Suy Giáp Nên ăn Gì Và Lời Khuyên Từ Chuyên Gia Y Tế - YouMed

Nội dung bài viết

  • Thế nào là bệnh suy giáp?
  • Người bệnh suy giáp nên ăn gì?
  • Những lưu ý trong việc ăn uống của bệnh nhân suy giáp

Bạn có biết chế độ dinh dưỡng là một trong những liệu pháp điều trị bệnh không dùng thuốc trong nền y học hiện đại. Phương pháp này hỗ trợ nhiều đối với bệnh nhân mắc các bệnh nội tiết, liên quan chuyển hóa, đặc biệt là suy giáp. Vậy người bệnh suy giáp nên ăn gì? Những chất dinh dưỡng nào sẽ cải thiện chức năng tuyến giáp? Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô sẽ bật mí câu trả lời trong bài viết sau đây. 

Thế nào là bệnh suy giáp?

Khi có bất kì rối loạn nào ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, nó sẽ giảm sản xuất các hormone như TSH, T3, T4. Những hormone này đóng vai trò vô cùng quan trọng, mang tính sống còn đến những chức năng khác trong cơ thể.

Nghiên cứu cho thấy rằng những người bị suy giáp thường có quá trình trao đổi chất chậm hơn so với người bình thường. Vì thế những cơ quan hoạt động trì trệ hơn, thể hiện rõ trong sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.

  • Giảm sự tập trung kèm chứng đãng trí.
  • Cảm giác bồn chồn, lo âu không rõ lý do.
  • Giảm nhịp tim bất thường.
  • Da khô, cảm giác lạnh không do ngoại cảnh.

Người bệnh suy giáp nên ăn gì?

Như đã nói, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh suy giáp. Người bệnh cần lưu ý những nhóm thực phẩm có lợi như sau:

3 vi chất cần thiết trong chế độ ăn cho người bệnh suy giáp

1. I-ốt

I-ốt là một khoáng chất thiết yếu cho sự sản sinh các hormon tuyến giáp. Do đó, tình trạng thiếu hụt i-ốt lâu dài sẽ dẫn đến suy giáp.

Tình trạng thiếu i-ốt rất phổ biến và ảnh hưởng đến gần một phần ba dân số thế giới. Tuy nhiên, nó thường chỉ phổ biến ở các nước kém phát triển.

Ở Việt Nam, từ sau khi có Nghị định số 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm ban hành vào ngày 28/1/2016, tỷ lệ bệnh suy giáp đã giảm nhanh chóng.1 Vậy nên, việc bổ sung những loại thuốc hay thực phẩm chức năng có chứa i-ốt là không cần thiết, vì i-ốt có thể được bổ sung từ bữa ăn hằng ngày.

suy giáp nên ăn gì
Muối i-ốt là thành tố rất có lợi cho bệnh suy giáp

Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lạm dụng, ăn quá nhiều muối hay những đồ ăn có i-ốt. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hấp thụ quá nhiều vi chất này có thể làm bất hoạt tuyến giáp.

2. Selen

Nếu như tuyến giáp được ví như nhà máy sản xuất hormon thì selenium được xem là một “người quản lý” vận hành các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể. Nhóm chất này có lợi ích chống oxy hóa, nó có thể bảo vệ tuyến giáp khỏi bị tổn thương bởi các phân tử gọi là gốc tự do.

Ta có thể dễ dàng bổ sung selen từ những món ăn quen thuộc như cá ngừ, cá mòi, trứng và các loại đậu. Bạn tránh dùng chất bổ sung selen trừ khi đã được bác sĩ tư vấn. Selen sẽ trở thành chất rất độc cho cơ thể nếu vượt quá mức tiêu thụ bình thường.

3. Kẽm

Tương tự như selen, kẽm giúp cơ thể “kích hoạt” các hormon tuyến giáp. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng kẽm có thể giúp cơ thể điều chỉnh TSH của tuyến giáp. Các nguồn thực phẩm giàu kẽm như hàu và các loại hải sản có vỏ khác, thịt bò và thịt gà.

Những thực phẩm cần thiết

Thực phẩm giàu i-ốt

Như đã nêu trên, i-ốt là vi chất có thể được hấp thụ thông qua bữa ăn hằng ngày bao gồm phô mai, sữa, muối ăn i-ốt, các loại trứng, hải sản, cá biển, rong biển, các loại rau màu xanh  đậm.

Thực phẩm giàu selen

Những món ăn giàu selen bao gồm: cá ngừ, tôm, thịt bò, thịt gà, jambon (thịt nguội), cá ngừ, cá mòi, trứng và các loại đậu, cháo hay bột yến mạch, bánh mì nguyên cám.

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm dồi dào trong những thực phẩm như: hàu, cua, thịt bò, thịt heo, thịt gà, hạt họ đậu, bí ngô, sữa chua.

Selen và kẽm được bổ sung thông qua bữa ăn hằng ngày.
Selen và kẽm được bổ sung thông qua bữa ăn hằng ngày.

Chất đường chuyển hóa chậm

Chất đường chậm giúp duy trì hoạt động tuyến giáp tối ưu. Những thực phẩm  như là: các loại đậu (trừ đậu nành), các loại ngũ cốc: gạo, ngô, khoai, sắn.

Ăn trái cây, rau củ quả tươi

Các loại trái cây chứa lượng khoáng chất, vitamin, enzym và chất chống oxy hóa dồi dào. Ví dụ một ly nước trái cây tươi như sinh tố chuối, sinh tố cà rốt,…

Món ăn thêm gia vị

Gia vị có tính kích thích vị giác giúp tăng thân nhiệt trong cơ thể. Từ đó chúng giúp lưu thông tại tuần hoàn tốt hơn cho người suy giáp. Những gia vị hữu ích như: hạt tiêu, gừng, ớt, quế.

Những lưu ý trong việc ăn uống của bệnh nhân suy giáp

Một khuyến nghị dinh dưỡng dành cho bệnh nhân suy giáp là bạn cần uống thuốc tuyến giáp của mình ít nhất 1–2 giờ trước bữa ăn sáng. Các chất dinh dưỡng này sẽ có hại cơ thể suy giáp. Bởi vì chúng ngăn bạn hấp thụ hoạt chất từ thuốc tuyến giáp.

Mẹo dành cho người bệnh

  • Đảm bảo cân bằng chất đạm, béo, đường bột trong bữa ăn.
  • Tăng cường nước ép hoa quả, đa dạng hóa các loại hoa quả tùy theo ý thích.
  • Thay thế muối ăn thông thường bằng muối i-ốt.
  • Thay đổi thói quen ăn bánh kẹo sang chế độ ăn các loại ngũ cốc.
  • Sử dụng thêm hạt tiêu, gừng, ớt, quế trong công thức chế biến món ăn hằng ngày.
  • Không ăn những chế phẩm hay thực phẩm từ đậu nành như tàu hủ, sữa đậu nành,…Hay bắp cải như súp lơ, củ cải, bắp cải, cải bẹ trắng.
  • Tránh dùng đồ béo hay thức ăn quá nhiều đường
  • Hạn chế tối đa thức uống có chứa caffeine  và rượu bia.
Sử dụng thêm hạt tiêu, gừng, ớt, quế trong công thức chế biến món ăn hằng ngày.
Sử dụng thêm hạt tiêu, gừng, ớt, quế trong công thức chế biến món ăn hằng ngày người bệnh

Nghiên cứu cho thấy i-ốt, selen và kẽm đặc biệt có lợi cho những người bị suy giáp. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên tránh bổ sung các thực phẩm chức năng có i-ốt và selen. Bạn chỉ nên bổ sung khi được bác sĩ yêu cầu. Bệnh nhân suy giáp dễ tăng cân. Chiến lược dinh dưỡng có thể giúp người bệnh duy trì cân nặng hợp lý. Đồng thời, việc ăn uống hợp lý cũng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả nhanh chóng.

Từ khóa » Người Bị Suy Giáp Không Nên ăn Gì