Chế độ Của Người Lao động Khi đi Làm Tết Nguyên đán?
Có thể bạn quan tâm
Trả lời:
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương 5 ngày vào dịp Tết âm lịch. Nếu đi trực, làm thêm vào ngày Tết, người lao động sẽ được trả lương làm thêm giờ.
Điều 98 Bộ luật Lao động nêu rõ người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hàng tuần ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Người lao động sẽ được nghỉ liên tục 9 ngày trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022 (Ảnh: Phạm Nguyễn) |
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Như vậy, nếu tính cả lương khi nghỉ, người lao động đi làm vào 5 ngày Tết nguyên đán sẽ được trả lương như sau: Nếu làm việc vào ban ngày nhận ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường; còn làm việc vào ban đêm nhận ít nhất 490% lương của ngày làm việc bình thường.
Về việc nghỉ bù khi đi làm thêm ngày Tết, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản dưới luật chỉ quy định trường hợp duy nhất được nghỉ bù dịp Tết là khi trùng ngày nghỉ lễ hàng tuần.
Cụ thể, Khoản 3 Điều 111 Bộ luật nhấn mạnh nếu ngày nghỉ hàng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại Khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, nếu ngày Tết Nguyên đán trùng với ngày nghỉ hàng tuần, người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc của tuần kế tiếp.
Do vậy, khi đi làm dịp Tết âm lịch, người lao động chỉ được tính lương làm thêm giờ chứ không được nghỉ bù vào ngày khác.
Pháp luật hiện hành nêu rõ việc đi làm thêm ngày Tết là do sự tự nguyện của người lao động. Nếu người sử dụng lao động ép nhân viên đi làm ngày Tết sẽ bị xử phạt hành chính.
Theo Điểm a Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, khi doanh nghiệp sử dụng người lao động làm thêm giờ thì bắt buộc phải có sự đồng ý của người đó. Trường hợp gây sức ép, buộc người lao động phải đi làm dịp Tết, chủ doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 17 tháng 01 năm 2022) với mức phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động 2019.
Tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi từ 40 - 50 triệu đồng (Khoản 2 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Đáng chú ý, trước đây, Khoản 3 Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP có quy định về trường hợp người lao động được nghỉ bù sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Tuy nhiên, hiện Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn chỉ ghi nhận trường hợp duy nhất được nghỉ bù dịp Tết là khi trùng ngày nghỉ lễ hàng tuần.
Theo đó, Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: Nếu ngày nghỉ hàng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại Khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Nếu ngày Tết nguyên đán trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc của tuần kế tiếp.
Ngoài ra, không còn quy định nào khác đề cập đến việc nghỉ bù dành cho người lao động đi làm vào ngày Tết. Do đó, người lao động chỉ được tính lương làm thêm giờ chứ không được nghỉ bù vào ngày khác.
Trên thực tế một số cơ quan, đơn vị vẫn tạo điều kiện cho người lao động nghỉ bù một vài ngày sau khi đã “tận tâm cống hiến” suốt đợt Tết nguyên đán./.
Từ khóa » Trực Tết Có được Nghỉ Bù Không
-
Đi Làm Ngày Lễ Và Nghỉ Bù Vào Ngày Khác Sẽ được Tính Lương Như ...
-
Đi Làm Ngày Tết Nguyên đán Có được Nghỉ Bù - LuatVietnam
-
Đi Làm Vào Ngày Nghỉ Lễ Có được Nghỉ Bù Không?
-
Tư Vấn Về Chế độ Nghỉ Bù Sau Dịp Lễ
-
Quy định Nghỉ Bù đối Với Người Lao động Hiện Nay
-
Chế độ Nghỉ Bù Theo Luật Lao động - Những Vấn đề Cần Lưu ý
-
Nghỉ Bù Là Gì? Nghỉ Bù Ngày Lễ Tính Như Thế Nào?
-
Người Lao động đi Làm Tết Âm Lịch được Hưởng Lương Làm Thêm Giờ ...
-
Đi Làm Vào Ngày Lễ Và Nghỉ Bù Vào Ngày Khác, Tính Lương Thế Nào?
-
Đi Làm Ngày Nghỉ Bù Dịp Lễ 30.4, Người Lao động được Trả Gần 300 ...
-
Đi Làm Ngày Nghỉ Bù Nghỉ Lễ Có được Tính Hưởng Lương Không?
-
Làm Thêm Ngày Lễ, Tết được Hưởng ít Nhất 300% Lương
-
Đi Làm Vào Ngày Lễ Và Nghỉ Bù Vào Ngày Khác Tính Lương Thế Nào?
-
Trực Tết Và Chế độ Tiền Trực Cho Người Lao động