốt là một khoáng chất thiết yếu cần thiết để tạo ra các hormone tuyến giáp. Do đó, những người thiếu iốt có thể có nguy cơ bị suy giáp.

Nếu bị thiếu i-ốt, cần bổ sung các thực phẩm hoặc muối ăn i-ốt vào bữa ăn hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu i-ốt hơn như rong biển, cá, sữa và trứng.

Tuy nhiên bổ sung iốt là không cần thiết, vì bạn có thể nhận được nhiều iốt từ chế độ ăn uống của mình. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hấp thụ quá nhiều khoáng chất này có thể gây hại cho tuyến giáp, gây bệnh bướu cổ.

Iốt là một khoáng chất thiết yếu cần thiết để tạo ra các hormone tuyến giáp

Selen

Selen là một vi chất dinh dưỡng giúp “kích hoạt” các hormone tuyến giáp và giúp mọi người tránh được bệnh tuyến giáp và tăng cường sức khỏe tổng thể. Khoáng chất thiết yếu này cũng có lợi ích chống oxy hóa, có khả năng bảo vệ tuyến giáp khỏi bị tổn thương bởi các phân tử gốc tự do.

Thực phẩm giàu selen bao gồm: cá ngừ, tôm, thịt bò, thịt gà, giăm bông, trứng, cháo bột yến mạch, bánh mì nguyên cám.

Tuy nhiên chúng ta chỉ cần bổ sung lượng selen vừa đủ, nếu dung nạp quá mức có thể gây ngộ độc cho cơ thể. 

Selen là một vi chất dinh dưỡng giúp “kích hoạt” các hormone tuyến giáp

Kẽm

Giống như selen, kẽm giúp cơ thể “kích hoạt” các hormone tuyến giáp. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kẽm có thể giúp cơ thể điều chỉnh TSH, hormone thông báo cho tuyến giáp tiết ra hormone tuyến giáp.

Tình trạng thiếu kẽm rất hiếm ở các nước phát triển, vì kẽm có nhiều trong nguồn cung cấp thực phẩm.

Tuy nhiên, nếu bị suy giáp, người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm như hàu và các loại động vật có vỏ khác, thịt bò và thịt gà.

Mốt số thực phẩm giàu chất Kẽm

Thực phẩm người mắc suy giáp nên tránh

Một số thực phẩm chứa chất dinh dưỡng có thể gây trở ngại cho sức khỏe tuyến giáp. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm bạn có thể ăn một cách điều độ. Những thực phẩm này chứa goitrogens hoặc được biết đến là chất gây kích ứng nếu tiêu thụ với số lượng lớn.

  • Thực phẩm làm từ đậu nành: đậu phụ, tempeh, đậu edamame, sữa đậu nành, v.v.
  • Các loại rau họ cải: bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, bắp cải, v.v.
  • Một số loại trái cây: đào, lê và dâu tây
  • Đồ uống: cà phê, trà xanh và rượu, chất có cồn.

Lời khuyên y tế

Để có một chế độ chăm sóc tốt nhất cho người mắc suy giáp thì bên cạnh việc bổ sung thực phẩm cần thiết để bảo vệ sức khỏe tuyết giáp, người bệnh cần bổ sung thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện sinh hoạt điều độ như: 

  • Nghỉ ngơi: cố gắng ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm. Ngủ ít hơn 7-8 tiếng có thể liên quan đến việc tích tụ mỡ, đặc biệt là quanh vùng bụng.
  • Tập yoga hoặc thiền: Yoga hoặc thiền có thể giúp bạn giảm stress và cải thiện sức khoẻ nói chung. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng yoga và thiền có thể giúp bạn duy trì cân nặng khoẻ mạnh.

Yoga hoặc thiền có thể giúp bạn giảm stress và cải thiện sức khoẻ nói chung

  • Cố gắng thực hiện chế độ ăn ít carb hoặc low carb: ăn lượng carbohydrate với lượng ít hoặc vừa phải sẽ rất hiệu quả trong việc duy trì cân nặng khoẻ mạnh. Tuy nhiên, tránh thực hiện chế độ ăn keto, bởi ăn quá ít carb có thể làm giảm lượng hormone tuyến giáp.

Nếu bản thân phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào hoặc nghi ngờ mắc suy giáp, chúng ta cần liên hệ ngay đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và thực hiện các phương pháp chẩn đoán cùng chuyên gia. 

Liên hệ Hotline 1900 2345 29 của Bệnh viện Đa khoa Hà Nội hoặc để lại thông tin tại đây, đội ngũ chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch theo yêu cầu.

Có thể bạn quan tâm

  1. Giải đáp thắc mắc: Bị u tuyến giáp có uống được tảo biển không?
  2. Người bệnh u tuyến giáp lành tính nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe?
  3. Mắc U xơ tuyến vú có được uống Collagen không?
  4. Phẫu thuật cắt u tuyến giáp không chảy máu – Bạn có tin ?

Từ khóa » Người Bị Suy Giáp Không Nên ăn Gì