Chèn Ép Rễ Thần Kinh Cổ Dấu Hiệu Và Biện Pháp Giải Phóng ...

Chèn ép rễ thần kinh cổ và cột sống gây ra rất nhiều các ảnh hưởng tới cơ thể, vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là do đâu? Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sau hơn để có thể tìm được lời giải đáp thích đáng nhất.

Tóm tắt nội dung:

Toggle
  • Chèn ép rễ thần kinh cổ là gì?
  • Nguyên nhân chèn ép rễ thần kinh cổ
  • Dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh cổ
  • Rễ thần kinh cổ bị chèn ép gây ảnh hưởng gì?
  • Chèn ép rễ thần kinh thắt lưng
    • Chèn ép rễ thần kinh l5
    • Chèn ép rễ thần kinh s1
  • Chèn ép rễ thần kinh và đám rối
  • Biện pháp giải phóng chèn ép thần kinh từ chuyên gia

Chèn ép rễ thần kinh cổ là gì?

Rễ dây thần kinh cổ thường có thể bị chèn ép cấp tính hoặc mạn tính và thường do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây nên. Tình trạng chèn ép thường có những biểu hiện như đau nhức vùng cổ, những cơn đau có thể lan dần sang vùng bả vai, xuống phía cánh tay, thậm chí là bàn tay. Tình trạng tê bì sẽ là triệu chứng kèm theo.

Phần lớn tình trạng rễ thần kinh cổ bị chèn ép ở 1 bên cổ, vai cánh tay xuất hiện triệu chứng tê bì, đau nhức. Một số trường hợp khác thì có thể xuất hiện ở cả 2 bên.

Chèn ép rễ dây thần kinh thường được phát hiện nhiều ở vị trí dây thần kinh C7. Khi vị trí dây thần kinh C7 bị chèn ép thì cơ thể sẽ xuất hiện những cơn đau nhức từ vùng cổ lan dọc theo cánh tay, tới ngón giữa của cánh tay bị ảnh hưởng.

chèn ép rễ thần kinh cổ

Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng uốn cong phần cổ tay và duỗi ngón tay. Tất cả các thương tổn trên rễ dây thần kinh cổ có thể gây ra tình trạng tê liệt phần cơ bắp hay rối loạn cảm giác tại một số những vị trí khác nhau do dây thần kinh chi phối.

Nguyên nhân chèn ép rễ thần kinh cổ

Rễ thần kinh cổ bị chèn ép do những nguyên nhân sau:

    • Do bị thoái hóa đốt sống cổ nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép lên rễ thần kinh cổ
    • Do chấn thương ở cổ
  • Do đĩa đệm bị thoái hóa, mất nước, xương mọc ở quanh sụn tấm ra sau, sang hai bên gây chèn ép lên rễ thần kinh cổ

Dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh cổ

Tình trạng chèn ép rễ thần kinh cổ dễ xảy ra ở độ tuổi từ 30 – 40. Những dấu hiệu dễ dàng nhận thấy như:

  • Đau nhức mỏi cổ: Đau nhiều khi cúi hoặc ngửa cổ. Khi xoay cổ bên trái hoặc phải cũng gây đau khó chịu. Cơn đau nặng, dữ dội khiến cho người bệnh không thể nằm được
  • Mỏi cổ: Đây là dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh cổ khác phổ biến, cần lưu ý
  • Đau từ vai lan xuống cánh tay, bàn tay, ngón tay: Đây là một trong những dấu hiệu đặc thù của chèn ép rễ thần kinh cổ
  • Tê bì tay theo đường cảm giác của rễ thần kinh bị chèn ép, có thể tê đến ngón cái hoặc cả bàn tay
  • Yếu cơ, teo cơ nhanh nhất là cơ ở kẽ xương bàn tay

Rễ thần kinh cổ bị chèn ép gây ảnh hưởng gì?

Chèn ép rễ thần kinh cổ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng thông tin từ não bộ đễn các cơ quan khác trong cơ thể bị sai lệch. Để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây suy giảm sức khỏe, teo cơ, đau nhức tăng nặng hơn, mệt mỏi, chán ăn và thiếu sức sống. Do đó, khi có các dấu hiệu cho biết bị chèn ép rễ thần kinh cổ, bạn nên đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị phù hợp.

Chèn ép rễ thần kinh thắt lưng

Dây thần kinh được biết đến là có nhiệm vụ gửi các tín hiệu đến não. Tình trạng các rễ dây thần kinh cột sống có thể bị chèn ép hoặc tổn thương bởi các mô và xương xung quanh. Khi 1 rễ thần kinh bị chèn ép sẽ gây ra tình trạng cản trở tín hiệu và gây ra những triệu chứng của bệnh.

Tình trạng chèn ép dây thần kinh thường gây đau nhức, tê và ngứa ran, vị trí xuất hiện của các triệu chứng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào vùng rễ dây thần kinh bị tổn thương và ở đây là vùng cột sống thắt lưng.

Rễ dây thần kinh ở vùng lưng dưới bị chèn ép sẽ gây ra các triệu chứng: Đau lan tỏa vùng lưng dưới đến đùi hoặc xuống đến bàn chân, kéo theo đó là tình trạng tê cứng và ngứa ran ở lòng bàn chân, các cơ co thắt hoặc bị yếu.

Chèn ép rễ thần kinh l5

Tình trạng chèn ép rễ dây thần kinh L5 sẽ xuất hiện những cơn đau nhức từ vị trí đốt sống L5 lan xuống phía bên đùi trước, vùng cẳng chân. Các cơn đau tê đau lan dần xuống phía mắt cá chân hoặc thậm chí xuống cả vị trí ngón chân giữa.

Đôi khi nhức cơn đau nhức này này có thể làm cho các cơ tứ đầu bị yếu, làm ảnh hưởng lớn tới các phản xạ ở vùng xương bánh chè và làm cho vùng này dần bị yếu đi. Phần lớn nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống L5S1 gây ra.

Chèn ép rễ thần kinh s1

Đối với rễ dây thần kinh S1 nếu bị chèn ép sẽ gây ra những cơn đau lan tỏa từ vùng cột sống S1 xuống phía dưới đùi sau, cơn đau lan dần xuống phía cẳng chân, rồi mắt cá chân. Đôi khi cơn đau lan dần đến ngón chân thứ 4.

Hệ quả có thể gây ra tình trạng yếu các nhóm cơ vùng mông và gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại. Tình trạng bệnh có thể xảy ra do bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống L5S1, hẹp ống sống,… gây ra.

Chèn ép rễ thần kinh và đám rối

Những thương tổn ở đám rối thần kinh thường là do sự chèn ép của ác thực thể hoặc chấn thương. Ở người trưởng thành các chấn thương hoặc do các bệnh lý về xương khớp, cột sống là nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng chèn ép rễ dây thần kinh và đám rối.

Các biểu hiện thường gặp gồm: Những cơn đau dai dẳng, giảm cảm giác hoặc các vận động, đau nhiều trên vùng xương bả vai, giảm phản xạ, dần bị yếu cơ, cùng với một số bất thường do đám rối thần kinh cánh tay chi phối. Khi bị chèn ép thì tình trạng yếu có sẽ rõ rệt hơn chỉ sau khoảng thời gian 3 – 10 ngày.

Việc chẩn đoán chèn ép rễ thần kinh và đám rối được tình trạng này thường được dựa vào các dấu hiệu lâm sàng được người bệnh gợi ý và thực hiện thêm một số những xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ như: Xét nghiệm điện cơ, đo tác động dẫn truyền của thần kinh.

MRI hoặc CT sẽ giúp bác sĩ có thể phát hiện được các khối u hoặc huyết khối đang có dấu hiệu chèn ép dây thần kinh đám rối.

Xem thêm: Thuốc Trị Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Tốt Nhất Hiện Nay Của Các Nước

Biện pháp giải phóng chèn ép thần kinh từ chuyên gia

Khi đã xác định rõ được nguyên nhân gây tình trạng chèn ép thì ngoài việc người bệnh sẽ phải áp dụng các phương pháp và các loại thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ điều trị thì người bệnh có thể áp dụng các loại thuốc Đông Y giúp điều trị bệnh hiệu quả.

Một trong những bài thuốc Đông Y được chúng tôi giới thiệu đến bạn trong bài viết này đó chính là bài thuốc An Cốt Nam của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường.

an cốt nam lộ trình xương khớp

Bài thuốc An Cốt Nam được biết đến là một trong những sản phẩm thuốc được các chuyên gia và bác sĩ của nhà thuốc Tâm Minh Đường nghiên cứu và phát triển. Bài thuốc cho đến nay nhận được rất nhiều sự đón nhận của người bệnh sử dụng trong quá trình điều trị bệnh. Bài thuốc cũng được rất nhiều các chuyên gia đánh giá cao về độ hiệu quả.

Bài thuốc An Cốt Nam không đơn giản là một bài thuốc Đông Y thông thường mà đi kèm với nó là một phác đồ điều trị chuyên biệt giúp tăng hiệu quả của thuốc trong quá trình điều trị bệnh.

an cốt nam lộ trình điều trị kiềng ba chân

Với phác đồ điều trị Kiềng Ba Chân với sự kết hợp của bài thuốc uống, cao dán và vật lý trị liệu sẽ giúp đạt được hiệu quả tốt nhất trong điều trị chèn ép rễ thần kinh.

  • Bài thuốc uống gồm những thành phần thảo dược quý như: Trư lũng thảo, Bí kỳ nam, Thiên niên kiện, Dây đau xương,… Có tác dụng giúp cho người bệnh giảm đau nhức xương khớp, giải phóng chèn ép dây thần kinh, giúp điều trị hiệu quả căn nguyên gây bệnh.
  • Đối với bài thuốc cao dán gồm các loại thảo dược như: Địa liền, Đại hồi, Quế chi,… Có tác dụng giúp người bệnh giảm đau sâu và nhanh chóng chỉ sau 30 phút sử dụng.
  • Vật lý trị liệu: Người bệnh sẽ được áp dụng các buổi tập vật lý trị liệu hoàn toàn miễn phí tại nhà thuốc, bao gồm 5 bước điều trị chuyên sâu được tiến hành gồm:  Xông ngải, châm cứu, giác hơi, kéo giãn cột sống, xoa bóp. Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các bài tập chuyên biệt tại nhà thông qua đĩa VCD được nhà thuốc đính kèm bên trong sản phẩm.

Chèn ép rễ thần kinh cổ và cột sống đã được chúng tôi chia sẻ thông tin đến bạn đọc. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị.

Hoàng Thị Lan HươngHoàng Thị Lan Hương

Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.

Bài viết liên quan:

Thoái hóa đốt sống cổ Khí công y đạoHướng Dẫn Cách Tập Khí Công Y Đạo Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Mổ thoái hóa đốt sống cổTriệu chứng, nguyên nhân và điều trị thoái hóa đốt sống cổ không cần mổ Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầuThoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu nguy hiểm không? Cách chữa hiệu quả Thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu nãoThoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não nguy hiểm không, phải làm sao? Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổCấy Chỉ Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Ưu Điểm và Hiệu Quả

Từ khóa » Chèn Rễ Dây Thần Kinh