Chênh Lệch Giữa Lún Tại Góc Và Tại Tâm Của Nền đất đắp

  • Đăng nhập hoặc Đăng kí
    • Logging in... Ghi Nhớ? Ðăng Nhập Quên mật khẩu hoặc tên đăng nhập or Sign Up
    • Log in with
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG Collapse Thông báo Collapse No announcement yet. Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp Collapse X Collapse
  • Bài gởi
  • Bài viết mới nhất
  • Tìm Kiếm
  • Trang of 2
  • Lọc
  • Giờ All Time hôm nay Last Week Last Month
  • Show All Discussions only Photos only Videos only Links only Polls only Events only
Filtered by: Clear All new posts Previous 1 2 template Next
  • trungnn_mpe2 trungnn_mpe2 Moderator
    • Tham gia ngày: Jan 2005
    • Bài gởi: 107
    • Share
    • Tweet
    #1

    Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp

    04-07-2006, 10:41 AM Một người bạn của tôi đang tính lún cho một công trình san nền. Kích thước 200mx150m. Chiêu cao đắp đất 4m. Tính lún theo TCXD 45-78 Kết quả tính ra như sau: -Lún tại tâm: 162cm, ảnh hưởng tới 22m -Lún tại góc: 47cm, ảnh hưởng tới 22m. Xin các bác có kinh nghiệm chỉ giúp kết quả trên có bất hợp lý hay không? Nếu đúng tính toán như thế tức là phải đắp vồng mật hơn 1m để bù độ lún ở giữa phải không? Xin cám ơn. Last edited by trungnn_mpe2; 04-07-2006, 11:43 AM. Tags: None
  • nguyenngoc74 nguyenngoc74 Thành viên tích cực
    • Tham gia ngày: Mar 2006
    • Bài gởi: 151
    • Share
    • Tweet
    #2 05-07-2006, 04:16 PM Ðề: Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp Thường thì thiết kế san nền đưa ra yêu cầu độ chặt là k=0,95 hoặc k=0,98 .v.v. Đơn vị thi công có trách nhiệm tổ chức thi công đảm bảo độ chặt này, thường thì đổ lớp đất từ 0,3-0,5 m rồi lu lèn đầm chặt, đơn vị tư vấn giám sát sẽ giám sát thi công rồi lấy mẫu đất đi thí nghiệm độ chặt đảm bảo yêu cầu thiết kế.

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • Nguyễn-văn-Thu Nguyễn-văn-Thu Thành viên rất tích cực
    • Tham gia ngày: Dec 2004
    • Bài gởi: 366
    • Share
    • Tweet
    #3 05-07-2006, 06:41 PM Ðề: Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp Nguyên văn bởi trungnn_mpe2 Một người bạn của tôi đang tính lún cho một công trình san nền. Kích thước 200mx150m. Chiêu cao đắp đất 4m. Tính lún theo TCXD 45-78 Kết quả tính ra như sau: -Lún tại tâm: 162cm, ảnh hưởng tới 22m -Lún tại góc: 47cm, ảnh hưởng tới 22m. Xin các bác có kinh nghiệm chỉ giúp kết quả trên có bất hợp lý hay không? Nếu đúng tính toán như thế tức là phải đắp vồng mật hơn 1m để bù độ lún ở giữa phải không? Xin cám ơn. Chắc tính sai rồi. Mà khi chọn đất đắp, bạn có thể chọn đất tốt để giảm thiểu độ lún (phần đất đắp). Còn phần đất thiên nhiên, bạn cần xem lại nó có chịu tải trọng nổi không, nếu lún quá thì nên thiết kế khác hơn : dùng cọc...

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • trungnn_mpe2 trungnn_mpe2 Moderator
    • Tham gia ngày: Jan 2005
    • Bài gởi: 107
    • Share
    • Tweet
    #4 11-07-2006, 11:11 AM Ðề: Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp Xin cám ơn bác Thu, Đức, anh Ngoc đã góp ý. Tôi đã chuyển các góp ý trên cho người bạn của mình. Trân trọng.

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • KSXD KSXD Thành viên mới
    • Tham gia ngày: Jul 2006
    • Bài gởi: 3
    • Share
    • Tweet
    #5 17-07-2006, 04:06 PM Ðề: Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp Nguyên văn bởi trungnn_mpe2 Một người bạn của tôi đang tính lún cho một công trình san nền. Kích thước 200mx150m. Chiêu cao đắp đất 4m. Tính lún theo TCXD 45-78 Kết quả tính ra như sau: -Lún tại tâm: 162cm, ảnh hưởng tới 22m -Lún tại góc: 47cm, ảnh hưởng tới 22m. Xin các bác có kinh nghiệm chỉ giúp kết quả trên có bất hợp lý hay không? Nếu đúng tính toán như thế tức là phải đắp vồng mật hơn 1m để bù độ lún ở giữa phải không? Xin cám ơn. Bạn có thể cho biết nguyên tắc khác biệt tính lún trong trường hợp này theo TCXD45-78 và 22TCN262-2000? Ý tôi muốn hỏi 2 thành phần : 1. Lún do cố kết; 2. Lún tức thời do hoạt tải và tĩnh tải (tải trọng đất đắp). Tôi không tìm được TCXD 45-78. Nếu bạn có cho biết link để download được không?

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • trungnn_mpe2 trungnn_mpe2 Moderator
    • Tham gia ngày: Jan 2005
    • Bài gởi: 107
    • Share
    • Tweet
    #6 18-07-2006, 12:16 PM Ðề: Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp Tôi không rành về nền móng, nên chỉ xin trả lời KSXD một số điều tôi biết như sau: TCXD 45-78: dùng trong công trình Dân dụng và CN, theo СНиП II 45-74 TCVN4253-86*: dùng trong công trình thủy lợi, theo СНиП II 16-76* 22 TCN 262-2000: dùng cho ngành giao thông, đường trên đất yếu, không biết có phải là theo AASHTO không(?) Tôi xin đính kèm TCXD 45-78 , bản này đã qua nhiều lần photo nên khá mờ. Thanks. Attached Files
    • TCXD 45-78 a.pdf (4.12 MB, 1748 lượt xem)
    • TCXD 45-78 b.pdf (2.03 MB, 1227 lượt xem)
    • TCVN 4253-86 a.pdf (3.56 MB, 2061 lượt xem)
    • TCVN 4253-86 b.pdf (4.06 MB, 1564 lượt xem)
    • 22TCN 262-2000 khao sat thiet ke duong oto dap tren dat yeu.pdf (3.96 MB, 701 lượt xem)
    Last edited by trungnn_mpe2; 06-08-2006, 05:58 PM.

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • nguyenngoc74 nguyenngoc74 Thành viên tích cực
    • Tham gia ngày: Mar 2006
    • Bài gởi: 151
    • Share
    • Tweet
    #7 18-07-2006, 03:43 PM Ðề: Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp Theo tôi biết thì TC 45-1978 có đưa ra nguyên tắc tính nhà và nền công trình khi có yếu tố đất đắp (không tính toán cụ thể nền đất dưới tác dụng của đất đắp). - Việc xác định độ lún của nền đất sẽ được xác định nếu có đầy đủ số liệu về tải trọng và chỉ tiêu cơ lý của đất, ở đây do chỉ tiêu cơ lý của lớp đất đắp phụ thuộc rất nhiều yếu tố kể cả thời gian đắp nên việc xác định độ lún cố kết (do lèn chặt đất đắp) không xác định ngay được (theo TC 45-1978) và phụ thuộc vào kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý của đất. - Tôi chưa xem qua TC 22TCN nên chưa biết nội dung cụ thể, nhưng Khi theo dõi hiện tượng lún cầu Văn Thánh có nêu nguyên nhân lún cầu là do thi công nền không thực hiện đúng quy trình gia tải, đất nền còn lún chưa đảm bảo ổn định kéo theo cầu cũng bị lún. - Như vậy tôi nghĩ bạn có thể nghiên cứu ở 22TCN để xác định độ lún cố kết của đất nền liên quan đến quy trình gia tải thông qua biện pháp thi công. Có thể kiến thức của tôi chưa được hoàn chỉnh, có gì khác mong các bạn có ý kiến thêm.

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • trungnn_mpe2 trungnn_mpe2 Moderator
    • Tham gia ngày: Jan 2005
    • Bài gởi: 107
    • Share
    • Tweet
    #8 20-07-2006, 02:46 PM Ðề: Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp Hiện nay công trình bạn tôi đã thiết kế san lấp, thi công san lấp đã xong được 1 năm. Công trình nằm ở tỉnh miền Tây Nam Bộ, đất yếu. Qua kết quả quan trắc thường xuyên thì độ lún trung bình thời gian gần đây là 0.7mm đến 1mm / ngày đêm. Mong nhận được nhận xét đánh giá về tốc độ lún này từ các bạn đã có kinh nghiệm thực tế về thiết kế và quan trắc lún công trình san lấp trên diện rộng. Thanks.

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • KSXD KSXD Thành viên mới
    • Tham gia ngày: Jul 2006
    • Bài gởi: 3
    • Share
    • Tweet
    #9 21-07-2006, 03:43 PM Ðề: Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp Nguyên văn bởi trungnn_mpe2 Hiện nay công trình bạn tôi đã thiết kế san lấp, thi công san lấp đã xong được 1 năm. Công trình nằm ở tỉnh miền Tây Nam Bộ, đất yếu. Qua kết quả quan trắc thường xuyên thì độ lún trung bình thời gian gần đây là 0.7mm đến 1mm / ngày đêm. Mong nhận được nhận xét đánh giá về tốc độ lún này từ các bạn đã có kinh nghiệm thực tế về thiết kế và quan trắc lún công trình san lấp trên diện rộng. Thanks. Bạn có thể cho biết cụ thể hơn : - Địa tầng nền tự nhiên trước khi đắp có mấy lớp, chiều dày từng lớp và các chỉ tiêu cơ lý, kết quả thí nghiệm nén cố kết của mẫu nguyên dang. - Tầng đất đắp là loại đất gì, chiều dày? Các đặc tính cơ ly? Đắp diện rộng 2 phương (kích thước)? hay dạng dải hẹp như nền đường giao thông? Taluy đắp? - Có tải trọng trên mặt tầng đất đắp hay không? Giá trị tải trọng (dàn đều hay tập trung)? - Giá trị quan trắc lún như trên nằm ở vị trí nào của mặt bằng san lập? Nếu có đầy đủ tôi có thể lập mô hình tính kiểm tra so sánh với số liệu quan trăc.

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • trungnn_mpe2 trungnn_mpe2 Moderator
    • Tham gia ngày: Jan 2005
    • Bài gởi: 107
    • Share
    • Tweet
    #10 27-07-2006, 05:16 PM Ðề: Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp Chào KSXD Tôi đã forward các thông số yêu cầu của anh, nhưng mãi mà bạn tôi vẫn chưa trả lời. Xin lỗi anh vậy, và xin cám ơn anh.

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • nbc nbc Thành viên tích cực
    • Tham gia ngày: Aug 2006
    • Bài gởi: 118
    • Share
    • Tweet
    #11 27-10-2006, 01:54 PM Ðề: Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp Nguyên văn bởi trungnn_mpe2 Hiện nay công trình bạn tôi đã thiết kế san lấp, thi công san lấp đã xong được 1 năm. Công trình nằm ở tỉnh miền Tây Nam Bộ, đất yếu. Qua kết quả quan trắc thường xuyên thì độ lún trung bình thời gian gần đây là 0.7mm đến 1mm / ngày đêm. Mong nhận được nhận xét đánh giá về tốc độ lún này từ các bạn đã có kinh nghiệm thực tế về thiết kế và quan trắc lún công trình san lấp trên diện rộng. Thanks. Cá nhân tôi thấy tốc độ độ lún như vậy là chấp nhận được đấy ạ! Nền đất yếu bên dưới vẫn đang tiếp tục cố kết. http://cauduongbkdn.com

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • pmdc pmdc Thành viên tích cực
    • Tham gia ngày: Sep 2006
    • Bài gởi: 179
    • Share
    • Tweet
    #12 17-11-2006, 12:57 AM Ðề: Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp Ban không cung cấp thông số của đất nền nguyên thổ nên k có ý kiến chính xác về độ lún nền. Thông thường đất nền Tây Nam Bộ là bùn sét trạng thái chảy, bề dày khá lớn 20-50m. Hệ số rỗng 1-2. Với phụ tải san lấp (4x1.8 = 7.2t.m2), nền bên dưới lún do cố kết sơ cấp. Để xác định độ lún này có thể dùng công thức tính lún cố kết theo bài toán 1 chiều của Terzaghi. Bạn cần phải có thông số chỉ số nén Cc hoặc tỷ số nén CR = Cc/(1+e0), áp lực tiền cố kết pc và ứng suất có hiệu trên các lớp đất nền bên dứơi. Nếu đất rất yếu, hệ số rỗng lớn (>1.5) với phụ tải như trên, độ lún 162cm là bình thường. TCXD 45-78 hình như không có hướng dẫn tính lún cố kết (tôi nhớ không rõ, mai check lại xem thử). Nếu tính bằng các phương pháp khác của 45-78 (cộng lún, lóp tương đương), e là kết quả không chính xác. Để xác định lún theo thời gian cần có thêm hệ số cố kết thẳng đứng Cv. Nếu nền có gia cố giếng cát hoặc bấc thấm, cần có thêm hệ số cố kết ngang Ch. Tôi vừa thiết kế xong 1 công trình ở miền Tây (bề dày đất yếu 50m), phụ tải nền kho 8T/m2) độ lún hơi bị to. Tuy nhiên do k có thời gian để chờ xử lý, chủ đấu tư quyết định đóng cọc cho toàn bộ nền xưởng (khá tốn kém). Thường thì độ lún của lớp đất san lấp là không đáng kể so với độ lún của nền tự nhiên do vật liệu san lấp, qui trình lu lèn, thí nghiệm, QA/Qc được kiểm soát chặt bởi TVGS và chủ dự án. Nếu bạn cần tôi gởi bạn 1 chương trình tính toán lún cố kết gia cố bằng bấc thấm (PVDrain) kèm theo cả manual. Có gì sai sót mong các bạn lượng thứ. Last edited by pmdc; 17-11-2006, 12:59 AM.

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • huygeo huygeo Thành viên mới
    • Tham gia ngày: Jun 2007
    • Bài gởi: 3
    • Share
    • Tweet
    #13 04-07-2007, 12:02 AM Ðề: Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp gởi bác pmcd, bác có thể cho em file tính toán độ cố kết với PVd ko, thanks bác nhiều. huygeo@yahoo.com,

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • mainguyenanvina1 mainguyenanvina1 Thành viên mới
    • Tham gia ngày: Jun 2006
    • Bài gởi: 26
    • Share
    • Tweet
    #14 03-09-2009, 09:56 AM Ðề: Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp Bác gởi cho em phần xem tính toán lún cố kết có gia cố bằng bấc thấm có kè, theo cả manual nhé. Em tham khảo học hỏi thêm. Xin cảm ơn bác pmdc nhiều. Mail của em : mainguyenanvina1@yahoo.com "KHÔNG ĐƯỢC TRÌ HOÃN NGÀY MAI NHỮNG GÌ CÓ THỂ TRÌ HOÃN NGÀY HÔM NAY"

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
  • nguyentrongquan nguyentrongquan Thành viên
    • Tham gia ngày: Jul 2006
    • Bài gởi: 77
    • Share
    • Tweet
    #15 04-09-2009, 12:38 AM Ðề: Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp Lún do san nền phải tính qua từng giai đoạn đắp, theo từng giai đoạn cố kết. Phần này qua thằng Plaxis thì làm rất ngon, mô phỏng từng giai đoạn đắp san nền. Theo tôi được biết nhiều đơn vị khi tính toán san nền chưa tính đến đắp bù để sau khi lún thì đạt được cao trình thiết kế, hoặc có tính thì chỉ tính sau khi đắp xong mà không tính lún cộng dồn theo từng giai đoạn và thời gian khác nhau dẫn đến khối lượng vẫn thiếu. Khâu xử lý bình đồ sau khi đo đạc vẫn chưa thật kỹ (thường phó mặc cho bên khảo sát) ví dụ trong khu vực san nền có tuyến kênh, hồ ao, chưa cấy điểm hợp lý để dẫn đến khối lượng bị thiếu, khi đơn vị thi công san lấp mới phát hiện --> tính toán lại , giải trình?? Vài kinh nghiệm nhỏ trao đổi, mong được góp ý! ************************************************ Nguyễn Trọng Quân - DĐ:0977.270.347 Công ty cp tư vấn Sông Đà - G9 Thanh Xuân, Hà Nội

    Ghi chú

    Bài gởi Hủy
Previous 1 2 template Next Quảng cáo cuối trang Collapse Hotline: 038.77 88888 - Email: support@ketcau.com | WWW.KETCAU.COM - CẦU NỐI CỦA CÁC KỸ SƯ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH, ĐỊA KỸ THUẬT VIỆT NAM. DIỄN ĐÀN http://ketcau.com/forum NƠI HỘI TỤ CỦA CÁC KỸ SƯ KẾT CÂU VIỆT NAM All times are GMT+7. This page was generated at cách đây 1 phút. Working... Ðồng ý Không OK OK Hủy X

Từ khóa » Chênh Lún