Chênh Lệch Giàu Nghèo Ngày Càng Lớn - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững khi tỉ lệ hộ nghèo phát sinh mới còn cao - Ảnh: T.Đ.H
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh và đề nghị Bộ Lao động - thương binh và xã hội làm rõ xu hướng phân hóa giàu nghèo thời gian qua tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm và kế hoạch hoạt động 6 tháng cuối năm của Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ngày 25-7, tại Hà Nội.
Báo cáo của Bộ Lao động - thương binh và xã hội cũng ghi nhận sự phân hóa giàu nghèo trong các tầng lớp dân cư có xu hướng gia tăng, chênh lệch thu nhập giữa nhóm 5 (20% dân số giàu nhất) và nhóm 1 (20% dân số nghèo nhất) ngày càng lớn.
Tỉ lệ chênh lệch giàu - nghèo, chênh lệch về tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường, việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Bộ Lao động - thương binh và xã hội cũng cho biết hệ số GINI (hệ số thu nhập) của Việt Nam giai đoạn 2014-2018 ở mức 0,4, đây là mức bất bình đẳng trung bình so với các nước trên thế giới.
Kết quả giảm nghèo theo đánh giá của Chính phủ rất đáng khích lệ, đạt mục tiêu Quốc hội giao.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng kết quả giảm nghèo chưa thực sự mang tính bền vững, tỉ lệ hộ nghèo phát sinh còn cao. Cứ một trăm hộ thoát nghèo lại có khoảng 18 hộ nghèo phát sinh mới, tỉ lệ phát sinh hộ nghèo là 17,8%.
Bên cạnh đó, tỉ lệ các xã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn rất thấp, chỉ 44/292 xã thoát khỏi tình trạng xã đặc biệt khó khăn. "Cần có giải pháp cho tình trạng này" - Phó Thủ tướng khẳng định.
Báo cáo của Bộ Lao động - thương binh và xã hội 6 tháng đầu năm cũng ghi nhận dù tỉ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc nhưng nhiều nơi tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn trên 50%.
Tính đến cuối năm 2018, tỉ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm trên 55% tổng số hộ nghèo cả nước, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 2/5 mức thu nhập bình quân của cả nước.
Đại diện Ủy ban Dân tộc cho biết, vùng nghèo nhất cả nước hiện nay là vùng tây các tỉnh duyên hải miền Trung như phía tây các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Vị này cho biết thêm đây là vùng cư trú chủ yếu của người dân tộc thiểu số. Mỗi quả núi chỉ có 10 hộ gia đình vẫn phải kéo điện, đầu tư cả chục tỉ để kéo điện lên núi nhưng đến nơi không cắm nổi nồi cơm điện.
Cũng theo đại diện của Ủy ban Dân tộc, nếu không quy hoạch lại dân cư, đầu tư giảm nghèo tốn kém mà không hiệu quả vì để như vậy người dân không tiếp cận được với dịch vụ hạ tầng xã hội.
Về nguồn lực, trong năm 2019, ngân sách trung ương bố trí cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 10.436,900 tỉ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là 8.000 tỉ đồng, vốn sự nghiệp là 2.436,900 tỉ đồng.
Từ khóa » Giàu Nghèo ở Việt Nam
-
Tác động Của đô Thị Hóa đến Chênh Lệch Giàu Nghèo ở Việt Nam
-
Giải Quyết Nghèo Kinh Niên, đảm Bảo Dịch Chuyển Kinh Tế Bền Vững ...
-
[PDF] PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG ...
-
Thực Trạng Giàu Nghèo Và Những Vấn đề đặt Ra - Chi Tiết Tin
-
Tác động Của đô Thị Hóa đến Chênh Lệch Giàu Nghèo ở ... - Tài Chính
-
Việt Nam Có Bao Nhiêu Người 'siêu Nghèo'? - Tạp Chí Kinh Tế Sài Gòn
-
Chênh Lệch Giàu Nghèo Tại Việt Nam Có Xu Hướng Ngày Càng Gia Tăng
-
Phân Hóa Giàu Nghèo ảnh Hưởng đến An Ninh Trật Tự - Bộ Lao động
-
Nhóm Người Giàu Nhất Việt Nam Cũng Giảm Mạnh Thu Nhập Vì Covid ...
-
Lo Ngại Gia Tăng Khoảng Cách Giàu - Nghèo Tại Việt Nam | VOV.VN
-
Nghèo đa Chiều Và Khoảng Cách Giàu Nghèo - Hànộimới
-
Từng Bước Thu Hẹp Khoảng Cách Giàu Nghèo - Báo Đại Đoàn Kết
-
Chênh Lệch Giàu Nghèo ở Việt Nam Lên Tới 9,5 Lần