Những Cách Chữa Chèn ép Dây Thần Kinh Nào Hiệu Quả? • Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Hội chứng chèn ép dây thần kinh có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh bởi những cơn đau, tê kéo dài và hạn chế vận động đáng kể. Nếu không biết cách chữa chèn ép dây thần kinh, hội chứng này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm cho người bệnh.
Vậy các biến chứng nào có thể xảy ra và làm thế nào để điều trị chèn ép dây thần kinh một cách hiệu quả nhất? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Hội chứng chèn ép dây thần kinh là gì? Nguy hiểm như thế nào?
Hội chứng chèn ép dây thần kinh là tình trạng xuất hiện khi có sự đè ép của các mô xung quanh (dây chằng, gân, xương) hoặc kích thích vào một dây thần kinh nào đó. Theo đó, các mô xung quanh chèn ép lên rễ thần kinh gây ra triệu chứng đau, tê và ngứa ở nhiều nơi trên cơ thể.
Trong phần lớn trường hợp, nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh là do đĩa đệm bị thoát vị trượt ra khỏi cột sống và đè ép lên dây thần kinh cột sống đi xuống chân.
Có nhiều nguyên nhân gây chèn ép thần kinh như chấn thương, các khối u trong cơ thể, bó bột kéo dài, các tư thế sai như ngồi xổm. Bệnh tiểu đường khiến bạn có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng chèn ép dây thần kinh.
Đa số các dây thần kinh bị chèn ép thường xuất phát từ cổ, phần lưng trên hoặc thắt lưng. Đôi khi, một số trường hợp cũng có thể bị chèn ép dây thần kinh ở bàn tay, khuỷu tay và cổ tay (hội chứng ống cổ tay).
Khi dây thần kinh bị chèn ép sẽ làm ảnh hưởng đến một vài khu vực trên cơ thể, bao gồm:
- Dây thần kinh ở đốt sống cổ bị chèn ép sẽ gây cứng cổ, đau và tê vai hoặc cánh tay.
- Dây thần kinh ở đốt sống thắt lưng bị chèn ép sẽ gây đau lưng, hông, mông và chân.
- Dây thần kinh ở đốt sống ngực bị chèn ép sẽ gây đau ở khu vực này. Nếu bạn cảm thấy bị đau ngực dữ dội, hãy thận trọng và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Chèn ép thần kinh giữa gây ra hội chứng ống cổ tay, chèn ép thần kinh tọa gây ra hội chứng thần kinh tọa.
Vậy hội chứng chèn ép dây thần kinh có tự khỏi không?
Thực tế, có một điều may mắn đó là hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi theo thời gian, thường là 4 – 6 tuần. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách nghỉ ngơi và dùng một số loại thuốc giảm đau như naproxen, ibuprofen hoặc paracetamol. Hoặc có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các cách chữa chèn ép dây thần kinh không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu để hỗ trợ giải quyết các vấn đề tê, đau và cứng cơ kèm theo. Nếu bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, lúc này có thể bạn cần phải đến gặp bác sĩ để tìm ra cách chữa chèn ép dây thần kinh phù hợp hơn.
Mặc dù nói như vậy, nhưng nếu người bệnh chủ quan không chăm sóc và điều trị và tiếp tục có những tư thế, động tác sai, tình trạng chèn ép dây thần kinh có thể sẽ trở nên nghiêm trọng, gây ra các cơn đau mạn tính hoặc thậm chí dẫn đến tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn do ứ dịch và sưng tấy.
Các cách chữa chèn ép dây thần kinh
Tùy thuộc vào mức độ chèn ép lên dây thần kinh, cũng như thể trạng riêng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị chèn ép dây thần kinh có thể mang đến lợi ích tối ưu nhất. Trong đó, có thể kể đến các phương pháp nổi bật như sau:
Các cách chữa chèn ép dây thần kinh nội khoa
Xử lý nội khoa (không phẫu thuật) là cách chữa chèn ép dây thần kinh đầu tiên được chỉ định. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn:
- Nẹp cố định: Dựa vào vị trí dây thần kinh bị chèn ép, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn mang nẹp để cố định khu vực đau. Nếu bạn bị hội chứng ống cổ tay, việc đeo nẹp có thể diễn ra cả ngày lẫn đêm bởi vì cổ tay thường gập duỗi nhiều trong lúc bạn ngủ.
- Nghỉ ngơi: Trong những trường hợp nhẹ, không nhất thiết phải điều trị mà thay vào đó bạn chỉ cần dành thời gian nghỉ ngơi. Cơn đau sẽ tự biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần. Chú ý hạn chế vận động vùng cơ thể nào đang bị đau.
- Chườm nóng hoặc lạnh: Cách này rất có hiệu quả trong việc làm giảm sưng tạm thời ở những khu vực bị tổn thương.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng là cách chữa chèn ép dây thần kinh rất phổ biến vì nó mang lại lợi ích giảm đau, phục hồi độ linh hoạt của cơ – khớp bị ảnh hưởng một cách lâu dài. Bác sĩ trị liệu sẽ hướng dẫn cho bạn các bài tập đặc biệt để giúp giảm đau, hỗ trợ việc kéo giãn và tăng cường sức mạnh cho các cơ ở khu vực ảnh hưởng nhằm giảm áp lực lên dây thần kinh. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đưa ra lời khuyên và điều chỉnh một số động tác mà nếu bạn thực hiện có thể khiến việc chèn ép nặng hơn.
Các nghiên cứu khác có cho thấy những lợi ích từ các phương pháp điều trị bằng sóng siêu âm, yoga.
Thuốc
Thêm một cách chữa chèn ép dây thần kinh khác cũng thường được bác sĩ chỉ định để giảm nhẹ các triệu chứng cho người bệnh, đó là dùng thuốc:
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): bao gồm aspirin, diclofenac, ibuprofen và naproxen có thể giúp giảm đau do dây thần kinh bị viêm hoặc kích thích gây ra.
- Thuốc corticosteroid: sử dụng các thuốc corticosteroid dạng uống trong thời gian ngắn sẽ có tác dụng giảm đau thông qua việc giảm viêm và sưng ở các mô xung quanh dây thần kinh bị đè ép.
- Tiêm steroid: bạn có thể được tiêm steroid xung quanh dây thần kinh bị ảnh hưởng để giảm viêm tại chỗ. Mặc dù tiêm steroid không có lợi ích giảm bớt áp lực lên dây thần kinh nhưng nó có thể giúp giảm đau và sưng đủ lâu để dây thần kinh hồi phục. Cách chữa chèn ép dây thần kinh này vẫn chưa có khuyến cáo rõ ràng nhưng nó có thể đóng vai trò như một công cụ tiên lượng hữu ích. Với những bệnh nhân chưa sử dụng các phương pháp giảm nhẹ ban đầu thì sau khi tiêm steroid có thể giảm ngay các triệu chứng đau.
- Thuốc Narcotics: bác sĩ thường chỉ định các thuốc Narcotics cho người bị đau dữ dội và không có đáp ứng tốt với các thuốc khác. Tuy nhiên, thuốc này chỉ được kê đơn sử dụng trong một thời gian nhất định do nguy cơ có thể gây nghiện cho người bệnh.
Cách chữa chèn ép dây thần kinh bằng châm cứu
Châm cứu được đánh giá là một trong những biện pháp y học cổ truyền có tác dụng cao, trong việc điều trị các bệnh xương khớp, chấn thương cơ,… Cụ thể:
- Châm cứu giúp giảm đau nhanh, đả thông kinh mạch, khai trừ các khối ứ trệ tích tụ lâu ngày trong cơ thể. Việc sử dụng kim châm tác dụng vào các huyệt đạo có thể tạo ra các phản ứng kích thích nên hệ thần kinh trung ương tạo ra “chất giảm đau tự nhiên” nội sinh bên trong.
- Châm cứu giúp lưu thông máu, điều hòa khí huyết, giảm các áp lực dồn nén lên các dây thần kinh của cơ thể, từ đò giúp giảm đau mỏi khớp xương, đẩy lùi co cơ, tăng cường khả năng vận động.
Cách chữa chèn ép dây thần kinh bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng trong các cách chữa chèn ép dây thần kinh, bao gồm nhiều loại được áp dụng với từng mục đích khác nhau, cụ thể là:
- Phẫu thuật mổ lấy đĩa đệm, ghép xương cột sống cổ lối trước ACDF: Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ đĩa đệm hoặc gai xương đã chèn ép dây thần kinh. Sau đó ổn định cột sống cổ bằng cách ghép xương để hợp nhất các đốt sống lại với nhau.
- Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo: Phần đĩa đệm cột sống đã bị tổn thương trước đó sẽ được loại bỏ và thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo. Phương pháp này có thể giúp cột sống hoạt động linh hoạt hơn. Chống chỉ định ở phụ nữ mang thai và người có bệnh lý tim mạch. Nhược điểm của phương pháp này là giá thành cao và phải thực hiện ở những trung tâm phẫu thuật có trang thiết bị hiện đại, bác sĩ phẫu thuật phải có kinh nghiệm.
- Phẫu thuật lamino foraminotomy: Lamino là hai phần hình cung nối liền gai giữa hai đốt sống, bảo vệ mặt sau của tủy sống. Do đó, để có thể tiếp cận tốt hơn các khu vực bị tổn thương và loại bỏ các gai xương hoặc bất kỳ mô mềm nào đang chèn ép dây thần kinh, bác sĩ sẽ làm mỏng lớp lamina này. Tuy nhiên, sự thoái hóa nhanh chóng của các phân đoạn tiếp giáp với đốt sống (đoạn liền kề) do thay đổi cơ chế sinh học có thể gây ra giới hạn vận động cũng là mối quan tâm lớn sau phẫu thuật, dẫn đến phương thức phẫu thuật này không được ưu tiên chọn lựa ở những người trẻ tuổi
Riêng với hội chứng ống cổ tay, cách chữa chèn ép dây thần kinh có thể là mổ nội soi hoặc mổ mở để cắt đi dây chằng xung quanh ống cổ tay, giải phóng dây thần kinh ở nơi này.
Sau quá trình phẫu thuật, bệnh nhân có thể sẽ mất khoảng 3 đến 4 tháng để hồi phục hoàn toàn và vận động bình thường. Đối với những người làm công việc bàn giấy, họ có thể quay trở lại làm việc sau vài ngày hoặc vài tuần phẫu thuật. Tùy vào loại phẫu thuật, thời gian phục hồi của mỗi người sẽ không giống nhau. Điều quan trọng là bạn nên duy trì tái khám đúng lịch hẹn để được bác sĩ tư vấn chính xác khi nào có thể hoạt động bình thường trở lại.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những cách chữa chèn ép dây thần kinh hiệu quả. Mặt khác, để có thể lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của bản thân, bạn đừng quên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn nhé.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Chèn Rễ Dây Thần Kinh
-
Tổng Quan Về Hội Chứng Rễ Thần Kinh - Vinmec
-
Dấu Hiệu Chèn ép Rễ Thần Kinh Do Thoát Vị đĩa đệm Lưng | Vinmec
-
Bệnh Rễ Thần Kinh - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nguyên Nhân Và điều Trị Chèn ép Rễ Thần Kinh ở Lưng | BvNTP
-
Hội Chứng Rễ Thần Kinh: Dấu Hiệu Nhận Diện Và Cách điều Trị | Medlatec
-
Bệnh Rễ Thần Kinh - ám ảnh Không Phải Của Riêng Ai Nay đã Có Cách ...
-
Tìm Hiểu Những Nguyên Nhân Có Thể Gây đau Lưng & Chân
-
Chèn ép Dây Thần Kinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Hội Chứng Chèn ép Dây Thần Kinh: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và ...
-
Rễ Thần Kinh Cổ Bị Chèn ép - Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị
-
Hội Chứng Chèn ép Dây Thần Kinh
-
Chèn Ép Rễ Thần Kinh Cổ Dấu Hiệu Và Biện Pháp Giải Phóng ...
-
Nhận Biết Triệu Chứng Thoát Vị đĩa đệm Chèn Dây Thần Kinh | ACC
-
Cơn đau Do Rễ Thần Kinh Cổ Bị Chèn ép | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn