Chế độ Quyền Lực Tập Trung – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Tổng quan
  • 2 Tài phiệt Nga
  • 3 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)

Chế độ quyền lực tập trung hay chế độ đầu sỏ, chế độ quả đầu (từ tiếng Hy Lạp: ὀλιγαρχία (oligarkhía); ghép từ ὀλίγος (olígos), nghĩa là "một vài", và ἄρχω (arkho), nghĩa là "cai trị hay điều khiển") là một dạng thể chế quyền lực trong đó đa số quyền lực nằm trong tay thiểu số. Những người này có thể được nhìn nhận qua dòng dõi hoàng gia, tài sản, quan hệ gia đình, kiến thức, đoàn hội cơ quan hay cầm quyền quân sự. Những nước quyền lực tập trung thường được cai trị bởi một vài gia đình lớn mạnh và thường truyền lại quyền lực cho nhiều thế hệ trong gia đình, nhưng việc thừa kế không phải là một điều kiện cần trên thực tế của chế độ này.

Xuyên suốt lịch sử, các thể chế quyền lực tập trung mang tính chất độc tài (dựa trên sự tuân thủ của công chúng và/hay sự đàn áp để tồn tại) hay mang tính chất tương đối ôn hòa. Aristotle là người tiên phong trong việc sử dụng thuật ngữ này tương đương với sự cai trị của những kẻ giàu,[1] thuật ngữ chính xác là chế độ tư hữu, tư quyền (plutocracy). Tuy nhiên, chế độ quyền lực tập trung không phải lúc nào cũng là chế độ tư quyền, do thiểu số cầm quyền có thể đơn giản là một nhóm đặc quyền, và không cần phải có quan hệ huyết thống như ở chế độ quân chủ.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lịch sử, nhiều chế độ chính quyền đầu sỏ đã trao quyền lực chính trị cho một nhóm thiểu số, có những tranh luận cho rằng đây là một dạng chế độ chính quyền quý tộc (aristocracy - được tổ chức bởi những người có năng lực nhất và thông thái nhất). Những dạng chính quyền như vậy thường được kiểm soát bởi những gia đình có thế lực, con của những gia đình này được nuôi dưỡng, giáo dục để trở thành người kế thừa quyền lực trong chính quyền.

Tuy nhiên quyền lực này không được thi hành một cách công khai, những đứng đầu duy trì cái gọi là "quyền lực đằng sau vương miện", áp đặt sự kiểm soát thông qua các phương tiện kinh tế. Mặc dù những người theo trường phái Aristotle cho rằng thuật ngữ này tương đương với việc cai trị bởi những người giàu, mà với trường hợp này dùng thuật ngữ "plutocracy" thì chính xác hơn, còn với chế độ oligarchy không luôn nhất thiết là cai trị bởi người giàu, mà có thể những người đứng đầu có thể đơn giản là một nhóm người có đặc quyền.[cần dẫn nguồn]

Tài phiệt Nga

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Boris Berezovsky - LogoVaz
  • Mikhail Khodokovsky - Rosprom Group (Menatep)
  • Mikhail Fridman - Alfa Group
  • Vladimir Gusinsky - Most Group
  • Vladimir Potanin - Oneximbank
  • Alexandr Smolensky — SBS-Agro (Ngân hàng Thủ đô)
  • Vladimir Vinogradov — Inkombank
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Winters (2011) p.37
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chế_độ_quyền_lực_tập_trung&oldid=69611001” Thể loại:
  • Chế độ quyền lực tập trung
  • Chế độ chính trị
  • Văn hóa chính trị
  • Triết học chính trị
  • Tham nhũng
  • Vấn đề kinh tế
  • Chính thể
Thể loại ẩn:
  • Trang thiếu chú thích trong bài
  • Bài viết có trích dẫn không khớp
  • Tất cả bài viết sơ khai
  • Sơ khai

Từ khóa » Chế độ Quả đầu Là Gì