Chế độ Nuôi Con Nhỏ Dưới 12 Tháng: 7 Quyền Lợi Cho Lao động Nữ
Có thể bạn quan tâm
1/ Chỉ phải làm đêm, làm thêm giờ hay đi công tác xa nếu đồng ý
Nội dung này được quy định cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019:
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
Theo đó, lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi nếu không đồng ý sẽ không phải làm ban đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác xa.
Quy định này đã có phần cởi mở hơn trong việc sử dụng lao động nữ nuôi con nhỏ. Bởi trước đây, việc sử dụng lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm ban đêm, làm thêm giờ hay đi công tác xa đều không được cho phép dù người lao động đồng ý hay không.
Điều này giúp cho việc sắp xếp, bố trí lao động trở nên linh hoạt hơn. Mặt khác, lao động nữ trong trường hợp này cũng sẽ có thêm thu nhập để nuôi con.
Xem thêm: Từ năm 2021, giờ làm việc ban đêm có gì thay đổi?2/ Được chuyển công việc nhẹ nhàng hơn
Căn cứ khoản 2 Điều 137 BLLĐ năm 2019, lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, lao động nữ đang làm công việc có yêu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con thì khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ được bố trí công việc nhẹ nhàng, an toàn hơn, hoặc được giảm bớt giờ làm việc mà không bị cắt giảm tiền lương.
Quyền lợi này chỉ áp dụng đến hết thời gian nuôi con dưới 12. Đồng nghĩa, nếu con tròn 01 tuổi, lao động nữ sẽ phải quay về chế độ làm việc trước khi mang thai và sinh con.
3/ Mỗi ngày được nghỉ 1 giờ hưởng nguyên lương
Để tạo điều kiện cho trong việc cho con bú, trữ sữa và nghỉ ngơi, khoản 4 Điều 137 BLLĐ năm 2019 quy định lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lao động nữ được phép thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí việc lịch nghỉ linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.Đặc biệt, nếu không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý cho làm việc thì người lao động sẽ được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.
Xem thêm: 25 trường hợp nghỉ làm được hưởng lương
Từ khóa » đơn Xin Về Sớm Chế độ Con Nhỏ
-
Mẫu đơn Xin Về Sớm Hưởng Chế độ Thai Sản Mới Nhất Năm 2022
-
Mẫu đơn Xin Về Sớm Chế độ Thai Sản Mới Nhất - Luật Quang Huy
-
Đơn Xin Phép Về Sớm 30 Phút
-
Đơn Xin Phép đi Làm Việc Trễ 60 Phút Hưởng Nguyên Lương Mới Nhất
-
Đơn Xin Phép Về Sớm 30 Phút
-
Tải Mẫu đơn Xin Phép đi Làm Trễ 60 Phút Cho Người Lao động
-
6 Biểu Mẫu Dùng Cho Lao động Nữ/ Nam Hưởng Chế độ Thai Sản
-
Chế độ Thai Sản Về Sớm 1 Tiếng được Hiểu Thế Nào Mới Chuẩn?
-
[PDF] Khái Quát Về Luật Nghỉ Làm Nuôi Con, Chăm Sóc Người Nhà
-
Đơn Xin Phép đi Làm Việc Trễ 60 Phút Hưởng Nguyên Lương
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Chế độ Thai Sản Mới Nhất 2022 - VuiApp
-
Đi Làm Sớm Trước Khi Hết Thời Gian Nghỉ Thai Sản - Hỏi đáp Trực Tuyến
-
[PDF] Khái Quát Về Luật Nghỉ Làm Nuôi Con, Chăm Sóc Người Nhà